Tuyến tránh Tân An chậm 2,5 tháng do vướng mặt bằng
Ban Quản lý dự án 7 cho biết tiến độ nâng cấp, sửa chữa tuyến tránh TP Tân An ( tỉnh Long An) đến nay có một số đoạn bị chậm đến 2,5 tháng.
Nhà thầu đã tiến hành thảm nhựa một số đoạn của tuyến tránh TP Tân An
Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do vẫn còn vướng nhiều mặt bằng chưa thi công được. Cụ thể, phần đường hiện vẫn còn 15 hộ chưa đồng ý cho thi công với chiều dài 1.087m. Những điểm vướng này không liên tục mà nằm xen kẽ nhau ở nhiều vị trí. Ban Quản lý dự án đã chỉ đạo nhà thầu tập trung thiết bị, nhân lực để thi công những đoạn tuyến nào đã có mặt bằng.
Đến nay phần thi công cầu Tân An đã cơ bản hoàn thành, hợp long cuối tháng 8/2019. Hiện, nhà thầu đang thảm nhựa mặt cầu, sơn kẻ vạch và một số chi tiết hoàn thiện khác.
Đối với phần đường, đã đắp cát nền đường đạt 85%, thi công cấp phối đá dăm Dmax 37,5 đạt 70%, thi công cấp phối đá dăm Dmax25 đạt 45%. Đã tiến hành thảm nhựa C19 đạt 600m trên tổng số 4.000m. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 10/2019, tuy nhiên do còn vướng mặt bằng nên chủ đầu tư cũng chưa thể xác định được thời điểm hoàn thành toàn bộ dự án.
Video đang HOT
Dự án mở rộng tuyến tránh QL1 đoạn qua TP. Tân An dài hơn 5,8km từ điểm đầu vòng xoay Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh đến điểm cuối vòng xoay phường 4 (có 1 cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây). Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp là Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát và Công ty Cổ phần Đạt Phương.
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 350 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 290 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 11,5 tỉ đồng, còn lại là các chi phí khác.
Phan Tư
Theo GTVT
Long An: Nước lên cá linh non lại về, mang ra phố bán 250 ngàn/ký
Thời điểm này, nước lũ bắt đầu tràn về trên các tuyến sông đầu nguồn ở khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Nước lên là mùa cá linh lại về. Cá linh, sản vật mùa nước nổi, ai cũng ngóng trông.
Nếu như thời điểm này, ở các chợ thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng có nhiều tiểu thương bán cá linh, nhất là cá linh non thì ở chợ thành thị thuộc khu vực TP.Tân An cũng không thiếu, nhưng còn ít và đắt giá.
Chị Nguyễn Thị Thúy - tiểu thương Chợ phường 2, TP.Tân An, cho biết: Cá linh được các tiểu thương "sang" lại từ huyện Vĩnh Hưng. Cá được bỏ trong thùng có thiết bị tạo oxy và tầm 5 giờ là di chuyển về chợ để tiểu thương mua lại và bán ra cho người tiêu dùng.
Cá linh non làm sạch giá 250.000 đồng/kg nhưng vẫn đắt hàng.
Mỗi ngày, chị bán ra tầm 10 - 20 kg cá linh. Cá còn sống và tươi, sau làm sạch bán với giá 250.000 đồng/kg, cá chưa làm sạch bán với giá 200.000 đồng/kg. Tuy giá cá đắt nhưng người tiêu dùng vẫn mua nên cá thường bán hết rất sớm.
Bà Nguyễn Thị Tư, ngụ phường 5, TP.Tân An, cho rằng: Cá linh là loài cá tự nhiên và chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi. Cá linh ăn rất ngon và dễ dàng chế biến nhiều món ăn, nhất là cá còn non.
Cá linh, sản vật mùa nước nổi.
Các món có thể kể như cá linh nấu canh chua bông điên điển, kho me, kho mía, kho nước dừa và chiên,... Cá đầu mùa tuy đắt giá nhưng bà vẫn mua chế biến món ăn cho gia đình vì đây là sản vật mùa nước nổi, mùa khác không thể có.
Đi kèm với cá linh, các loại rau đặc sản mùa nước nổi cũng dồi dào tại các chợ.
Theo nhiều tiểu thương, năm nay, cá linh non đầu mùa có giá đắt do sản lượng cá tự nhiên rất ít. Tuy vậy, người tiêu dùng vẫn chọn mua vì cá linh đầu mùa rất non, thịt ngọt và có thể ăn nguyên con. Đi kèm với cá linh, các loại rau đặc sản mùa nước nổi cũng dồi dào tại các chợ như bông súng, bông điên điển./.
Theo Mai Hương (Báo Long An)
Người nuôi cá cảnh độc, lạ được Thủ tướng tặng 2 Bằng khen là ai? Anh Hồ Nhuận Đăng Sơn, ngụ phường 7, TP.Tân An, tỉnh Long An đã bén duyên với nghề nuôi cá cảnh cách nay nhiều năm. Ngoài việc làm giàu cho gia đình, anh Sơn còn hỗ trợ, phối hợp nhiều hộ nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh Long An và TP.HCM để tăng lượng cá cảnh xuất khẩu ra nước ngoài. Sau...