Tuyên Quang xây dựng vùng cây ăn quả hàng hóa
Trên 140 ha cây ăn quả đã được phát triển đến thời điểm hiện tại là kết quả từ việc khuyến khích người dân tận dụng những diện tích có thổ nhưỡng phù hợp, hoặc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa 1 vụ hiệu quả không cao sang trồng cây ăn quả của các địa phương trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Thực hiện chủ trương của thành phố khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả, xã An Tường đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển được 10 ha cây ăn quả. Mở đầu cho mục tiêu này, năm 2016, xã An Tường đã quy hoạch diện tích đất soi và đất ruộng 1 vụ ở thôn Viên Châu 1 để trồng cây ăn quả, qua đó làm điểm nhân ra diện rộng ở một số địa bàn khác trong xã. Ông Nguyễn Kim Hoàn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Viên Châu 1 cho biết: “Chúng tôi cũng đã tham quan, học tập một số mô hình trồng cây ăn quả tại một số hộ đã trồng trước đó tại các xã phường khác. Từ những buổi thực tế này, ban đầu có vài hộ đăng ký, về sau số các hộ đăng ký đông dần lên và cuối cùng lên đến con số 27 hộ với tổng diện tích gần 2,5 ha”.
Mô hình trồng ổi của gia đình bà Phùng Thị Mua, tổ 3, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang).
Video đang HOT
Thôn Viên Châu 1 thành lập tổ trồng cây ăn quả với 27 thành viên. Được sự tư vấn, hướng dẫn của một số đoàn thể xã, tổ đã về trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội để chọn mua hơn 1.000 cây giống bưởi da xanh và hơn 400 cây táo đại về trồng. Bà Nguyễn Thị Tâm, tổ trưởng tổ trồng cây ăn quả cho biết: “Ngay khi bắt đầu trồng cây, xã, thôn đã hỗ trợ 14,5 triệu đồng để mua giống, rồi có lớp tập huấn nào về trồng cây ăn quả của xã, của thành phố xã đều tạo điều kiện để các thành viên được tham gia học.
Từ năm 2013 đến năm 2015, thực hiện Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thành phố đã hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho các mô hình sản xuất nông nghiệp một số loại cây trồng như cam đường, bưởi, táo, thanh long, hồng ngâm… Mức hỗ trợ từ 10 – 20 triệu đồng/ha theo từng loại cây. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, thành phố đã có hơn chục mô hình với diện tích trên 38 ha được hỗ trợ trên 369 triệu đồng và có hơn 200 lượt hộ được thụ hưởng chính sách. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác ngày càng nâng cao, bình quân đạt 90 triệu đồng/ha.
Phường Tân Hà hiện có gần 30 ha cây ăn quả, trong đó tổ 1 và tổ 3 có 7 – 8 ha cây ăn quả, các tổ còn lại cũng phát triển được từ 3 – 5 ha. Theo đồng chí Trần Xuân Thiểm, Bí thư Đảng ủy phường Tân Hà, cùng với việc khuyến khích bà con tận dụng để mở rộng diện tích, phường cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ bà con phát triển theo hướng an toàn, đưa sản xuất VietGAP vào áp dụng cho một số diện tích cây ăn quả trên địa bàn. Chất lượng cây ăn quả vì thế tăng lên, thu nhập của người trồng cây ăn quả cũng dần ổn định, nhiều hộ có thu nhập tới 100 triệu đồng/năm từ mô hình cây ăn quả.
Ngoài tổ hợp tác trồng cây ăn quả phường Tân Hà đang được duy trì, thành phố đã hình thành 2 hợp tác xã trồng cây ăn quả là hợp tác xã trồng cây ăn quả Quang Vinh, xã Thái Long với 14 thành viên và hợp tác xã trồng rau và cây ăn quả Đội Cấn, xã Đội Cấn với 10 thành viên. Hoạt động của các hợp tác xã và tổ hợp tác trên cơ sở hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sẽ giúp cho việc phát triển cây ăn quả của thành phố bền vững hơn.
Theo Phương Thùy (Báo Tuyên Quang)
Trồng thanh long trên đất nhiễm phèn thu nhập gấp 7 lần trồng lúa
Chọn thanh long làm cây trồng giúp khắc phục tình trạng hạn, mặn tại huyện Gò Công (Tiền Giang), nhiều hộ dân đang thu được hiệu quả kinh tế bước đầu tương đối lạc quan.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn, gần đây nông dân vùng ngọt hóa huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang đã nhân rộng mô hình trồng cây thanh long thương phẩm trên vùng đất lúa.
Ảnh minh họa
Vùng ngọt hóa Gò Công có gần 500 ha cây thanh long, tập trung ở các vùng thường bị nhiễm mặn ven sông, ven biển của huyện Gò Công Tây, Thị xã Gò Công, Gò Công Đông. Theo nông dân, cây thanh long rất thích hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước của khu vực này và cho năng suất cao.
Với mức giá thanh long (ruột trắng) trên 10.000 đồng một kg, người trồng thanh long có thu nhập khá. Riêng thanh long ruột đỏ bán giá cao, cho lãi cao từ 7-10 lần so với trồng lúa.
Ông Nguyễn Thân Duy - Phó chủ tịch UBND xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cho biết, xã đã đề xuất với UBND huyện cho thành lập dự án cây thanh long. Được huyện thống nhất, chính quyền địa phương vận động nhân dân hưởng ứng phong trào trồng thì cây thanh long phát triển tốt.
"Hiện nay, xã Đồng Sơn có 320 ha thanh long theo 2 khu. Khu Ninh Đồng Ba đã cho trái còn khu Khương Thọ mới trồng 2 năm. Được huyện đầu tư, chuyển đổi khoa học nên cây thanh long phát triển tốt", ông Duy cho biết.
Theo P.V (VOV)
Cách làm mới tiết kiệm điện cho người trồng thanh long Ngày 10.8, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công ty cổ phần Bóng đèn Rạng Đông tổ chức hội thảo ứng dụng đèn tiết kiệm điện năng compact ánh sáng đỏ trong sản xuất thanh long. Những năm qua, cây thanh long trở thành cây làm giàu của nông dân tỉnh Bình Thuận. Toàn tỉnh hiện có diện tích thanh...