Tuyên truyền bầu cử bằng tiếng dân tộc cho đồng bào vùng sâu, vùng xa
“Hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất đó là tuyên truyền ở khu dân cư, các điểm dân cư. Chúng tôi tổ chức các xe loa di động đến với khu dân cư để tuyên truyền. Thứ hai là thông qua các vai trò của già làng trưởng bản, người uy tín.”
Cứ mỗi tối, ông Phụ lại tranh thủ đi khoảng 4-5 nhà tuyên truyền cho người dân biết về các nội dung và tiến trình bầu cử. Vì bà con trong thôn đều là người H’mông nên các nội dung đều được ông Phụ lược dịch lại bằng tiếng H’mông để người dân hiểu rõ.
Sau giờ cơm tối, già làng Lò Khái Phụ, ở thôn Ea Rớt, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk vội cầm lấy chiếc đèn pin để đi sang các nhà trong thôn tuyên truyền về bầu cử. Đang vào cao điểm vụ thu hoạch sắn nên ông phải đi vào buổi tối mới gặp được dân.
“Tôi có trách nhiệm tuyên truyền, vận động anh em, mọi người phải tham gia bầu cử đầy đủ, vì đó là luật của Nhà nước và là trách nhiệm của từng người dân. Cách tuyên truyền là khi họp thôn mình tuyên truyền, nếu hộ nào chưa nhận thức được thì mình phải đến tận nhà tuyên truyền vận động người ta”, ông Phụ cho biết.
Pano, áp phích, băng rôn được treo tại nhiều khu vực ở các thôn, buôn.
Cư Pui là xã vùng sâu vùng xa của huyện Krông Bông, có đông dân tộc thiểu số sinh sống; có nhiều thôn, buôn xa trung tâm xã gần 20km, giao thông đi lại rất khó khăn. Do vậy, để đảm bảo người dân đều nắm được thông tin về cuộc bầu cử sắp diễn ra, ban bầu cử xã Cư Pui đã có nhiều cách làm để đưa thông tin đến với người dân.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui cho biết, lần bầu cử này xã Cư Pui có 10 đơn vị bầu cử với số lượng cần bầu là 30 đại biểu hội đồng nhân dân. Qua 2 lần hiệp thương đã chốt được danh sách 65 ứng cử viên và cũng đã tổ chức xong việc lấy ý kiến nhận xét nơi cư trú đối với các ứng cử viên để chuẩn bị cho công tác hiệp thương lần thứ 3. Xã cũng đã hoàn thành việc lập danh sách cử tri với khoảng 7.200 cử tri sẽ tham gia bầu cử tại 13 tổ bầu cử.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Tâm, đến nay, công tác chuẩn bị và các tiến trình bầu cử đều được thực hiện đúng quy định. Để có được điều này, công tác tuyên truyền về bầu cử được triển khai liên tục, và có sự hỗ trợ tích cực từ các già làng, trưởng thôn và người có uy tín tại các khu dân cư.
“Với đặc thù một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và điều kiện khu dân cư của xã không tập trung, để công tác tuyên truyền phù hợp với địa phương, chúng tôi làm nhiều hình thức. Hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất đó là tuyên truyền ở khu dân cư, các điểm dân cư. Chúng tôi tổ chức các xe loa di động đến với khu dân cư để tuyên truyền. Thứ hai là thông qua các vai trò của già làng trưởng bản, người uy tín, người chức sắc tôn giáo thì họ giúp cho công tác tuyên truyền rất hiệu quả”, ông Tâm nói.
Ở các thôn buôn vùng thưa dân, các loa di động được chở trên xe máy chạy dọc các tuyến đường để tuyên truyền cho người dân.
Tương tự, ở xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, công tác tuyên truyền về bầu cử cũng được đẩy mạnh. Ông Y Mui Niê, trưởng buôn Yang Reh, xã Yang Reh chia sẻ, trong buôn có 4 cụm loa truyền thanh không dây, hằng ngày phát thông tin tuyên truyền về cuộc bầu cử tới người dân. Ngoài ra, cán bộ Văn hóa-Thông tin xã thường vào buôn tuyên truyền trực tiếp về cuộc bầu cử. Bản thân ông Y Mui Niê cũng thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về cuộc bầu cử trong các cuộc họp buôn; vận động nhân dân kêu gọi người thân trong gia đình đang đi làm ăn xa đến ngày 23/5 tới trở về địa phương để đi bầu cử.
“Nhân dân nắm thông tin tuyên truyền luật bầu cử cũng nhờ đài phát thanh trực tiếp hàng ngày buổi sáng và buổi chiều, thông qua 4 cặp loa trong thôn. Hình thức thứ hai là bằng áp phích và tiếp xúc cử tri. Sắp tới bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, ai cũng chuẩn bị tinh thần đi bầu để lựa chọn những đại biểu có đức có tài để phục vụ nhân dân”, ông Y Mui Niê nói.
Nhân viên đài truyền thanh xã phát các nội dung tuyên truyền về bầu cử.
Theo ông Bùi Duy Thích, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam huyện Krông Bông, toàn huyện có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 40% dân là người dân tộc thiểu số. Do đó để cuộc bầu cử diễn ra thành công, ngoài tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích, băng rôn, huyện đã in các băng, đĩa tuyên truyền bầu cử gửi cho Ủy ban Nhân dân 14 xã, thị trấn. Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện phát chương trình song ngữ Việt – Ê Đê, tuyên truyền về bầu cử hàng ngày. Đến thời điểm này, các công tác bầu cử đều được triển khai đúng tiến độ, danh sách ứng cử viên cũng đã được hoàn thiện, sẵn sàng cho lần hiệp thương thứ 3 diễn ra vào ngày 15/4.
“Chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến nơi cư trú trên 140 thôn, buôn, tổ dân phố với 87 ứng cử viên cấp huyện và 666 ứng cử viên cấp xã. Mặt trận các cấp cũng đang tiến hành tổng hợp ý kiến để trình cho hội nghị hiệp thương lần thứ 3. Hiện nay trên địa bàn huyện tất cả các đài truyền thanh xã cũng đã liên tục tuyên truyền về công tác bầu cử, trong các buổi sinh hoạt của thôn, buôn, tổ dân phố cũng đã lồng chương trình công tác tuyên truyền về bầu cử. Các tổ chức, đoàn thể cũng tích cực tuyên truyền về công tác bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Nội dung tuyên truyền về bầu cử được lồng ghép với các chương trình nghệ thuật.
Tại cuộc bầu cử lần này, tỉnh Đắk Lắk có 20 đơn vị bầu cử phân bổ theo các huyện, thị xã và thành phố. Với đặc thù tỉnh có địa bàn rộng, đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều vùng khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Do đó, để đảm bảo tính dân chủ và thành công cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Đắk Lắk đang đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức; đặc biệt chú trọng tuyên truyền về cuộc bầu cử trong vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chức sắc và tín đồ tôn giáo tham gia bầu cử là trách nhiệm lớn lao với Tổ quốc
Công văn của Bộ Nội vụ nêu rõ: "Việc cac chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao đôi vơi Tô quôc".
Thư trương Bô Nôi vu Vu Chiên Thăng vừa ban hành Công văn về việc vận động chức sắc, chức việc, tín đồ cac tôn giao tích cực tham gia Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chức sắc công giáo tham gia bầu cử tại Nghệ An năm 2016 (Ảnh: Báo Nghệ An)
Công văn khăng đinh, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện trọng đại đối với cử tri cả nước trong đó có đông đảo chức sắc, chưc viêc, tín đồ các tôn giáo và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Thành công cua cuộc bầu cử se góp phần tích cực vào xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
La công dân nươc Công hoa xa hôi chu nghia Viêt Nam, việc cac chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao đôi vơi Tô quôc. Quyền và nghĩa vụ đó không chỉ thể hiện trong ngày bầu cử, mà còn được minh chứng trong suốt quá trình tham gia đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu.
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 14 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển và từ khóa I đến khóa XIV đều có chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo tham gia. Các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo được giáo hội giới thiệu, nhân dân lựa chọn bầu vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là những người ưu tú, có nhiều đóng góp trong công tác lập pháp và sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn thể hiện rõ trách nhiệm của người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nói chung và của đồng bào tôn giáo nói riêng.
Chức sắc tôn giáo tỉnh Bình Định chụp ảnh với lãnh đạo MTTQ Việt Nam năm 2018.
Các công việc cụ thể cũng được nêu trong công văn như: Phổ biến cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; đê nghi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động cử tri có đạo thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia bầu cử; Tham gia cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có đạo hạnh và uy tín với quần chúng nhân dân, với tổ chức tôn giáo; hướng dẫn, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thường xuyên nêu cao cảnh giác, không nghe theo sự xúi giục, kích động, lôi kéo của các phần tử xấu; các thế lực phản động phá hoại cuộc bầu cử.
Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng 27 triệu tín đồ các tôn giáo. Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự...
Trong các đợt dịch Covid bùng phát ở Việt Nam năm 2020 và đầu năm 2021, các cơ sở tôn giáo trên toàn quốc cũng thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống Covid-19. Các lễ hội tôn giáo đầu năm mới âm lịch cũng bị hạn chế tối đa./.
Đắk Lắk hoàn tất thành lập 1.794 tổ bầu cử và 1.718 đơn vị bầu cử Ủy ban bầu cử tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Ban biên tập Trang thông tin điện tử để tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đắk Lắk tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN) Tính đến ngày 1/4, tỉnh Đắk...