Tuyển Trung Quốc yếu đi dưới thời HLV Li Xiaopeng?
Li Xiaopeng khởi đầu sự nghiệp trong vai trò dẫn dắt Trung Quốc bằng thất bại 0-2 trước Nhật Bản. Tuy nhiên, người ta tò mò liệu ông có thể cải thiện chất lượng hay không.
Li Xiaopeng là lựa chọn không thực sự mang tới quá nhiều hứng khởi cho đội tuyển Trung Quốc, dù ông cũng là một cựu danh thủ có tiếng của nền bóng đá này. Điều quan trọng là người tiền nhiệm Li Tie thực ra đã làm việc không tồi xét trên góc độ lối chơi và chất lượng thi đấu. Điều khiến ông Li Tie nhận áp lực lớn đến mức “lỡ” phát biểu bạo miệng và phải xin thôi việc là kết quả thi đấu.
Xét trên phương diện ấy, HLV Xiaopeng sẽ không còn áp lực về việc phải giành vé dự VCK World Cup – điều gần như bất khả thi tính tới thời điểm này. Ông sẽ được kỳ vọng mang tới hình ảnh tươi mới hơn, giàu năng lượng hơn cho tuyển Trung Quốc.
Rất tiếc rằng, trong ngày khởi đầu, ông Xiaopeng đã để lại một ấn tượng đầu tiên không tích cực.
Đánh mất lối chơi kiểm soát bóng
Một trong những chi tiết giúp HLV Li Tie được đánh giá cao trước đây là lối chơi. Báo giới Trung Quốc thực chất không hề chê bai vị này về thành tích thi đấu khi ông giúp Trung Quốc thắng 50% các trận trong triều đại của mình. Đó là thành quả của một phong cách kiểm soát bóng có tổ chức, chủ động và hiện đại.
Điểm tốt nhất mà ông Li Tie mang đến cho Trung Quốc là một cấu trúc triển khai hợp lý, các đường chuyền và tổ nhóm phối hợp có chủ ý và tính tổ chức cao.
Điều này dường như đã biến mất ngay từ trận đầu tiên HLV Xiaopeng cầm quân.
Dĩ nhiên Nhật Bản là một đối thủ mạnh, có nền tảng tốt cả về tập thể lẫn cá nhân. Thế nhưng ít nhất ở trận lượt đi, các học trò của HLV Li Tie còn thể hiện được cấu trúc rất tốt để triển khai bóng.
Ông Xiaopeng chuyển sơ đồ chiến thuật sang 4-2-3-1 thay vì 4-3-3 hay 3-4-3 của người tiền nhiệm. Nhưng sơ đồ chỉ là một khía cạnh. Về mặt cự ly đội hình, cự ly giữa các mắt xích khi tổ chức tấn công, Trung Quốc thua xa so với chính họ trước đây.
Cự ly giữa các mắt xích của Trung Quốc là quá xa khi triển khai bóng.
Video đang HOT
Ngoài cự ly, các cầu thủ Trung Quốc cũng hầu như mất đi tính linh hoạt trong lựa chọn vị trí để hỗ trợ cho cầu thủ cầm bóng. Khi ai cũng đứng cố định trong vị trí thông thường của họ, Nhật Bản dễ dàng bố trí người vây bắt và áp sát.
Đây chính là lý do khiến rất nhiều đường bóng bổng được Trung Quốc thực hiện trong dạng tình huống “không còn cách nào khác”.
Rất nhiều cú chuyền không địa chỉ được thực hiện khi Nhật gây áp lực đơn giản.
Xu Xin ở vị trí thuận lợi để nhận bóng nhưng lại phất tay báo trung vệ phất dài.
Dù cố gắng hết mình thì Zhang Yuning cũng không thể hiện được quá nhiều điều khi phải nhận nhiều đường bóng dài giữa những hậu vệ Nhật. A Lan vào sân trong hiệp hai cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Điểm yếu cánh trái
Junya Ito, cầu thủ đã đá tung lưới Việt Nam cách đây 2 tháng chính là người được bình chọn là hay nhất trận đấu này. Một phần của lý do đó đến chính từ việc Trung Quốc phòng ngự cánh trái rất yếu, đặc biệt với lão tướng Zheng Zheng.
Ngay ở phút thứ 6 của trận đấu, sự xộc xệch của Trung Quốc đã lộ ra từ một pha ném biên. Khi Yuya Osako giật về, trung vệ Chenjie Zhu bám theo nhưng các đồng đội của anh thì khá bị động với khoảng trống mà anh bỏ lại.
Pha phối hợp ngay đầu trận dẫn tới cú dứt điểm của Ito.
Ito dễ dàng mở tốc độ trước sự chậm chạp của Zheng Zheng, bắt nhịp chuẩn với pha ném biên của Hiroki Sakai.
Tiếp sau đó, Nhật Bản có cơ hội bằng cách khai thác sự kém tổ chức ở khu vực này của Trung Quốc bằng một pha đập nhả tam giác, khi Wataru Endo dâng lên hỗ trợ Sakai và Ito.
Cánh trái Trung Quốc dễ dàng bị khai thác.
Chính pha bóng này đã dẫn tới quả phạt đền mở tỷ số mà Osako thực hiện thành công.
Đây không phải pha đập nhả duy nhất của Nhật để đánh vào vị trí của Zheng Zheng.
Sang tới hiệp hai, một lần nữa hậu vệ trái 32 tuổi này lại mất tập trung, khi để Ito dễ dàng băng qua trước mặt đánh đầu nâng cách biệt lên 2 bàn.
Zheng Zheng đứng như trời trồng, để Ito lập công.
Trung Quốc không mạnh lên
Một trận đấu có lẽ là không đủ để đi đến kết luận rằng Trung Quốc yếu đi sau khi thay đổi HLV trưởng. Tuy nhiên, với những gì thể hiện trên sân, thật khó để kỳ vọng rằng ông Xiaopeng sẽ làm tốt hơn người tiền nghiệm. Phong cách chơi bóng có phần hiện đại và giàu tổ chức của HLV Li Tie đã mất đi quá nhanh.
Dù một số cầu thủ đã có cố gắng, nhưng Trung Quốc đã không còn tạo ra được bất kỳ tình huống nguy hiểm nào – một sự đi xuống so với màn trình diễn ở lượt đi cũng trước Nhật Bản.
Có lẽ, đây là thời cơ cho đội tuyển Việt Nam, nếu chúng ta có thể vượt lên chính mình.
Tuyển Việt Nam đối đầu Trung Quốc vào 0h ngày 8/10
Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Trung Quốc sẽ được diễn ra lúc 0h ngày 8/10 (giờ Hà Nội).
AFC đã thông báo về lịch thi đấu ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 trên trang chủ. Tuyển Việt Nam sẽ đối đầu Trung Quốc lúc 0h ngày 8/10 (giờ Hà Nội), thay vì 23h ngày 7/10 như đã công bố. Thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ thi đấu tại sân Sharjah (UAE).
Đây là khung giờ thi đấu quen thuộc của tuyển Việt Nam. Ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022, Quang Hải và đồng đội cũng đã ra sân vào khoảng thời gian này. Dù vậy, các tuyển thủ vẫn phải đối mặt với thời tiết nóng bức ở UAE.
Tuyển Việt Nam lên đường sang UAE vào rạng sáng 1/10. Ảnh: Minh Chiến.
Lúc này, tuyển Việt Nam đã có mặt tại UAE để chuẩn bị cho cuộc đối đầu Trung Quốc. Rạng sáng 1/10, chuyến bay chở thầy trò HLV Park xuất phát từ sân bay Nội Bài . Trước đó, cả đội lên sân bay Nội Bài vào buổi trưa để xét nghiệm Covid-19 trước khi lên đường. Tất cả kết quả đều âm tính.
Chiến lược gia người Hàn Quốc mang theo 27 cầu thủ, trong đó có 4 thủ môn. Trước các trận đấu, ông sẽ chốt danh sách ra sân gồm 23 người.
Tuyển Việt Nam có 5 ngày để làm quen với không khí, điều kiện thi đấu tại UAE. Trong khi đó, đội Trung Quốc đã có mặt tại đây từ ngày 9/9 để chuẩn bị cho trận đấu này.
Do không thể tổ chức các trận sân nhà tại Trung Quốc, liên đoàn bóng đá nước này đã lựa chọn sân Khalifa (Qatar) để tiếp Nhật Bản ở lượt trận thứ hai. Sau đó, họ thay đổi địa điểm sân nhà sang Sharjah ở lượt trận thứ ba.
Trước cuộc đối đầu Việt Nam, tuyển Trung Quốc có sự chuẩn bị kỹ càng. Hôm 30/9, họ hòa 1-1 trong trận giao hữu với Syria trên sân Sharjah. Zhang Yuning là người lập công cho đoàn quân của HLV Li Tie.
Sau cuộc đối đầu Trung Quốc, tuyển Việt Nam có thêm chuyến làm khách ở Tây Á. Ngày 12/10, thầy trò HLV Park sẽ đối đầu Oman. Trước những đối thủ được đánh giá vừa sức, tuyển Việt Nam đặt mục tiêu giành điểm đầu tiên ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Đồ họa: Minh Phúc.
NHM Trung Quốc nổi giận: HLV thay Li Tie quá tệ, cầm quân để biếu điểm cho Việt Nam à? Rất nhiều phản ứng tiêu cực đang nổ ra trong cộng đồng người hâm mộ bóng đá Trung Quốc với việc liên đoàn bóng đá nước này bổ nhiệm HLV Li Xiaopeng thay Li Tie làm HLV trưởng ĐTQG. Theo thông báo chính thức từ Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, sau đơn từ chức của HLV Li Tie, Li Xiaopeng đã được...