Tuyển sinh ĐH-CĐ: Bỏ điểm sàn từ năm 2014
Đại diện Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2014.
Sau khi lắng nghe góp ý của các chuyên gia giáo dục và các cựu quan chức trong ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã quyết định bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng từ năm 2014. Các trường ĐH, CĐ có đề án riêng đáp ứng điều kiện quy định thì được tự chủ tuyển sinh. Đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chung. Các trường tuyển sinh riêng có thể sử dụng kết quả kỳ thi chung để tuyển thí sinh.
Về phương án thay thế điểm sàn, ông Bùi Anh Tuấn (Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT) nói: “Bộ GD&ĐT đã nhận sự khó khăn về phía mình để tạo sự dễ dàng cho người học, tiêu chí là đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Những năm trước đây, Bộ có hội đồng điểm sàn để tư vấn cho Bộ nhằm xác định điểm sàn cho từng khối. Năm 2012 – 2013, Bộ đã đưa lên diễn đàn và nhận được nhiều ý kiến đóng góp về xây dựng phương án điểm sàn. Vì vậy, năm 2014 sẽ không có Hội đồng điểm sàn mà có chỉ có Hội đồng tư vấn đảm bảo chất lượng nguồn tuyển”.
“Nhiều ý kiến cho rằng, điểm sàn năm 2013 chưa hợp lý, chưa sát với thực tế, mặc dù là thừa nguồn tuyển nhưng nhiều trường đại học, cao đẳng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Do đó, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, điểm sàn nên thay thế bằng các tiêu chí khác”, ông Tuấn khẳng định.
Video đang HOT
Thí sinh thi đại học năm 2013
Chia sẻ về điều này, TS Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường Đại học FPT cho rằng việc bỏ điểm sàn cần thực hiện đồng bộ với giải pháp khống chế chỉ tiêu theo nguồn lực từng trường, căn cứ theo lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất và suất đầu tư/đầu sinh viên.
Bên cạnh việc Bộ GD-ĐT khống chế về chỉ tiêu tuyển sinh, các trường cũng cần đưa ra thêm tiêu chí để xác định ngưỡng tối thiểu vào học đại học, cao đẳng. Đồng thời, các tiêu chí này phải được công bố công khai để các cơ quan quản lý và dư luận xã hội giám sát.
Trước đó, ngày 17/2, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo: Thủ tướng đồng ý với phương án thi tốt nghiệp 4 môn và bỏ chủ trương miễn thi tốt nghiệp 20%. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng phương án tổ chức thi từ năm 2015 và công bố công khai vào đầu quý III năm 2014 theo hướng nội dung thi nhằm tạo động lực để học sinh học tập, phát triển toàn diện, đồng thời có tính hướng nghiệp…
Theo Khampha
Sẽ bàn việc đưa Đại tướng vào SGK
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, sắp tới Bộ sẽ chọn lọc nhân vật gắn với sự kiện lịch sử để đưa vào sách giáo khoa. Trong đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng được Bộ xem xét, cân nhắc kỹ để đưa vào chương trình đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học chuyên trách về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 cho biết, sách lịch sử ở phổ thông cơ sở ông chưa khảo sát kỹ nhưng khi xem qua ông thấy tuy không nhắc đến tên Đại tướng nhưng có đề cập đến Đại tướng trong nội dung về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sách ngữ Văn lớp 12 cũng có hình ảnh Đại tướng trong phần trích hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng.
"Vừa qua cũng có nhiều ý kiến nói rằng nên đưa công lao của Đại tướng vào sách giáo khoa. Về ý kiến này, sắp tới chúng tôi sẽ cân nhắc chọn những nhân vật lịch sử có công lao lớn đối với đất nước để đưa vào sách. Hình ảnh Đại tướng cũng sẽ được chúng tôi bàn đến, xem xét để đưa vào sách", ông Thống chia sẻ.
Theo ông Thống, nếu đưa Đại tướng vào sách thì cũng phải nói đến các nhân vật lịch sử khác như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...Do vậy, trong chương trình sách giáo khoa sau năm 2015, nếu Bộ mở rộng thêm các nhân vật lịch sử thì những người này phải gắn với từng sự kiện cụ thể sau đó mới cân nhắc đưa vào sách.
PGS.TS, Đỗ Ngọc Thống, thành viên ban chỉ đạo soạn sách giáo khoa sau năm 2015
Trước đó, ngày 21/10, trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội, phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII, luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh cho rằng sách giáo khoa lịch sử hiện nay cần phải sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện. Công lao to lớn của Đại tướng trong sách lịch sử cần phải được đề cập đến nhiều hơn.
"Đáng tiếc là việc phản ánh trong sách giáo khoa về lịch sử về thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa được như mong muốn và chưa tương xứng với vai trò cũng như công lao của Đại tướng. Do vậy, chắc chắn chúng ta phải sửa chữa vấn đề này và phải bắt đầu cải tiến từ bộ sách lịch sử các cấp 1 và 2", luật sư Nghĩa chia sẻ.
Về hướng đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015, PGS.TS Thống cho hay, xu hướng chung của thế giới hiện nay là một chương trình, nhiều bộ sách. Việt Nam cũng mong muốn điều ấy, nhưng bao giờ chủ trương cũng phải đi đôi với điều kiện để đảm bảo chủ chương ấy đúng. Chủ chương nhiều bộ sách giáo khoa là đúng nhưng Bộ cũng cần phải chuẩn bị được điều kiện để thực hiện chủ trương đó. Ví dụ như việc chuẩn bị đội ngũ tác giả, quy chế và cách điều hành cũng như cách lựa chọn các tiêu chí, các phân bổ sách giáo khoa sẽ như thế nào...
Đối với điều kiện của nước ta hiện nay, những vấn đề nêu trên đang cực kỳ khó khăn. Bộ phải xem trình độ giáo viên, học sinh để lựa chọn sách giáo khoa nào cho phù hợp, điều ấy không đơn giản.
"Với tinh thần đó chúng tôi sẽ từng bước nghiên cứu kỹ, trước mắt vẫn phải là Bộ chủ trì rồi sau đó khuyến khích cá nhân, tập thể theo hướng đa dạng hóa tài liệu. Cái đó có thể là sau một vài năm chương trình rõ rồi thì các tổ chức cá nhân có thể đăng kí soạn sách với quy trình kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ. Trong tương lai đây cũng là một hướng đi tốt", PGS.TS Thống nói.
Theo Khampha
Chính thức công bố môn thi tốt nghiệp THPT Các thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ Văn, hai môn thi tự chọn sẽ nằm trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ. Đó là công bố chính thức về kì thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh ĐH - CĐ hệ chính quy năm 2014 do Bộ GD...