Tuyến trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên
Chuẩn bị cho sự kiện Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng, các huyện: Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang xúc tiến nhiều hoạt động chuẩn bị để tăng thêm sức hấp dẫn, đón đại biểu, khách quý trong nước và quốc tế đến trải nghiệm tuyến thứ 3, phía Đông ‘Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên’ của CVĐC Non nước Cao Bằng.
Đúng như tên gọi “Xứ sở thần tiên”, tuyến thứ 3 phía Đông, xuất phát từ thành phố Cao Bằng đi các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang có nhiều di sản địa chất, diện mạo, cảnh quan đẹp hùng vĩ, thơ mộng như tranh vẽ và di sản văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng quần cư sinh sống lâu đời.
Huyện Quảng Hòa có cảnh quan núi đá vôi karst trưởng thành với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp, mỗi mùa ban tặng một vẻ đẹp màu sắc khác nhau. Điểm đầu tiên là đèo Mã Phục – di sản bazan cầu gối với cung đèo 7 tầng uốn lượn trên độ cao 700 m là dấu tích 260 triệu năm trước có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành các cầu gối xếp chồng lên nhau với nhiều kích thước và màu sắc (bazan cầu gối).
Tiếp theo là danh thắng Mắt Thần núi là kiến tạo địa chất hiếm có trên thế giới, tọa lạc trên những đồng cỏ bằng phẳng. Đến mùa mưa (tháng 6 – 8) trở thành một hồ nước trong xanh, đồng thời liên thông với một hồ nước phía sau núi thủng rộng khoảng 15 ha tên gọi hồ Nặm Trá. Phía bên phải, cách hồ khoảng 500 – 600 m là thác Nặm Trá tung dòng nước trắng xóa xuống dòng suối rồi chảy bao quanh cánh đồng lúa, ngô xanh mướt. Cảnh đẹp nơi đây hiện lên như bức tranh ngọc bích.
Cùng với nhiều cảnh quan đẹp, đồng bào dân tộc Nùng An xã Phúc Sen (Quảng Hòa) với trí tuệ thông minh và bàn tay khéo léo, sự cần cù, chăm chỉ lao động vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống rèn dao thủ công, làm hương thơm, làm giấy bản phục vụ đời sống và được nhiều khách cả nước tin dùng đã mở rộng thị trường đến các tỉnh trong cả nước. Vào mùa xuân, đồng bào nơi đây tổ chức Lễ hội tranh đầu pháo, Lễ hội Nàng Hai, Lễ hội Thanh Minh… với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc, độc đáo, giàu tính nhân văn.
Dòng sông Quây Sơn chảy qua địa phận xã Ngọc Côn (Trùng Khánh). Ảnh Thế Vĩnh
Video đang HOT
Huyện Trùng Khánh có dòng sông Quây Sơn chảy hiền hòa, uốn lượn ôm lấy chân những dãy núi đá karst và cánh đồng lúa tạo nên cảnh bình nguyên xen lẫn núi đá đẹp thơ mộng. Dòng sông chảy dưới những chân núi bất chợt đổ dòng nước xuống vách đá cao tạo thành thác nước hùng vĩ, tung bụi nước trắng xóa trên những cánh đồng lúa xanh mướt như bức tranh ngọc bích. Đến mùa thu, khi cánh đồng lúa chín, thác nước đổ xuống trên màu vàng tươi nổi bật giữa nền trời xanh, thiên nhiên lại vẽ cho thác Bản Giốc trở thành thác nước đổ xuống màu vàng rực rỡ hiện giữa nền trời xanh làm mãn nhãn người ngắm cảnh. Mỗi mùa, thác Bản Giốc khoác lên mình một vẻ đẹp khác nhau của tạo hóa vì thế mà tích xưa ví đây là chốn tiên cảnh có những nàng tiên đến đây tắm rồi để quên đôi cánh, hằng năm trở về thác hòa mình vào cảnh đẹp nơi đây. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc được mệnh danh là thác nước lớn thứ 4 thế giới, nằm trên biên giới Việt – Trung. Kiến tạo địa chất ban tặng cho huyện Trùng Khánh động Ngườm Ngao nằm trong top hang động đẹp nhất Việt Nam bởi hệ thống nhũ khổng lồ tạo nên nhiều khung cảnh sinh động vô cùng kỳ thú, tráng lệ.
Quần cư sinh sống dưới những dãy núi đá vôi là dân tộc Tày, Nùng đã xây nhà sàn bằng đá rất độc đáo, điển hình là làng đá cổ Khuổi Ky. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc giữa mây núi là điểm đến tâm linh, lý tưởng để ngắm toàn cảnh thác, với tay bắt lấy bầu trời mây núi. Thiên nhiên còn ban tặng khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng rừng cây dẻ xanh tốt ngút ngàn, có hạt dẻ đặc sản nổi tiếng. Rừng dẻ còn là nơi trải nghiệm du lịch sinh thái. Nguồn nước ngọt dưới chân núi tưới cho những cánh đồng lúa nếp Ong, nếp Pì Pất thơm nức vào mùa thu. Vào mùa xuân, bà con dân tộc Tày, Nùng tổ chức Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội đền Hoàng Lục, mùa thu tổ chức Lễ hội thác Bản Giốc… làm nô nức lòng người với lẽ sống hướng thiện, bảo vệ biên giới, thiên nhiên, môi trường…
Huyện Hạ Lang có nhiều di sản địa chất trên 400 triệu năm như: đại dương cổ và lục địa cổ xã Minh Long; hang Dơi là hang có nhiều cảnh kiến tạo địa chất kỳ thú; cảnh đẹp đồi cỏ Ba Quáng… Mùa xuân nơi đây, bà con tổ chức Lễ hội chùa Sùng Phúc (thờ ông Nguyễn Thành Vương tức Nguyễn Đình Bá (1678), bà Nguyễn Thị Duệ, đỗ tiến sĩ đầu bảng Trường Quốc học Bản Thảnh, Cao Bằng (triều Mạc) – nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam. Di tích đồn của quan hai người Pháp trên Phja Rạc, xóm Bằng Ca (xã Lý Quốc) gồm 2 hệ thống tường vòng ngoài, vòng trong và một vài đoạn tường nhà ở của các quan Pháp và binh lính.
Để tăng sức hấp dẫn đón đại biểu quốc tế, khách quý đến trải nghiệm tuyến phía Đông, UBND các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang tích cực chuẩn bị, tăng sức hấp dẫn các điểm đến di sản CVĐC nổi tiếng để được đón khách quý chu đáo, tận tình; xây dựng hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về vùng đất “xứ sở thần tiên”. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Trùng Khánh có điểm di sản CVĐC nổi tiếng thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao dự kiến sẽ thu hút nhiều đại biểu, du khách quý lựa chọn đến trải nghiệm khi tham gia hội nghị. Do đó, UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương có điểm di sản tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để nâng cao tinh thần tự hào, trách nhiệm tham gia các nhiệm vụ, hoạt động diễn ra trong chuỗi trải nghiệm của đại biểu, khách quý.
Đội văn nghệ hát Then – đàn tính làng đá Khuổi Ky và các nghệ nhân xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) luyện tập văn nghệ.
Tăng cường phối hợp với đơn vị giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh, bảo vệ cảnh quan các tuyến đường vào khu vực thăm quan thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, làng đá Khuổi Ky… Xây dựng đội văn nghệ quần chúng với sự tham gia của các nghệ nhân sưu tầm, luyện tập các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc dân tộc Tày, Nùng để đón khách. Tuyên tuyền cho hộ cá thể, hợp tác xã, công ty hoạt động dịch vụ du lịch chỉnh trang lại cơ sở kinh doanh, khách sạn, nhà hàng… Treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng, cờ hội nghị vào các ngày diễn ra hội nghị; chủ động làm mới các sản phẩm du lịch, ẩm thực từ sản vật đặc sản địa phương như hạt dẻ, cốm hạt dẻ, cốm nếp Ong, các món ăn, bánh từ gạo nếp Ong, thạch trắng mác púp, vịt quay… Tuyên truyền, tập huấn cho các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, người dân tiếp đón đại biểu tận tình, chu đáo, thân thiện, xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng sâu sắc với khách quý như tên gọi “xứ sở thần tiên”.
Theo Giám đốc Công ty cổ phần thương mại, dịch vụ và du lịch Bản Giốc – Quây Sơn Trương Thị Minh Hậu, chủ khách sạn Bản Giốc, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), tháng 8/2024, tôi tham gia lớp tập huấn lễ tân đón khách nước ngoài để chuẩn bị cho các hoạt động đón khách đến dự Hội nghị. Đây là cơ hội cho Công ty tôi được đón đại biểu quốc tế đến nghỉ và sử dụng dịch vụ của Khách sạn. Vì vậy, sau khi được các ban, ngành của tỉnh, huyện thông tin, mời tập huấn, tôi chỉnh trang lại các khu cảnh quan, phòng nghỉ của khách sạn; sưu tầm, nghiên cứu nhiều món ăn ẩm thực đặc sắc của Trùng Khánh để có ẩm thực hấp dẫn, đặc sắc tiếp đãi khách chu đáo. Đồng thời, truyền đạt, yêu cầu toàn bộ nhân viên trong khách sạn về kiến thức, kỹ năng lễ tân để đón khách tận tình, chu đáo, thân thiện để mỗi đại biểu quốc tế, khách quý đến đây có ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc về đất và người Cao Bằng.
Xu hướng du lịch khám phá văn hóa bản địa
Trải nghiệm gần gũi hơn với cuộc sống, nét đẹp văn hóa người dân địa phương của bà con các vùng miền...
là điểm mạnh của du lịch khám phá văn hóa bản địa. Đây cũng là những nguyên liệu quý giúp lữ hành, ngành du lịch phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo.
Theo các chuyên gia, đây là hình thức du lịch mà bạn sẽ chú trọng trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn về con người, văn hóa và cuộc sống bình dị của những người dân bản địa. Điểm đến của hình thức du lịch này có thể không phải là những thắng cảnh mà là trọng tâm vào những nét đẹp, giá trị văn hóa và đặc trưng của địa phương, vùng miền.
Du khách thích thú trải nghiệm sinh hoạt, bữa cơm thường ngày ở homestay Halo Bay (TP Hạ Long).
Đây là hình thức du lịch phát triển khá thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng du lịch này góp phần thúc đẩy cho du lịch cộng đồng, mang lại cơ hội phát triển cho các homestay mang đặc trưng văn hóa bản địa. Đơn cử như dịch vụ ở homestay Halo Bay (Kênh Liêm, TP Hạ Long), điểm đến được các trang đặt phòng quốc tế quan tâm, nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế yêu thích.
Tại đây, ngoài lưu trú, sinh hoạt cùng gia đình người dân địa phương, du khách được chủ homestay tư vấn điểm tham quan, đồng hành, chỉ dẫn khách cách đi chợ, cung cấp bếp nấu, cách chế biến các món ăn đặc trưng vùng biển cho tới các chuyến đi tham quan, đến các di tích mà ít du khách biết đến, như: Trận địa pháo đồi Đặng Bá Hát, phố cổ Hòn Gai, nhà Pháp, cuộc sống làng chài, xưởng chế biến than đá...
Chị J.Radhika (du khách người Anh) đánh giá: Thật tuyệt khi đây là điểm nhấn trong chuyến đi dài của tôi. Không chỉ được hiểu hơn nếp sống, văn hóa người Hạ Long, tôi được dẫn đi thăm di tích lịch sử, phố cổ, tập thể dục sáng ở đường bao biển, tối đạp xe xuống bãi biển... Đó còn hơn cả một chuyến đi".
Không chỉ ở thành phố, trên các vùng cao xa xôi như Bình Liêu cũng là điểm đến được du khách quan tâm. Ngoài cảnh quan, du khách đến Bình Liêu bởi vì yêu nét đẹp văn hóa, cuộc sống của đồng bào ở các bản làng. Ở Bình Liêu, không ít homestay thật sự như ngôi nhà truyền thống ấm cúng của đồng bào, tạo không gian cho du khách trải nghiệm văn hóa bản địa, từ bữa cơm đến nếp sinh hoạt thông qua các món ăn do chính người dân nuôi trồng, giao lưu văn nghệ như hát then - đàn tính, trò chơi dân gian...
Du khách còn được hòa vào hoạt động thường ngày của bà con dân bản, như cấy, gặt lúa, làm nhà trình tường... hoặc được hướng dẫn viên bản địa dẫn đi tham quan bản mùa lúa chín, phượt rừng hái măng, tham gia các chợ phiên, thưởng thức ẩm thực ở các lễ cơm mới...
Không chỉ vùng cao, khám phá cuộc sống của người dân biển vùng vịnh Bái Tử Long, các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Cô Tô... cũng là điều du khách thích thú. Bởi tới đây, du khách sẽ được người dân địa phương dẫn đi biển, trải nghiệm cuộc sống lao động hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của ngư dân, du khách sẽ được trực tiếp tham gia đánh cá, cào ngao, đào sá sùng... Qua đó, không chỉ du khách được trực tiếp trải nghiệm, thể hiện sự khéo léo của mình mà còn hiểu hơn khó khăn, vất vả của ngư dân. Sau đó, du khách sẽ vào bếp chế biến và thưởng thức thành quả mình vừa đánh bắt.
Du khách cùng tham gia dựng nếp nhà trình tường ở Đồng Văn (Bình Liêu) để hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa bản địa của bà con dân tộc.
"Du lịch như người bản địa không quá chú trọng tới thắng cảnh mà khai thác góc cạnh cuộc sống, nét đẹp trong đời sống, văn hóa. Qua đó, du khách có thể khám phá, hiểu chân thực hơn vùng đất đó. Đây chính là sức hút, sự hấp dẫn riêng có của hình thức du lịch này" - ông Trần Đăng An, Giám đốc lữ hành Halotour, đánh giá.
Thực tế, không ít các trải nghiệm này đã được các đơn vị lữ hành quan tâm khai thác, trở thành ý tưởng, chất liệu cho các sản phẩm du lịch, đơn cử như: Tour du lịch 1 ngày làm ngư dân trên Vịnh Hạ Long, ở đảo Quan Lạn, city tour TP Hạ Long, trải nghiệm mùa lúa chín, lễ cơm mới ở Bình Liêu, trải nghiệm làng quê Yên Đức...
Từ kết quả ban đầu đó, hiện ngành du lịch tỉnh đang hướng đến xây dựng những hoạt động trải nghiệm dựa vào chất liệu trên như trải nghiệm đời sống ngư dân, đua thuyền rồng, chợ phiên, du lịch băng rừng. Điều cần làm là khai thác được sự khác biệt, nét đẹp đặc trưng của từng sản phẩm thay vì dập khuôn, thiếu sáng tạo...
Bản làng trong mây gìn giữ nét văn hóa bản địa Sa Pa Đến bản Mây nép mình dưới chân Fansipan, du khách có thể thỏa sức khám phá, trải nghiệm văn hóa của đồng bào 5 dân tộc H'Mong, Tày, Giáy, Xa Phó và Dao Đỏ ở Sa Pa. Những nếp nhà truyền thống của các dân tộc tại bản Mây, Sa Pa, Lào Cai. Tây Bắc thu nhỏ Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm...