Tuyên Quang: Rừng phòng hộ thôn Lăng Chua bị chặt phá trơ trọi
Hàng nghìn mét rừng phòng hộ tại thôn Lăng Chua, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, bị phá trắng chỉ còn lại những gốc cây có đường kính từ 15 đến 20 cm nằm trơ trọi trên sườn đồi.
Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ bị chặt hạ này do một người dân địa phương tự ý bán cho người khác “khai thác” trong khi lực lượng kiểm lâm cũng như chính quyền địa phương không hề hay biết.
Toàn cảnh rừng phòng hộ thôn Lăng Chua, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa bị tàn phá. Ảnh: Vũ Quang – Quang Cường/TTXVN
Sau gần 1 giờ đồng hồ len lỏi qua những con đường mòn, trèo đồi, lội suối, chúng tôi có mặt tại khu vực rừng phòng hộ mới bị chặt phá thuộc thôn Lăng Chua, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn này có tác dụng quan trọng trong việc chống lũ quét, xói mòn, sạt lở đất. Đây cũng là khu vực đầu nguồn của suối Khe Khuổi Nọi, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân xã Trung Hà.
Ông Đặng Văn Minh (thôn Lăng Chua, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) là người đã bán diện tích rừng phòng hộ trên cho người khác để khai thác. Ông Đặng Văn Minh cho biết: “Gia đình tôi đã bán cho ông Điệp khoảng 0,8 ha rừng phòng hộ do gia đình tôi quản lý, sử dụng, với giá 9 triệu đồng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Đặng Văn Minh không đưa ra được văn bản hay giấy tờ nào chứng minh là diện tích rừng đã bán này thuộc quyền khai thác, sử dụng của gia đình ông. Ông Đặng Văn Minh cho biết thêm, khi bán khu rừng trên cho ông Điệp, ông và ông Điệp chỉ thỏa thuận miệng, không có giấy tờ hay hợp đồng mua bán. Thủ tục khai thác rừng do ông Điệp tự thực hiện.
Ông Triệu Văn Tá, Trưởng thôn Lăng Chua, xã Trung Hà, khẳng định: Diện tích rừng ông Minh bán cho ông Điệp (đăng ký tạm trú tại thôn Bản Tháng, xã Trung Hà) khai thác, nằm trong khu vực rừng phòng hộ, nghiêm cấm chặt phá, khai thác.
Sau khi nhận được thông tin ông Đặng Văn Minh bán rừng cho ông Điệp để khai thác, lãnh đạo thôn Lăng Chua đã phối hợp với UBND xã Trung Hà, cán bộ kiểm lâm để xác minh, kiểm tra, nhắc nhở các đối tượng không được tự ý khai thác, chặt hạ cây cối trong khu vực rừng phòng hộ. Ông Triệu Văn Tá cho biết, diện tích rừng ông Minh bán cho ông Điệp là rừng phòng hộ, thôn không có bất cứ loại giấy tờ, văn bản nào giao cho ông Minh quản lý. Khi chặt hạ khu rừng trên, ông Điệp đã không báo cáo với chính quyền thôn, xã, mà tự ý thuê người chặt hạ.
Ông Ma Doãn Lưu, Chủ tịch UBND xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, xác nhận có tình trạng chặt phá rừng phòng hộ tại thôn Lăng Chua. Sau khi nhận được tin báo, UBND xã đã phối hợp với Trạm kiểm lâm Trung Hà tới hiện trường lập biên bản thu giữ và chuyển số lâm sản trên về Trạm Kiểm lâm để xử lý theo quy định. Trước đó, UBND xã Trung Hà không nhận được bất kỳ giấy tờ nào xin phép khai thác lâm sản tại khu vực thôn Lăng Chua.
Biên bản kiểm tra về việc tàng trữ lâm sản trái pháp luật do Trạm Kiểm lâm Trung Hà, phối hợp với đại diện UBND xã Trung Hà và thôn Lăng Chua lập ngày 29/2/2020 ghi rõ: “Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện có lâm sản tập kết ven quốc lộ đi xã Hồng Quang, với số lượng 583 đoạn gỗ bồ đề, khối lượng 15,077 m3″.
Theo phản ánh của người dân, toàn bộ số gỗ trên được khai thác từ lô rừng trồng của ông Đặng Văn Minh, thôn Lăng Chua, xã Trung Hà. Tuy nhiên, ông Trần Văn Tuyến, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Trung Hà cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Trạm kiểm lâm Trung Hà vẫn chưa xác định số gỗ trên được khai thác từ khu vực nào. Trạm đã ra thông báo tìm chủ sở hữu nhưng chưa có ai đến nhận. Trước đây, ông Đặng Văn Minh đã có lần xin được khai thác lâm sản. Sau khi kiểm tra khu vực ông Minh xin khai thác thuộc rừng phòng hộ nên Trạm kiểm lâm Trung Hà không làm thủ tục cho khai thác. Việc ông Minh bán rừng cho ông Điệp và khu rừng đó đã bị phá trắng đến nay Trạm chưa nắm được.
Sự việc người dân tự ý mua, bán, tự chặt phá rừng phòng hộ tại xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, đã xảy ra cách đây hơn 2 tháng nhưng các đơn vị liên quan vẫn chưa xử lý theo quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang cần nhanh chóng điều tra, xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để có hình thức xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, các ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang phải quyết liệt hơn trong việc kiểm tra, quản lý rừng, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn việc chặt phá rừng phòng hộ.
Nắng hạn, rừng ở MDrak-Đắk Lắk có nguy cơ cháy cao
Do nắng hạn kéo dài nhiều tháng liền khiến nhiều diện tích rừng ở đây đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm.
Huyện MDrak, tỉnh Đắk Lắk có gần 63.000 ha rừng. Do nắng hạn kéo dài nhiều tháng liền khiến nhiều diện tích rừng ở đây đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm. Ngành chức năng ở huyện MDrak cùng các chủ rừng đang tích cực triển khai phòng, chống cháy rừng.
Tổ chức dọn thực bì để cản lửa.
Thời điểm này, nhiều diện tích rừng tại các tiểu khu: 776, 781, 782, ....thuộc núi Vọng Phu ở huyện MDrak, tỉnh Đắk Lắk đã trải qua nhiều tháng nắng hạn, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Ông Nguyễn Văn Nam, cán bộ Trạm kiểm lâm số 1 thuộc Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ núi Vọng Phu cho biết: Trạm bảo vệ hơn 36.000 ha rừng tự nhiên, nhưng chỉ có 7 người nên thời kỳ cao điểm này ai cũng phải ứng trực, canh phòng cháy.
"Nguy cơ cấp báo hiện nay ở mức rất nguy hiểm, cấp 5 rồi. Chúng tôi bố trí 100% quân số, chia ra thành các tổ để ứng trực 24/24 phòng, chống cháy rừng. Để phòng chống hiệu quả anh em luôn mang theo bình chữa cháy CO2, can nước, dao rựa nếu thấy cháy thì tổ chức dập lửa ngay. Cả tháng nay sáng nào chúng tôi đi tuần các khu vực xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao như: Buôn M'o, M'jam, buôn Cùi xã Ea Trang là những khu vực nhiều thông rễ cháy rừng để phòng cháy."
Nguy cơ cháy rừng cũng đang đe dọa nhiều diện tích rừng trồng. Theo ông Phan Văn Châu - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp MDrak, hiện đơn vị quản lý 25.000 ha rừng; trong đó 9.200 ha là rừng tự nhiên, khoảng 5.300 ha rừng trồng. Trong số trên 5.300 ha rừng trồng đều nằm sát với các khu dân cư nên rất dễ xảy ra nguy cơ cháy. Do vậy, công tác phòng chống cháy rừng của đơn vị đang được triển khai quyết liệt.
"Vùng tiểu khí hậu của MDrak thường kéo dài hơn so với các địa phương khác trong tỉnh là kéo dài từ đầu năm tới tháng 7 mới kết thúc mùa khô. Chúng tôi luôn rà soát, củng cố lại hệ thống đường băng cản lửa, lớp thực bì phát sinh được mang ra khỏi rừng để phòng chống cháy rừng. Bố trí 100% quân số ứng trực để xử lý nếu có cháy. Tuyên truyền đến người dân sống gần rừng luôn đề cao cảnh giác phòng chống cháy rừng".
Các chủ rừng ở huyện MDrak đang tích cực triển khai các biện pháp cấp bách PCCCR.
Ông Y Knak Byă - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mdrak cho biết: Hiện vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao nhất là khoảng 45.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Cư San, Ea Trang, Ea H'Mlây, khu vực giáp ranh với một số địa phương của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Nắng nóng gay gắt khiến các thảm thực bì hay cành khô của cây rất dễ bắt lửa. Khi có cháy thì rất khó xử lý vì hầu hết sông suối, ao hồ hay các công trình thủy lợi tại khu vực này đều đã cạn trơ đáy. Lực lượng kiểm lâm đang tích cực phối hợp với các chủ rừng triển khai nhiều phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.
"Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng phải thực hiện nghiệm công tác tuần tra kiểm soát PCCCR nhằm bảo vệ rừng trong cao điểm mùa khô. Cụ thể, hướng dẫn UBND các xã, chủ rừng xây hệ thống đường băng cản lửa, chòi gác; yêu cầu các chủ rừng huy động 100% quân số thực hiện ứng trực PCCCR. Lực lượng của Hạt kiểm lâm chúng tôi luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị máy bơm áp suất lớn, nhiều bình phun CO2, vỉ dập lửa để tăng cường hỗ trợ các chủ rừng nếu có cháy xảy ra...".
Bảo vệ rừng qua thời kỳ nguy hiểm Trước khi bắt đầu mùa mưa (khoảng giữa tháng 5-2020) vùng Bảy Núi - An Giang đang phải trải qua mùa khô khắc nghiệt nhất trong hàng chục năm qua. Nhiệt độ tăng cao, lượng nước thiếu trong khi hơn 7.000ha rừng đang trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. Tăng cường lực lượng...