Tuyên Quang quyết nói “không” với thuốc lá
Nhiều năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, linh hoạt trong việc tư vấn, nhận thức của người dân, đặc biệt là nông dân của tỉnh Tuyên Quang trong việc cai, giảm hút thuốc lá đã được thay đổi rõ rệt.
Đa dạng trong công tác truyền thông
Ông Đỗ Trung Kiên – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang cho biết, toàn tỉnh có 113.000 hội viên. Do đặc thù công việc cũng như môi trường làm việc tự do, vất vả nên khá nhiều nông dân hút thuốc lá. “Nhiều năm gần đây, Hội đã phối hợp với nhiều tổ chức, đoàn thể thực hiện tuyên truyền. Hội cũng đã đưa nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá vào tuyên truyền xen kẽ với nhiều nội dung khác” – ông Kiên nói.
Lớp truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá tại huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ảnh: T.A
Ngoài việc truyền thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, Hội còn thực hiện qua các kênh thông tin đại chúng như loa phát thanh của thôn, xã để nâng cao ý thức người dân. Bên cạnh đó, các chi hội cũng đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng tiếng dân tộc qua những cuộc họp thôn, bản để người dân hiểu được tác hại của thuốc lá và dần từ bỏ”. Ông Bùi Đức Thắng – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Tuyên Quang
Hiện nay, để đa dạng các nội dung tuyên truyền, tổ chức hội thường kết hợp tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung với các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá, khiếu nại tố cáo… Ngoài ra Hội Nông dân cũng xây dựng được 140 câu lạc bộ nông dân với pháp luật tại 140 xã, phường. Ngoài việc tuyên truyền về chính sách pháp luật, câu lạc bộ cũng thường đề cập đến các vấn đề về phòng chống tác hại của thuốc lá.
Theo ông Kiên, cuối năm 2016, đơn vị cũng phối hợp với Trung ương Hội Nông dân thực hiện mở hai lớp truyền thông về tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá tại thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương. Theo đó, có 180 hội viên, cán bộ được đào tạo về kiến thức về phòng chống tác hại thuốc lá.
Video đang HOT
Đưa vào chỉ tiêu xây dựng nôn thôn mới
Không chỉ Hội Nông dân, nhiều đơn vị khác như Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh tại tỉnh Tuyên Quang cũng đang thực hiện rất tốt công tác truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
Ông Bùi Đức Thắng – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Tuyên Quang cho biết, để đạt được kết quả truyền thông như mong muốn, trong quá trình tuyên truyền, Hội Cựu chiến binh các cấp có sự chuẩn bị kỹ, có nội dung tuyên truyền bài bản sinh động, cụ thể, sát với thực tế cuộc sống của hội viên. Đồng thời, Hội kết hợp với nhiều đơn vị, tổ chức hội để thực hiện.
Phương châm tuyên truyền của các tổ chức là ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, không cần phải ghi chép để đạt hiệu quả cao khi có đến 90% hội viên là nông dân. Do vậy, hình thức tuyên truyền cũng cần phải linh hoạt, phù hợp với cuộc sống của người nông dân. “Đối với đặc thù của tỉnh, chúng tôi thấy rằng, không nhất thiết phải tổ chức một hội nghị quy mô vì từ bờ ruộng cho đến nương ngô, nương sắn, trong những buổi sinh hoạt thôn… ở đâu cũng có thể tuyên truyền được” – ông Thắng nói.
Nhờ gắn hoạt động tuyên truyền với công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viên những người làm tốt và kiên quyết xử lý những hội viên không thực nên tỷ lệ người bỏ thuốc lá hàng năm của Hội giảm nhanh.
Theo Danviet
Người Vân Kiều dần "đoạn tuyệt" thuốc lá
Một thời gian rất dài, người Vân Kiều ở xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) hút thuốc như... cơm ăn, nước uống hàng ngày. Thế nhưng hiện nay, hầu hết phụ nữ và nhiều đàn ông Vân Kiều ở đây đã "đoạn tuyệt" với thuốc lá nhờ sự kiên trì vận động của các cấp Hội Nông dân...
Một thời cả xã "phì phèo"
Một thời gian dài trước đây, người Vân Kiều ở xã Ngân Thủy cũng có cuộc sống du canh du cư nay đây, mai đó giữa đại ngàn trường Trường Sơn. Cuộc sống giữa chốn rừng sâu, núi thẳm nên người Vân Kiều thường lấy thuốc lá để chống chọi lại với cái rét, từ năm này qua năm khác mà trở thành nghiện thuốc. Đi đến vùng đất mới nào, khi phát được cái rẫy, người Vân Kiều cũng dành một phần đất để trồng thuốc lá có cái mà hút quanh năm. Cứ thế, đàn ông hút đã đành, phụ nữ và cả trẻ con trên 11 tuổi cũng luôn thường trực điếu thuốc lá trên môi.
Trước đây khi phát rẫy, người Vân Kiều đều dành 1 phần đất để trồng cây thuốc lá
hút quanh năm. ảnh: P.P
Ông Hồ Ba ở bản Đá Còi, xã Ngân Thủy năm nay ngoài 70 tuổi nhưng cũng đã ngót nghét 60 năm gắn bó với điếu thuốc lá như một "món ngon khó bỏ". Ông Ba kể, cuộc sống quanh năm suốt tháng giữa rừng sâu lạnh lẽo nên ông cũng bắt chước người lớn Vân Kiều hút thuốc cho đỡ rét, và cứ thế ông nghiện thuốc cho đến bây giờ.
Trước đây người Vân Kiều chỉ có loại thuốc lá tự tay mình trồng trên rẫy, quanh nhà để hút. Nhưng thời gian gần đây, khi đường sá đi lại dễ dàng hơn, cùng với các loại hàng hóa khác, thuốc lá bao đã tràn về ở hầu hết các bản làng của người Vân Kiều nên nhiều người, đặc biệt là thanh niên rất thích hút thuốc lá đầu lọc được đưa từ miền xuôi lên. Vì thế căn bệnh nghiện thuốc trầm kha của người Vân Kiều ở xã Ngân Thủy này càng trở nên trầm trộng hơn. Theo một lãnh đạo xã Ngân Thủy, người dân không chỉ hút thuốc mọi lúc, mọi nơi khi ở nhà, đi làm trên rẫy... mà ngay tại trụ sở làm việc của xã, người dân đến làm thủ tục và cả cán bộ xã cũng hút thuốc, lúc nào cũng khói bay mù mịt, đầu lọc vứt bừa bãi, rồi thì khạc nhổ rất mất vệ sinh...
Quyết tâm bỏ thuốc
Cũng nhờ sự vận động của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và con gái làm cán bộ xã mà miềng bỏ được thuốc lá đó. Cán bộ nói, hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Mà đúng rứa, từ khi bỏ được thuốc lá miềng thấy sức khỏe của miềng tốt lên nhiều".
Bà Hồ Thị Đăng
Bà Hồ Thị Đăng ở bản Khe Sung, xã Ngân Thủy năm nay 56 tuổi thì cũng ngót nghét hơn 30 năm gắn môi với điếu thuốc. Cứ vài tiếng không có thuốc lá, bà lại thấy người bứt rứt, khó chịu. Dù bận mấy, bà cũng phải nghỉ tay để hút một điếu thuốc mới tiếp tục làm việc tiếp...
Nhưng đó là chuyện của 2 năm về trước, còn hiện tại bà Đăng đã thực sự "đoạn tuyệt" với điếu thuốc. "Cũng nhờ sự vận động của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và con gái làm cán bộ xã mà miềng bỏ được thuốc lá đó. Cán bộ nói, hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Mà đúng rứa, từ khi bỏ được thuốc lá miềng thấy sức khỏe của miềng tốt lên nhiều..." - bà Đăng nói.
Ông Nguyễn Thông -Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngân Thủy cho biết, Ngân Thủy là nơi sinh sống của người dân tộc Vân Kiều,l à một xã miền núi khó khăn của huyện Lệ Thủy với gần 80% là hộ nghèo. Thói quen hút thuốc trong cộng đồng người Vân Kiều nơi đây đã có từ lâu đời, trong đó hầu hết bà con hội viên nông dân (cả đàn ông và phụ nữ) đều hút thuốc. Trước tình hình đó, Ban chấp hành Hội Nông dân xã Ngân Thủy nhận thấy, không chỉ tuyên truyền chung mà phải xây dựng mô hình để khuyến khích, động viên bà con hội viên bỏ hút thuốc lá. Qua nhiều lần bàn bạc, Ban chấp hành Hội đã thống nhất xây dựng các tổ nhóm vận động "Hội viên nông dân nói không với thuốc lá" ngay tại các chi hội, thôn bản.
Bản Đá Còi là một trong những bản sớm thành lập được nhóm sinh hoạt "Hội viên nông dân nói không với thuốc lá" và có nhiều hội viên nông dân sớm "nói không với thuốc" nhất xã Ngân Thủy. Để làm được điều đó, Chi hội nông dân bản Đá Còi đã thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt tập thể, ngoài phổ biến những kiến thức về nông nghiệp, nông vụ, chi hội cũng tuyên truyền để chị hội viên thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, đời sống và kinh tế gia đình. Không chỉ có vậy, các cán bộ Hội Nông dân xã, thôn, bản còn đến nhà bà con, thủ thỉ nhỏ to về tác hại của thuốc lá. Và để bà con tin mình, cán bộ nông dân phải là những người làm gương bỏ thuốc lá trước nhất.
Theo ông Hồ Văn Bôn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngân Thủy, nhờ sự kiên trì vận động của Hội Nông dân và các đoàn thể xã hội khác ở xã Ngân Thủy mà hiện nay hầu hết chị em phụ nữ và nhiều người đàn ông ở xã Ngân Thủy đã bỏ được thuốc lá. Tại trụ sở xã, hội trường thôn hiện nay đã không còn cảnh "khói bay mịt mù" mỗi lần người dân đến làm việc, hội họp.../.
Theo Danviet
Gần 400 người đua thuyền trên sông Lô Chiều mùng 4 Tết Đinh Dậu, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức hội đua thuyền trên sông Lô với 390 vận động viên đến từ 13 đơn vị xã, phường trên địa bàn tham gia. Mỗi đội sẽ phải trải qua một vòng đua trên sông Lô (đoạn từ bến phà Nông Tiến cũ đến soi Tình Húc và ngược dòng quay...