Tuyển Trung Quốc thiệt thòi trước tuyển Việt Nam
HLV Li Tie không giấu mong muốn được chơi trên sân nhà, có sự cổ vũ của khán giả để tiếp tuyển Việt Nam vào ngày 8/10.
“Tôi thật sự cảm thấy khác lạ khi nhớ về những trận đấu trên sân nhà và được mọi người ủng hộ”, HLV Li Tie viết trên trang cá nhân nhân ngày 1/10. Lúc này ở Trung Quốc, người dân bắt đầu được nghỉ lễ, một kỳ nghỉ lễ dài mà họ có thể xem các trận đấu của đội tuyển.
Trang Sina Sport đưa tin, hai trận đấu của tuyển Trung Quốc gặp Việt Nam (8/10) và Saudi Arabia (13/10) ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 là tâm điểm trong kỳ nghỉ lễ này. Điều này có thể còn tuyệt vời hơn nếu tuyển Trung Quốc được tiếp Việt Nam trên sân nhà.
Tuyển Trung Quốc phải thi đấu xa nhà là bất lợi lớn trước trận gặp Việt Nam. Ảnh: CFA.
Liên đoàn Bóng Đá Trung Quốc (CFA) đã không thể tổ chức các trận đấu của thầy trò Li Tie ở Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đó là lợi thế lớn nhất mà Trung Quốc có thể tạo ra trước các đối thủ mạnh, và đặc biệt là tuyển Việt Nam trong 5 trận trên sân nhà.
Đội Trung Quốc đang xếp chót bảng sau hai lượt trận, đứng sau Việt Nam vì thua hiệu số. Vậy nên nếu có một chiến thắng để “giải khát” trước thầy trò HLV Park Hang-seo vào thời điểm này ngay ở Trung Quốc sẽ là cú hích lớn với tinh thần của cầu thủ.
Tuyển Trung Quốc chỉ có thể trở về sân nhà vào các trận đấu diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3/2022. Họ xác định lưu trú ở nước ngoài ba tháng 9, 10 và 11 để chuẩn bị cho sáu trận vòng loại. Sau khi ở Qatar hồi tháng 9, họ chuyển sang UAE và sẽ ở đến giữa tháng 11.
Cầu thủ và ban huấn luyện của Trung Quốc chỉ ở trong khách sạn và ra sân tập trong suốt quãng thời gian này. E ngại các vấn đề về tâm lý khi sinh hoạt liên tục theo nguyên tắc “bóng bóng khép kín”, HLV Li Tie phải tìm nhiều cách để học trò giải trí. Họ có thể chơi thêm bóng bàn tại khách sạn để khuây khỏa qua ngày.
Không ở trên đất nước của mình nên tuyển Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong chuẩn bị. Họ có mặt ở thành phố Sharjah (UAE) từ ngày 12/9 với 35 ngày thu xếp nhưng chỉ tìm được một trận giao hữu. Mục tiêu ban đầu của đội là có ít nhất ba trận trước chủ nhà UAE, Syria và một đội ở bảng A vòng loại thứ ba.
CFA nỗ lực thu xếp được trận hòa 1-1 với Syria vào tối 30/9 trên sân vận động Sharjah. Và dù được chơi trên “sân nhà”, những lo ngại về do thám của đối thủ quá lớn nên cầu thủ Trung Quốc phải giấu số áo. Kết quả là đội chỉ có một bàn thắng do công của Zhang Yuning.
HLV Li Tie khát khao có thể sớm về sân nhà cùng tuyển Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Nhà báo Li Xuan bình luận trên trang cá nhân rằng: “Kết quả trận đấu này không có nghĩa lý gì. Chúng ta không thấy được những gì diễn ra bên trong để đánh giá kết quả chuẩn bị gần một tháng qua. Hãy xem trận đấu với Việt Nam để có cái nhìn rõ hơn”.
Tờ Guangzhou Daily tiết lộ một số phóng viên Syria được vào xem trận đấu nhưng không được viết bài. Theo đó, phía Syria đánh giá trận giao hữu là “tích cực”. Tác giả cho rằng tuyển Syria chỉ có nửa sức mạnh ở vòng loại thứ ba do gặp “bão chấn thương”. Họ chỉ có 1 điểm sau hai vòng vì thiếu các cầu thủ thi đấu ở nước ngoài.
Tuyển Trung Quốc còn gặp một khó khăn nữa là điều kiện thời tiết. Họ ở Sharjah gần 40 ngày nhưng vẫn ngại nhiệt độ tại đây. CFA muốn giờ thi đấu trễ hơn bình thường là vì nguyên nhân này. CFA đã dời giờ thi đấu trận gặp Syria từ 19h xuống 20h.
Theo Sina Sport , trước đó có thông tin giờ thi đấu trận gặp Việt Nam được dời từ 19h xuống 21h theo yêu cầu của phía CFA. Tuy nhiên, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã quyết định, trận đấu với tuyển Việt Nam diễn ra vào lúc 20h (0h giờ Hà Nội).
Theo tìm hiểu của Zing , khả năng trận đấu giữa Trung Quốc với Việt Nam sẽ không có khán giả do lo ngại về y tế. Chưa rõ đây là yêu cầu của CFA hay ban tổ chức của UAE. Nếu vậy, cổ động viên Việt Nam sẽ không thể vào sân cổ vũ cho tuyển Việt Nam vào ngày 7/10.
Tuyển Trung Quốc gặp thiệt thòi đủ đường khi phải xa nhà. Một đội tuyển khác cũng phải thuê sân là Australia. Tuy nhiên, họ có thể trở về sân nhà thi đấu trong tháng 11. Đội bóng nào cũng muốn tận dụng lợi thế sân nhà. Đó cũng là lý do vì sao Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nỗ lực để đội tuyển thi đấu trên sân Mỹ Đình.
Đức Huy: Tuyển Việt Nam phấn đấu giành kết quả tốt trước Trung Quốc Chia sẻ ở buổi tập trưa 18/9, tiền vệ Phạm Đức Huy đánh giá sức mạnh của tuyển Trung Quốc, Oman và thể hiện quyết tâm giành kết quả tốt trước 2 đội bóng này.
Chưa đá với tuyển Việt Nam, báo Trung Quốc đã lo sợ hậu quả nặng nề nếu đội nhà thất bại
Những cái kết không mấy tốt đẹp đã được truyền thông Trung Quốc lường trước.
Mặc dù các thành viên của đội tuyển Trung Quốc từng tuyên bố sẽ vượt qua đội tuyển Việt Nam để khẳng định lại sức mạnh của nền bóng đá xứ tỉ dân nhưng có vẻ như truyền thông nước này lại tỏ ra không mấy lạc quan. Tuyển Trung Quốc đang thể hiện một lối đá gây thất vọng và chính điều này đã khiến những ánh mắt nghi ngờ đổ dồn về phía thầy trò HLV Li Tie.
Mới đây, tờ 163.com (Trung Quốc) đã đăng tải bài viết có tiêu đề: "Nếu đội tuyển nước nhà thua Việt Nam, một loạt những sự kiện lớn sẽ xảy ra" . Trong đó, tờ báo này liệt kê ra hàng loạt hệ quả nếu như đội tuyển Trung Quốc thất bại trước Việt Nam trong "trận chiến sinh tử":
1. HLV Li Tie sẽ bị sa thải với thành tích 0 điểm sau ba lượt trận đầu tiên tại vòng loại cuối cùng, khiến mục tiêu góp mặt tại VCK World Cup coi như vô vọng. Hơn nữa, trận thua đó sẽ được coi là thất bại bẽ bàng trong lịch sử trước đội tuyển Việt Nam. Ngoài ra, những dự đoán khó nghe của cựu danh thủ Fan Zhiyi sẽ trở thành sự thật.
2. Lãnh đạo ngành bóng đá Trung Quốc sẽ phải từ chức và chính sách nhập tịch sẽ thất bại hoàn toàn. Đó được xem là một trò cười khác trong lịch sử bóng đá Trung Quốc.
Các cầu thủ nhập tịch của Trung Quốc đã không thể hiện đúng với kỳ vọng
3. Giải VĐQG Trung Quốc (Super League) phải gác lại để nhường chỗ cho các tuyển thủ quốc gia thi đấu vòng loại World Cup, nhưng những cầu thủ được đánh giá là tốt nhất của ĐTQG thậm chí còn không thắng nổi một đội bóng đến từ Đông Nam Á. Nếu thua tuyển Việt Nam, giải Super League cũng đứng trước một mớ hỗn độn.
4. Sự công nhận về bóng đá trong xã hội Trung Quốc tụt xuống đáy. Ngày càng ít phụ huynh cho trẻ em chơi bóng đá, và số người tham gia môn bóng đá ngày càng giảm một cách đáng kể.
Dù đầu tư rất nhiều tiền nhưng giải VĐQG Trung Quốc vẫn là một mớ hỗn độn và sắp phải đối mặt với hậu quả từ việc "xây nhà từ nóc"
5. Để khắc phục hậu quả thứ tư, Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ giáo dục có thể sẽ cùng buộc phải cứng rắn để đưa bóng đá vào kỳ thi tuyển sinh và trở thành một chỉ tiêu cứng nhắc trong các kỳ thi.
6. Tất cả các công ty tư nhân rút khỏi giải quốc nội. Rất nhiều tiền đã được đổ vào nhưng bóng đá không đi lên. Thêm vào đó, các công ty tư nhân muốn tham gia vào bóng đá thương mại lại bị Hiệp hội bóng đá bỏ qua bởi vì họ chủ trương để doanh nghiệp nhà nước làm việc này.
Có thể thấy nếu để thua tuyển Việt Nam, bóng đá Trung Quốc sẽ thực sự rơi vào "thảm họa".
Tuyển Trung Quốc có mặt tại UAE để chuẩn bị đấu Việt Nam Tuyển Trung Quốc đã di chuyển từ Qatar sang UAE sau khi kết thúc hai trận đầu vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á. Trang chủ Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) thông báo đội tuyển đã đặt chân tới UAE rạng sáng 9/9 (giờ Hà Nội) sau 2 tiếng bay từ Qatar. Đội hình này thiếu vắng...