Tuyên Quang: Vay vốn ưu đãi trồng chè sạch, thu nhập tăng gấp 3
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đã có vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm được việc làm mới, từng bước cải thiện đời sống theo hướng bền vững.
Liên kết trồng chè sạch
Anh Nguyễn Mạnh Thắng là người đầu tiên ở thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương xây dựng thành công mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP. Hiện anh Thắng là Giám đốc HTX chè Ngân Sơn Trung Long. Anh Thắng cho biết: Người dân thôn Trung Long có truyền thống trồng chè nhiều đời. Tuy nhiên, trước đây, hầu hết người dân ở Trung Long trồng chè theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm, chẳng theo một quy trình hay tiêu chuẩn nào nên chất lượng chè không ổn định.
Năm 2013, anh Thắng thành lập tổ hợp tác với số thành viên ban đầu là 8 người và có khoảng 40 gia đình trồng chè liên kết cùng nhau sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Để phát triển sản xuất, anh Thắng và các hội viên mạnh dạn vay vốn ưu đãi chương trình hộ nghèo và chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương.
Anh Nguyễn Mạnh Thắng – Giám đốc HTX chè Ngân Sơn Trung Long trao đổi kinh nghiệm trồng chè VietGAP với các thành viên trong HTX . (ảnh: Thu Hà)
“Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc và chế biến chè, sản phẩm chè xanh của HTX có giá ban đầu 70.000 – 80.000 đồng/kg, nay tăng lên 200.000 – 250.000 đồng/kg. Từ trồng chè nhiều hội viên trong HTX đã có thu nhập khấm khá”- anh Thắng phấn khởi nói.
Anh Đoàn Văn Thạnh – Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) của thôn Trung Long, cho biết: Hiện tổ có 23 hội viên, trong đó có 19 hội viên còn dư nợ trên 650 triệu đồng. Các hộ gia đình trong tổ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để đầu tư trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò… Nhìn chung, các gia đình đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Theo anh Thạnh, hội viên vay vốn Ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất kinh doanh được hưởng nhiều ưu đãi: Lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có nhiều chương trình vay ủy thác từ nguồn vốn của các tổ chức. Cùng với cho vay vốn ưu đãi, các thành viên vay vốn trong tổ còn được hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Nhiều hội viên đã trả hết nợ vay từ Ngân hàng CSXH nhưng vẫn muốn tham gia sinh hoạt tại tổ.
Video đang HOT
Ủy thác vốn vay hiệu quả
Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương Đỗ Văn Hùng cho biết, tính từ năm 2014 đến 30/6/2019, đã có 26.428 hộ là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng, trong đó có nhiều hộ đầu tư sản xuất kinh doanh như anh Thắng và các hộ trồng chè ở xã Trung Yên.
Theo ông Hùng, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương đang thực hiện 2 phương thức cho vay, đó là cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Trong đó, phương thức cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội, chiếm tỷ lệ rất lớn.
Cụ thể: Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Dương có 526 tổ TKVV đang hoạt động với tổng dư nợ ủy thác trên 549 tỷ đồng (trên 17.280 hộ vay), chiếm tỷ trọng 99,6% tổng dư nợ, tăng trên 40 tỷ đồng so với đầu năm 2019. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân là 137 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ 153 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Hội Cựu chiến binh 134 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Đoàn Thanh niên 102 tỷ đồng.
Thông qua công tác ủy thác, cơ chế cho vay của Ngân hàng CSXH được các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, phổ biến và triển khai đến hội viên kịp thời và liên tục. Quy trình cho vay được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, minh bạch. Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn vốn được các tổ chức hội kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng theo dõi địa bàn xã tăng cường công tác kiểm tra trong, trước và sau cho vay, đảm bảo đối tượng thụ hưởng sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.
Theo Danviet
Người đưa chè thơm ngon Trung Long "bay" sang châu Âu
Anh Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc HTX chè Ngân Sơn Trung Long ở xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng thành công mô hình sản xuất chè theo quy trình hữu cơ mang lại nguồn thu ổn định bền vững cho gia đình và nhiều hộ dân địa phương.
Nhờ thành tích trong lao động, anh Thắng đã được bình chọn là 1 trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".
Vượt lên từ thất bại
Sau quá trình áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ vào sản xuất chè và đầu tư áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại vào chăm sóc, chế biến, đến nay, anh Thắng và bà con ở địa phương đã làm chủ được công nghệ và thuần thục các công việc sản xuất chè hữu cơ.
Anh Thắng lắp đặt hệ thống tưới hiện đại chăm sóc chè của mình ở Tuyên Quang. Ảnh: Minh Ngọc
Hiện, sản phẩm chè của HTX Ngân Sơn Trung Long đã được bạn hàng ở khắp các tỉnh biết đến và đặt hàng. Nhờ sản xuất chè theo tiêu chuẩn cao nên giá chè của anh Thắng cũng có giá bán cao hơn chè truyền thống khoảng trên dưới 700.000 đồng/kg chè.
Ít ai biết rằng, để có được kết quả như ngày hôm nay, anh Thắng đã phải trải qua nhiều lần thất bại và phải "trả học phí" hàng tỷ đồng. Năm 2008, sau khi thất bại từ chăn nuôi, anh Thắng đã quyết định chuyển hướng sang trồng ớt xuất khẩu với tổng diện tích 12ha. Do không tìm hiểu kỹ thông tin, không kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm khiến anh phải gặp "quả đắng" vì bị đối tác từ chối. Cùng thời điểm đó, giá ớt trong nước cũng rớt thê thảm khiến cho sản phẩm của anh bị ế và thua lỗ trên 600 triệu đồng.
"Liên tiếp thất bại, nhiều người tưởng tôi sẽ gục ngã nên khuyên dừng lại và chuyển hướng làm ăn. Tuy nhiên, tôi vẫn kiên trì và quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp của mình đến cùng"- anh Thắng nói.
Qua mỗi lần thất bại, anh Thắng lại đúc rút ra các kinh nghiệm cho riêng mình. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, đầu những năm 2010, anh Thắng đã tìm được hướng đi tiếp cho mình đó là thử nghiệm đưa vào sản xuất sản phẩm chè của quê hương.
Để có được kinh nghiệm sản xuất, anh Thắng đã lặn lội đi khắp các vùng chè nổi tiếng của cả nước ở Thái Nguyên, Hải Dương... và "nằm vùng" ở các đồi chè để nghiên cứu.
Sau khi có kiến thức sản xuất, năm 2012, anh Thắng mạnh dạn vay mượn tiền của bạn bè, người thân để đầu tư nhà xưởng chế biến chè khô, tạo bước đệm thực hiện ý tưởng xây dựng một vùng nguyên liệu làm chè an toàn. Dần dần anh đã thuyết phục được một số người tâm huyết với chè thành lập Tổ hợp tác sản xuất và chế biến chè Trung Long với 6 thành viên.
Biết được ý tưởng và tâm huyết của anh với sản phẩm quê hương, nhiều cơ quan, đoàn thể ở tỉnh đã nhanh chóng vào cuộc tiếp sức cho anh Thắng sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và tiến hành xây dựng các đề án hỗ trợ.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy trình chăm sóc chè an toàn, tháng 7/2014, Tổ hợp tác sản xuất và chế biến chè Trung Long với cơ sở chế biến chè Ngân Sơn chính thức được cấp chứng nhận sản phẩm chè an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tiếp đó, đến tháng 4/2017, sản phẩm chè xanh của Hợp tác xã tiếp tục đón tin vui khi được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Chè xanh Trung Long".
Đưa chè đặc sản "bay xa"
Sau khi có có thương hiệu, tiêu chuẩn, sản phẩm chè đặc sản Trung Long đã tăng thêm sức cạnh tranh. Thông qua các buổi giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm ở khắp các tỉnh, thương hiệu "Chè xanh Trung Long" nhanh chóng được khách hàng khắp các tỉnh, thành biết tới với chất lượng thơm, ngon hảo hạng.
Nhờ vậy, giá bán ngày một nâng cao, tăng gấp 2 - 3 lần so với trước kia. Một cân chè xanh Trung Long hiện được bán với giá trên dưới 700.000 đồng/kg.
Hiện, toàn bộ diện tích hơn 4ha chè hữu cơ, anh Thắng đều đầu tư hệ thống tưới nước tự động rất hiện đại. "Sau khi lắp đặt hệ thống tưới mới này các nương chè luôn đạt độ ẩm nhất định từ 50 đến 55%, năng xuất tăng lên từ 20 đến 30%, chất lượng chè ngon hơn bởi vì khi tưới cây chè sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trong đất nhanh hơn"-anh Thắng tiết lộ. Với trên 4ha chè hữu cơ, thời gian đầu đã cho thu hoạch 10 lứa chè, lứa đầu tiên thu từ tháng 1 đến tháng, các tháng tiếp theo mỗi tháng cho thu hoạch một lứa.
Dự kiến vào cuối năm nay HTX sẽ cho ra mắt sản phẩm chè nõn được sản xuất theo quy trình hữu cơ và chiến lược dài hạn là năm 2025 sản phẩm chè sản xuất theo quy trình hữu cơ của đơn vị sẽ được xuất khẩu đi nước ngoài và thị trường mũi nhọn hướng đến đó là các nước châu Âu.
Theo Danviet
Mỗi năm thu 300 triệu đồng nhờ nuôi thứ gà ri vàng như rơm nếp Sau 3 năm nuôi gà ri, gia đình anh Tạ Văn Thực (trong ảnh), thôn Linh An, xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã vươn lên trở thành hộ khá giả, thu 300 triệu đồng mỗi năm. Anh Tạ Văn Thực học được nghề chăn nuôi gà ri của người dân huyện Văn Giang (Hưng Yên) trong thời gian anh đi...