Tuyên Quang: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Tuyên Quang có nguồn tài nguyên rừng qúy giá với nhiều hệ động thực vật phong phú, rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch.
Nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phát triển bền vững, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được tỉnh Tuyên Quang chú trọng.
Phát triển những khu du lịch trọng điểm của tỉnh
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình, điểm du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh có diện tích trên 21.000ha, với sự đa dạng về cảnh sắc thiên nhiên, phong phú về động, thực vật, trong đó có 8.000ha diện tích mặt nước.
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình. Ảnh: Hoàng Hưng
Nơi đây được ví như “nàng tiên xanh giữa rừng đại ngàn” bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao. Nơi đây có lợi thế rất lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Hiện nay, đây đang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đến khám phá rừng nguyên sinh kết hợp tham quan vùng lòng hồ thủy điện với những khung cảnh thơ mộng và huyền bí với những danh lam thắng cảnh như núi Pắc Tạ, danh thắng 99 ngọn núi Thượng Lâm huyền thoại, hòn Cọc Vài phạ, Núi Đổ…
Đặc biệt ẩn chứa trong những cánh rừng nguyên sinh là hệ thống các thác nước, hang động nguyên sơ, kỳ vĩ chứa đựng những sự tích, huyền thoại gắn với sinh hoạt đời sống lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, khiến nơi đây trở thành điểm đến ưa thích của du khách.
Ruộng bậc thang tại Hồng Thái, Na Hang. Ảnh: Hoàng Hưng
Những năm gần đây, chính quyền địa phương và người dân đã đồng hành khai thác tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch sinh thái. Với các tour tuyến du lịch, trải nghiệm rừng nguyên sinh, du lịch lòng hồ, khám phá hang động, thác nước…
Điển hình như huyện Na Hang đang thí điểm mô hình du lịch trải nghiệm đưa du khách đi thăm những cây nghiến, rừng nghiến cổ thụ, tour khám phá vẻ đẹp của khu rừng già nguyên sinh Đồng Man – Lũng Tẩu, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, được ngắm nhìn rừng hoa phách tím nở…
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên rừng để phục vụ du lịch cần đặt lợi ích bảo tồn lên trên lợi ích kinh tế. Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ cảnh quan, môi trường và phát triển rừng. Các địa phương tại Tuyên Quang cần có một chiến lược phát triển du lịch phù hợp, có sự quản lý theo hệ thống để khai thác tốt, bền vững và hài hòa giữa mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.
Nhiều giải pháp bảo vệ rừng
Tuyên Quang có 448.680ha rừng và đất lâm nghiệp (gồm đất rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất). Tổng diện tích rừng hiện có là hơn 422.400 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 281.700 ha; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt hơn 65%, đứng thứ ba cả nước, theo báo Tuyên Quang.
Video đang HOT
Với hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, có trên 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như trai, nghiến, bách xanh đá, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, thông Pà Cò… đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được những cá thể nghiến nghìn năm tuổi với đường kính rộng từ 4 – 5m.
Nhiều loài động vật ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới như voọc mũi hếch, voọc đen má trắng, khỉ lông vàng, khỉ mặt đỏ, cu li lớn, cu li nhỏ, tắc kè, rắn hổ mang…
Đặc biệt, mỗi cánh rừng nguyên sinh ở các huyện Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên, Sơn Dương… đều có những đặc trưng riêng mang đến tiềm năng du lịch sinh thái độc đáo.
Thác Nặm Me (Tuyên Quang) có vẻ đẹp ấn tượng với 15 tầng thác, xen giữa các tầng thác lớn là những tầng thác nhỏ, tạo nên “dải lụa trắng mềm mại” nổi bật giữa xanh thẳm núi rừng.
Huyện Sơn Dương có 3.100 ha rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt. Mặc dù địa bàn rộng nhưng nhờ làm tốt công tác tuần tra bảo vệ, kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ gia đình về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác bảo vệ rừng đặc dụng gắn với các địa danh lịch sử, từ đó các hộ đã tự nguyện ký cam kết bảo vệ rừng.
Huyện Lâm Bình thực hiện nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng, trong đó có giải pháp dựa vào dân để giữ rừng. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện khá lớn, lên đến gần 78%.
Xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về rừng cho chính quyền các xã, thị trấn và người dân là cách huyện Na Hang thực hiện. Đến nay, toàn bộ các xã, thị trấn của huyện đã thành lập ban chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừng với 281 thành viên.
Cùng với khu rừng đặc dụng của huyện Na Hang, Tuyên Quang còn có những cánh rừng đặc dụng Tân Trào (huyện Sơn Dương), rừng đặc dụng Cham Chu (huyện Hàm Yên).
Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về rừng thì các ngành, địa phương phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách mới của nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, người dân được hưởng lợi, từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ rừng.
Vẻ đẹp hoang sơ, ảo diệu của thác Khuổi Súng giữa núi rừng xứ Tuyên
Thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, Khuổi Súng được biết đến là một trong những thác nước đẹp của tỉnh Tuyên Quang, từ trên cao chảy xuống, thác tung bọt trắng xóa tựa như một dải lụa.
Ảnh: Hoàng Hưng
Thác Khuổi Súng bắt nguồn từ dãy núi Sinh Long gồm nhiều mạch nước ngầm, khe nhỏ chảy đến núi Trung Phìn thì lộ ra thành dòng thác lớn.
Ảnh: Hoàng Hưng
Thác gồm 15 tầng thác lớn nhỏ khác nhau, mỗi tầng rộng từ 30m-50m, trải dài khoảng 5km, cao trung bình hơn 700m so với mặt nước biển, lưu lượng nước lớn quanh năm. Du khách muốn chinh phục được 15 tầng thác thật sự là một thử thách với vách đá dựng đứng, cây cối rậm rạp hoang vu.
Ảnh: Hoàng Hưng
Anh Hoàng Hưng, tác giả bộ ảnh thác Khuổi Súng, chia sẻ "Với tình yêu mãnh liệt với quê hương, tôi quyết tâm thực hiện bộ ảnh thác Khuổi Sung để danh thắng Na Hang - Lâm Bình được nhiều người biết đến. Đó cũng là động lực để tôi tiếp tục hành trình khám phá và giới thiệu cảnh đẹp Tuyên Quang đến mọi người".
Ảnh: Hoàng Hưng
Các tầng thác có độ cao từ 20m đến hơn 120m, được chia thành nhiều tầng thác lớn nhỏ, dòng nước tuôn chảy tạo nên những vũng nước trong vắt ở dưới chân thác.
Ảnh: Hoàng Hưng
Tầng thác thứ 15 cao và đẹp nhất, dòng nước với lưu lượng lớn với bốn mùa nước chảy từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xóa.
Tầng dưới cùng dòng thác này đổ xuống hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình qua một hang động. Ảnh: Hoàng Hưng
Ảnh: Hoàng Hưng
"Để chinh phục thác Khuổi Súng, du khách có thể phải ngủ đêm trong rừng. Từ bến thủy Na Hang, trên chiếc thuyền máy, du khách mất khoảng 1,5 giờ để đi về hướng thác Khuổi Súng. Ngoài ra, du khách có thể đi từ bến Thượng Lâm với khoảng 40 phút. Chào đón du khách là cánh rừng nguyên sinh với tiếng chim hót véo von. Sau đó, du khách sẽ phải đu bám các vách đá, mỏm đá, len lỏi chinh phục đại ngàn để tiếp cận được thác", anh Hưng chia sẻ.
Ảnh: Hoàng Hưng
Du khách nên mang trang phục như quần ống ngắn, áo thun, giày dép... có thể lội nước. Trang phục váy, áo có gam màu nóng như cam, vàng, đỏ... chụp ảnh sẽ rất nổi trên nền màu xanh của núi non, hồ nước.
Ảnh: Hoàng Hưng
Hơn nữa, người trải nghiệm nên mang theo một số đồ uống, đồ ăn vặt... bởi khu vực thác Khuổi Súng nói riêng và khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình nói chung còn rất nguyên sơ, không có khu dân cư, không có các dịch vụ hàng tạp hóa.
Ảnh: Hoàng Hưng
Trong quá trình chinh phục thác, với đặc thù về sự hoang sơ của vùng, sẽ có nhiều điểm không có sóng điện thoại, do đó, nếu có việc cần xử lý, khách tham quan nên thông báo trước cho gia đình, đối tác về khung giờ có thể liên lạc.
Ảnh: Hoàng Hưng
Cho đến nay, thác Khuổi Súng vẫn còn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ. Do đó, nơi đây phù hợp với những ai yêu thích khám phá với thiên nhiên, hòa mình và tận hưởng sự trong lành, khoáng đạt của núi rừng.
Ảnh: Hoàng Hưng
Bên cạnh thác Khuổi Súng, khi đến khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, du khách có thể ghé thăm thác Khuổi Nhi, hang Khuổi Súng, hang Thẳm Cang, Khu danh thắng Cọc Vài, rừng cọ ngập nước và hang khảo cổ Phia Vài, ruộng bậc thang Hồng Thái...
Ảnh: Hoàng Hưng
Để tham quan các điểm đến trên, du khách có thể liên hệ anh Hoàng Hưng (0372 022 022) để được tư vấn lịch trình chi tiết. Được biết, tour 2 ngày 1 đêm có mức giá trọn gói vào khoảng 1,2 đến 1,5 triệu/khách. Chi phí bao gồm lưu trú homestay, ăn uống trên hành trình và đón du khách tại trung tâm thị trấn Na Hang.
Ngược dòng Lô - Gâm ngắm Hạ Long giữa đại ngàn Vài năm trở lại đây, việc phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ đã và đang được các cấp ủy, chính quyền địa phương tại Tuyên Quang quan tâm đặc biệt là các loại hình du lịch: Du lịch hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình, du lịch về nguồn, du lịch tâm linh, văn hóa và ẩm thực... Trong...