Tuyên truyền mạnh để ngăn ngừa nạn buôn người qua biên giới ‘tìm việc làm’
Ông Trần Ngọc Túy, cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – thương binh và xã hội), đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online để ngăn chặn tình trạng buôn người đang rất nóng hiện nay, nhất là tại biên giới phía Tây Nam.
Người dân trình báo bị lừa “việc nhẹ lương cao” với Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang – Ảnh: Công an cung cấp
Theo ông Trần Ngọc Túy, cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – thương binh và xã hội), để phòng chống buôn người, cơ quan chức năng, địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, giáp biên. Đơn cử như tại các tỉnh giáp biên như An Giang, Long An, Lào Cai… có tình trạng người dân vượt biên tự do để tìm việc làm.
Do người dân những nơi này thường bươn chải, lao động kiếm sống nhưng thu nhập không cao nên rất dễ bị các đối tượng buôn bán người dụ dỗ, lừa bán với mức lương hứa hẹn.
Vị này cho hay trước khi có quy chế phối hợp liên ngành, công tác phối hợp tương đối rời rạc, việc của đơn vị nào đơn vị đó làm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Từ nay, nạn nhân bị mua bán được tiếp cận đồng thời nhiều chính sách như tâm lý, sinh lý, pháp lý.
“Các sở có thể ký kết quy chế phối hợp hoặc đề xuất chủ tịch UBND tỉnh một cơ chế chung trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người”, ông Túy nêu.
Video đang HOT
Ông Túy nói thêm việc hỗ trợ nạn nhân buôn người đã được quy định rõ trong luật, tuy nhiên trường hợp phụ nữ bị buôn bán để phục vụ tình dục thì thực tế phát sinh vấn đề. Chẳng hạn, nhiều đồn biên phòng 100% là nam giới nên nạn nhân đang khủng hoảng tâm lý, rất khó chia sẻ câu chuyện bản thân, do đó cần cán bộ ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc công an tiếp cận, xử lý.
Thực tế các đường dây lừa đảo, lợi dụng tâm lý tìm việc nhanh chóng, lương thưởng hậu hĩnh của người lao động để lừa bán ra nước ngoài làm ‘việc nhẹ lương cao’ nhưng thực chất là lao động cưỡng bức, bóc lột.
Theo quy chế liên bộ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo bộ đội biên phòng, cảnh sát biển thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, bố trí chỗ ở tạm thời cho nạn nhân bị mua bán tự đến trình báo hoặc do cơ quan biên phòng, cảnh sát biển giải cứu hoặc phát hiện tại khu vực biên giới, hải đảo, trên biển.
Trường hợp không đủ điều kiện bố trí ăn, ở cho nạn nhân thì phối hợp với phòng lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để chuyển tuyến nạn nhân vào cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí về nước cho nạn nhân bị mua bán, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định hiện hành.
Tại lễ ký quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người giữa bốn bộ Lao động – thương binh và xã hội, Công an, Ngoại giao, Quốc phòng, ngày 19-7, thượng tướng Trần Quốc Tỏ – thứ trưởng Bộ Công an – cho biết địa bàn xảy ra mua bán người có thể ngay ở đô thị, nông thôn chứ không riêng gì vùng biên giáp ranh các nước, vùng hẻo lánh.
Phương thức của tội phạm mua bán người là núp bóng, trá hình, tinh vi, trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian hoặc không gian mạng; câu kết chặt chẽ giữa người mua – người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành các đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia, quốc tế.
“Về hình thức, các đối tượng núp bóng dưới dạng cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài, đẻ thuê, cho hoặc hiến tạng, xuất khẩu lao động, di cư bất hợp pháp và kể cả hợp pháp, đi ra nước ngoài để tham quan, du lịch, chữa bệnh…”, thượng tướng Trần Quốc Tỏ nêu.
Ông Tỏ cho biết nạn nhân bị bán ra nước ngoài chủ yếu là sang các nước chung đường biên với Việt Nam (80%), số còn lại sang các nước bằng đường bộ, đường không, đường biển nên công tác phát hiện mua bán người khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa sang lao động trái phép tại Campuchia.
Đại tướng Phan Văn Giang: Chăm lo người có công, thân nhân liệt sĩ vừa là nhiệm vụ, vừa là tình cảm
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2022), Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt đại biểu người có công và thân nhân liệt sĩ đang công tác trong quân đội.
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi gặp mặt - Ảnh: HỒNG PHA
Thay mặt Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công đang học tập, công tác lao động sản xuất ở các đơn vị trong toàn quân, đặc biệt là 150 đại biểu người có công có mặt ngày 19-7.
Theo đại tướng, phát huy truyền thống "uống nước, nhớ nguồn", Đảng và Nhà nước cùng toàn xã hội luôn quan tâm, thực hiện công tác thương binh - liệt sĩ, người có công và chính sách hậu phương quân đội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách, tạo động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công.
Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cần có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về công tác chăm lo người có công, thân nhân liệt sĩ, chính sách quân đội và hậu phương quân đội.
"Đây phải là một nội dung quan trọng của cấp ủy Đảng, chỉ huy các cấp, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện hiệu quả thực chất. Coi đó vừa là nhiệm vụ, vừa là tình cảm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân", ông Giang lưu ý.
Dịp này Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao bằng Tổ quốc ghi công tới 10 thân nhân liệt sĩ. Đại tướng Phan Văn Giang và Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quà của Bộ Quốc phòng tặng 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 10 thân nhân liệt sĩ.
Tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Lương Cường, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã trao bằng khen của Bộ Quốc phòng tặng 150 đại biểu người có công, thân nhân liệt sĩ có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ đội Biên phòng hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách Ngày 15/7, tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Đại tá Lương Mạnh Vông - Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm và trao kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa cho gia đình bà Triệu Thị Nhi, vợ Liệt sĩ Triệu Toàn Tăng. Đại tá Lương Mạnh Vông, Chủ...