Tuyển thủ Việt Nam và những vụ “trốn tuyển” đình đám
Để giữ những đôi chân tiền tỷ, các ngôi sao của bóng đá Việt nghĩ ra không ít lý do hài hước để xin rút khỏi đội tuyển quốc gia, tránh những chấn thương đáng tiếc.
Tấn Tài quỳ lạy xin chia tay tuyển vì áp lực
Năm 2004, Tấn Tài chỉ là cầu thủ của đội hạng nhất Khánh Hòa nhưng bất ngờ được HLV Tavares triệu tập vào đội tuyển quốc gia theo lời giới thiệu của HLV người Brazil Luciano. Tuy nhiên, theo như cầu thủ này, áp lực ở đội tuyển quá lớn nên anh đã năm lần bảy lượt xin rút lui.
Quyết rời đội tuyển bằng mọi giá, Tấn Tài đã có những hành động mà theo ban huấn luyện đội tuyển là quỳ lạy, nói dối HLV Tavares. Trưởng đoàn Nguyễn Sỹ Hiển, các thành viên ban huấn luyện và các cầu thủ đã tận mắt chứng kiến hành động kỳ quặc của Tấn Tài. Sau này, chính HLV Tavares cũng đã khẳng định trên báo chí rằng việc Tấn Tài quỳ lạy là có thực.
Ngay sau khi được trả về địa phương, Tấn Tài đầu quân Khánh Hoà ở giải U21 toàn quốc và toả sáng nên dư luận nghi ngờ cầu thủ này lấy cớ để về chơi ở CLB.
Công Minh xin rút vì lở ngứa
Năm 2007, cầu thủ trẻ Công Minh xin rút khỏi danh sách tập chung chuẩn bị cho trận gặp Olympic Qatar với lý do mắc bệnh lở ngứa. Tuy nhiên, HLV Riedl không chấp nhận lý do trên bởi vẫn thấy cầu thủ của SLNA chơi trọn 90 phút trong trận bán kết cup quốc gia.
Cựu tiền vệ Nguyễn Công Minh.
Nghi cầu thủ cố tình giả bệnh để tránh lên tuyển, HLV Riedl đã thẳng thừng tuyên bố: “Chừng nào tôi còn ngồi ghế HLV, Công Minh sẽ không có đường lên tuyển”.
Video đang HOT
Thủ môn Thế Anh xin rút vì con ốm
Trong lần tập trung đội tuyển năm 2008, thủ môn Thế Anh bất ngờ xin rút khỏi đội tuyển với lý do con ốm. Khi nghe cậu học trò trình bày lý do, HLV Calisto đã “đùng đùng nổi giận”.
Cựu thủ môn Nguyễn Thế Anh.
“Cậu ta xin về thì tôi cho về, nhưng từ bây giờ, cậu ta đừng bao giờ mơ có mặt trong đội bóng của tôi nữa. Tôi chẳng ngại nói thẳng rằng cậu ta là một người ích kỷ, chỉ nhăm nhăm nghĩ tới quyền lợi của cá nhân mình, chứ không chịu nghĩ đến quyền lợi của ĐTQG”, HLV Calisto mắng thủ thành Thế Anh không tiếc lời.
Không chỉ phê phán Thế Anh thiếu trách nhiệm với ĐTQG, ông Calisto thậm chí còn mắng cầu thủ này là thiếu trách nhiệm nghề nghiệp, và thiếu cả những phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam: “Chẳng nhẽ phải nói lại cho Thế Anh biết rằng nhờ bóng đá, chính xác là nhờ những đồng tiền kiếm được từ bóng đá mà anh ta mới có được ngày hôm nay. Vậy nên hành động rời ĐT của anh ta chẳng khác gì một sự bội bạc với nghề nghiệp. Đấy cũng là hành động đi ngược lại truyền thống hết mình với nghĩa vụ quốc gia mà dân tộc Việt Nam xây dựng nên”.
Đức Dương thoái lui vì bận chuyện gia đình
Như là định mệnh, nhiệm kỳ nào của HLV Calisto ở ĐT Việt Nam cũng phải đối mặt với chuyện cầu thủ xin rời khỏi ĐT Việt Nam vì những lý do hết sức khó chấp nhận. Sau Thế Anh và Phan Văn Santos, năm 2010 HLV Calisto lại phải nổi cáu vì chuyện Đức Dương xin rút khỏi tuyển với lý do bận chuyện gia đình.
Cựu tiền vệ Đức Dương.
“Đức Dương đã xin phép được rời khỏi ĐT Việt Nam và tôi đồng ý. Cậu ấy có cơ hội trở lại ĐT Việt Nam trong tương lai không ấy à? Tôi không biết. Tôi có buồn hay thất vọng vì chuyện này không ư? Biết nói thế nào nhỉ, Đức Dương đã đưa ra lí do và tôi chấp nhận, chỉ có như vậy thôi”.
Thực tế là sau vụ này HLV Calisto tuyệt nhiên không đoái hoài gì tới Đức Dương dù phong độ của anh ở CLB là khá ấn tượng.
Dương Hồng Sơn và “nghi án” mất hộ chiếu
Dương Hồng Sơn cho biết trong khi đi chơi tất niên hôm 31/12/2009 cùng gia đình, vì không khóa cửa xe ôtô anh đã bị mất hộ chiếu. Chính vì sự cố này mà thủ thành người xứ Nghệ không thể cùng tuyển Việt Nam tới Libanon thi đấu trận vòng loại Asian Cup 2011.
Cựu thủ môn Dương Hồng Sơn.
Nhiều luồng dư luận cho rằng việc mất hộ chiếu chỉ là “chiêu” để Dương Hồng Sơn tránh không phải tham dự một trận đấu đã không còn nhiều ý nghĩa với đội tuyển Việt Nam. Vụ việc gây ầm ĩ dư luận nhưng rồi VFF cũng chẳng tiến hành điều tra, khiến sự việc nhanh chóng “chìm xuồng”.
Lê Tấn Tài: Sự nghiệp gian nan và đầy vinh quang của "Iniesta Việt Nam"
Trong thế hệ vàng vô địch AFF Cup 2008, Lê Tấn Tài là cầu thủ duy nhất còn thi đấu chuyên nghiệp, lại là khoác áo đội bóng thuộc hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam, tức vẫn đá bóng ở V-League.
Được phát hiện khi còn rất trẻ, thi đấu đỉnh cao cho đội Khánh Hoà từ năm mới 19 tuổi, khoác áo đội tuyển quốc gia khi mới 20 tuổi. Nhưng tuổi trẻ bồng bột cũng mang lại một chút rắc rối cho Lê Tấn Tài.
Năm 2004, dưới thời HLV người Brazil Tavares, Lê Tấn Tài được gọi tập trung đội tuyển quốc gia, dự Agribank Cup, cũng là giải đấu mà đội tuyển dùng để chuẩn bị cho AFF Cup cùng năm.
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn ở đội tuyển, Tấn Tài nằng nặc xin về với lý do gặp áp lực tâm lý quá lớn và gia đình có chuyện buồn. Ngay sau khi được đồng ý rời đội tuyển, người ta lại thấy Tấn Tài xuất hiện trong màu áo đội U21 Khánh Hoà, dự giải U21 quốc gia.
Lê Tấn Tài chính là cầu thủ duy nhất thuộc thế hệ vô địch AFF Cup 2008 vẫn còn thi đấu đỉnh cao
Tức giận vì cho rằng Tấn Tài nói dối, viện cớ rời đội tuyển để về khoác áo CLB, HLV Tavares yêu cầu VFF kỷ luật Tấn Tài (cầu thủ này bị "treo giò" 5 trận tại giải hạng Nhất năm 2005), đồng thời tuyên bố ngày mà ông còn nắm đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Brazil sẽ không bao giờ gọi Tấn Tài lên đội tuyển nữa.
May cho cầu thủ sinh ra ở Khánh Hoà ở chỗ triều đại của HLV Tavares qua đi nhanh chóng, sau thất bại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2004. Để rồi 1 năm sau, dưới thời HLV Alfred Riedl, anh được gọi trở lại đội tuyển quốc gia, trước khi liên tục được triệu tập từ thời điểm ấy, qua nhiều đời HLV khác nhau (từ Riedl, Calisto cho đến Phan Thanh Hùng sau này).
Kỳ SEA Games đầu tiên của Tấn Tài năm 2005 diễn ra với nhiều biến động, với scandal bán độ của nhóm 7 cầu thủ tài năng hàng đầu của bóng đá Việt Nam thời điểm đó. Lê Tấn Tài và Phan Văn Tài Em là những cầu thủ nói "Không" khi được đề nghị tham gia đường dây bán độ vừa nêu, tránh được hàng loạt rắc rối trong sự nghiệp cầu thủ của cả hai sau đó, trước khi mở ra giai đoạn huy hoàng mới của chính họ.
Trải qua giai đoạn đen tối nhất của bóng đá Việt Nam, nhưng rồi Tài Em và Tấn Tài lại cùng nhau bước đến một trong những giai đoạn huy hoàng nhất của bóng đá nội, với ngôi vô địch AFF Cup 2008, dưới thời HLV Calisto.
Tấn Tài bền bỉ đến mức anh vẫn còn đủ sức đua tranh với nhiều cầu thủ trẻ thuộc thế hệ mới nhất của bóng đá Việt Nam
Lê Tấn Tài có điểm giống với tiền vệ tài hoa một thời của bóng đá Việt Nam là Nguyễn Minh Phương ở chỗ, anh khởi đầu sự nghiệp ở vị trí hậu vệ cánh, nhưng càng về sau này các HLV càng phát hiện ra sự toàn diện của anh, trước khi đặt Tấn Tài vào vị trí tiền vệ trung tâm, rồi biến anh trở thành một trong những tiền vệ trung tâm hàng đầu Việt Nam thời đó.
Và giống với Minh Phương, người kéo hẳn Tấn Tài từ biên vào trung tâm hàng tiền vệ là HLV Calisto. Thời điểm đó, thầy Tô còn đặt cho Tấn Tài biệt danh "Iniesta Việt Nam".
Nhưng cũng có người nhận định, Lê Tấn Tài có nét giống với Phan Văn Tài Em, ở chỗ anh thật ra không phải là dạng cầu thủ có tố chất quá đặc biệt, nhưng sự nghiệp của Tấn Tài tiến rất xa, xa hơn nhiều so với những cầu thủ từng được kỳ vọng cao hơn nhiều so với anh, nhờ sự siêng năng và ý chí rất mạnh mẽ.
Ngoài ngôi vô địch AFF Cup 2008, Tấn Tài còn có thêm 2 ngôi vô địch V-League cùng B.Bình Dương vào các năm 2014 và 2015.
Tấn Tài tiến xa đến mức mà hiện ở tuổi 36, trong bối cảnh tất cả các đồng đội của anh thuộc thế hệ vô địch Đông Nam Á cách nay 12 năm đã giải nghệ, thì cầu thủ quê miền biển này vẫn còn thi đấu chuyên nghiệp, cho đội bóng tân binh của giải V-League là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Ở độ tuổi này mà Tấn Tài vẫn còn giữ được thể lực để đá bóng đỉnh cao thì quả là bền bỉ. Ở tầm này, sau khi đã trải qua sự nghiệp đầy vinh quang mà cầu thủ gốc Khánh Hoà vẫn còn khát khao được chơi bóng thì quả là hiếm gặp!
Tiền vệ Vũ Phong: "Đứa con của thần gió" và bàn thắng định mệnh Không chỉ cái tên có ý nghĩa là "gió" (Phong), sự nghiệp của cựu tiền vệ Nguyễn Vũ Phong cũng rẻ sang hướng huy hoàng, nhờ sự giúp sức của cơn gió thần kỳ, thay đổi cả lịch sử bóng đá Việt Nam. Phút 86 của trận Việt Nam gặp Malaysia ở vòng bảng AFF Cup 2008, từ phần sân nhà, Nguyễn Vũ...