Tuyên Quang: Ông tỷ phú nông dân nuôi loài “thủy quái” to bự, lưng đen bóng, thương lái cứ gạ mua
Ông Lê Chiến Thắng, 66 tuổi, xóm 5, xã Tràng Đà ( TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) còn nuôi ba ba gai kết hợp thả các loại cá đặc sản như cá chiên, cá quất. Nhờ nguồn nước sạch, thức ăn đầy đủ, cách phòng trị bệnh đúng khoa học, đàn ba ba, cá đặc sản của gia đình ông luôn phát triển tốt.
Bao năm qua, những ngày trái gió trở trời ông Lê Chiến Thắng, 66 tuổi, xóm 5, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) vẫn bị dày vò bởi di chứng của chất độc hóa học.
Tuy nhiên, vượt lên nỗi đau, ông Thắng vẫn luôn cố gắng vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, hoạt động xã hội năng nổ, trở thành gương đảng viên, cựu chiến binh điển hình tại địa phương.
Thành công từ nuôi ba ba gai
Không chỉ nhiệt tình trong công tác Hội, ông Thắng còn mạnh dạn trong phát triển kinh tế. Ông đã chọn núi Độc để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Một vùng núi Độc dưới bàn tay chăm chỉ khai khẩn đất hoang của ông Thắng và vợ con đã biến thành khu sinh thái mát mẻ. Nhớ lại thời trước kia khu vườn tạp của ông trồng đủ thứ cây mà không có giá trị kinh tế.
Ông Lê Chiến Thắng, xóm 5, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) thành công với mô hình nuôi ba ba gai.
Ở gần núi đá vôi khí hậu lạnh không phải loại cây trồng nào cũng hợp. Nhất là trồng cây keo lấy gỗ thì chỉ còi cọc. Loay hoay tìm hướng cho gần1 ha đất ven núi đá ông Thắng tìm tòi nghiên cứu trồng thử nghiệm mấy chục cây hồng đặc sản không hạt, na dai.
Không ngờ cây hợp chất đất, khí hậu phát triển tốt. Năm nào quả cũng sai, chất lượng quả thơm ngon. Thấy vậy ông nhanh chóng nhân rộng ra hơn 100 cây hồng đặc sản không hạt, 50 cây na dai. Đến nay các cây đang độ 8 năm tuổi cho thu hoạch với năng suất cao.
Video đang HOT
Tận dụng nguồn nước lần trên núi về, ông Thắng xây 3 cái ao to, nhỏ theo hình ruộng bậc thang để nuôi cá. Ông thả các loại cá trắm, chép, mè, trôi, rô phi… nhưng mỗi năm giá trị kinh tế thu về không cao.
Trăn trở tìm hướng đi tiếp, ông tìm đọc nhiều sách báo để học hỏi các mô hình đi trước. Thấy ở Yên Bái có mô hình nuôi ba ba gai bằng nguồn nước núi đá vôi, ông sang tận nơi để học hỏi, mua ba ba con về nuôi.
Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, mưa lũ nước trên núi đổ xuống, mực nước ao dâng nhanh, ba ba gai sổng ra bò đi gần hết. Thất bại, nhưng ông không nản chí, sau mất mát đó ông đã đầu tư xây ao kiên cố, có lưới chống ba ba gai vượt rào.
Ông còn nuôi ba ba gai kết hợp thả các loại cá đặc sản như cá chiên, cá quất. Nhờ nguồn nước sạch, thức ăn đầy đủ, cách phòng trị bệnh đúng khoa học, đàn ba ba, cá đặc sản của gia đình ông luôn phát triển tốt.
Hiện nay, ao của ông có gần 100 con ba ba gai, hàng trăm con cá chiên, cá quất với trọng lượng trung bình 5 – 6 kg/con, với giá bán từ 500 – 700 nghìn đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng ở thành phố.
Cùng với đó tận dụng vườn hồng, vườn na và ao cá mát mẻ, ông Thắng trồng hơn 100 giò lan quý để vừa tạo cảnh quan, vừa bán cho khách hàng có nhu cầu.
Hằng năm, tổng nguồn thu từ mô hình kinh tế của gia đình ông đạt hàng trăm triệu đồng. Ngoài xây được nhà cửa khang trang, sắm tiện nghi sinh hoạt hiện đại, ông còn nuôi các con ăn học nên người.
Hiện một người con gái làm giáo viên Tiếng Anh, một người làm nghề tự do. Còn con cả theo nghiệp của bố, hiện đang làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã.
Thấy mô hình nuôi ba ba gai kết hợp nuôi cá đặc sản của ông Thắng thành công, nhiều hộ lân cận cũng đến học hỏi.
Ông Thắng tận tình chỉ bảo và hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, có gia đình ông Lê Văn Lợi, Lê Bình, Lê Văn Phú, Phạm Bá Long đều có ao nuôi ba ba gai kết hợp cá sông đặc sản cho thu nhập khá.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Bí thư, Trưởng xóm 5, xã Tràng Đà bày tỏ: “Ông Lê Chiến Thắng là tấm gương khắc phục khó khăn, vươn lên công tác xã hội, phát triển kinh tế thành công tại địa phương. Ông Thắng đã được tỉnh, thành phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì đã có thành tích trong công tác xã hội, vươn lên phát triển kinh tế, đảng viên gương mẫu”.
Bây giờ đi đâu người ta cũng gọi ông với cái tên trìu mến “Ông Thắng ba ba”, đó là “thương hiệu” đặc biệt của người cựu chiến binh với nghị lực vươn lên làm giàu cho gia đình và quê hương.
Vượt lên nỗi đau
Cùng bao thế hệ thanh niên khác, năm 1974 ông Thắng chính thức đi bộ đội, khoác ba lô lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Dấu chân ông đã đi qua nhiều tỉnh Tây Nguyên để tiến về Sài Gòn.
Với vai trò là xạ thủ số ba của pháo 12 ly 7 ông Thắng giúp đơn vị mở nhiều đợt tấn công chính xác vào sào huyệt quân địch. Có đợt đi qua sân bay Xuân Lộc (Đồng Nai), đơn vị ông bắt gặp hàng trăm thùng phi bị bỏ lại. Nhưng không ai nghĩ đây là chất độc da cam.
Năm 1979, ông Thắng xuất ngũ trở về địa phương là bệnh binh 2/3 và lúc này biết mình bị nhiễm chất độc hóa học. Ông bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, con sinh ra không được khỏe mạnh, cháu bị dị tật bẩm sinh.
Nhiều đêm trằn trọc nghĩ đến con, cháu lòng ông se lại, không ngủ được. Nhưng nghĩ lại, mình được về với gia đình như thế này là may mắn lắm rồi, nên ông động viên vợ con cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Với phẩm chất của người lính cụ Hồ, ở địa phương mấy chục năm lăn lộn với công tác xã hội, ông từng giữ các chức vụ Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch HTX; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã.
Ông có hơn 20 năm “vác tù và hàng tổng” làm Bí thư chi bộ, Trưởng xóm 10 (nay là xóm 5). Hiện nay, do sức khỏe không tốt, ông tham gia làm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã.
Ông bảo, ông muốn giúp những người đồng đội vươn lên. Ông thường xuyên qua lại, thăm hỏi 17 hội viên trực tiếp và 9 hội viên gián tiếp là con, cháu nạn nhân chất độc da cam. Mặc dù thường xuyên đau yếu, nhưng ông luôn nhiệt tình trong công tác, tích cực cùng Ban chấp hành Hội tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các hộ hội viên khó khăn. Từ đó, giúp phần nào xoa dịu nỗi đau da cam trong hội viên.
Không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Với nhận thức sâu sắc chi bộ là hạt nhân chính trị ở cơ sở, Đảng sẽ mạnh khi các chi bộ mạnh, thời gian qua, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh luôn chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt
Thực hiện Chỉ thị số 10 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 10 thực hiện chỉ thị nói trên của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, từ năm 2009, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo xây dựng và phổ biến Đề án Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Trên cơ sở đó, nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác đảng đã được Đảng ủy Khối tổ chức với hơn 600 cán bộ cấp ủy cơ sở tham gia, trong đó có một chuyên đề riêng về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đảng ủy Khối còn giao ban cụm cơ sở đảng định kỳ 2 lần/năm; bồi dưỡng báo cáo viên; tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi lần thứ nhất nhằm nâng cao kiến thức công tác đảng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho bí thư chi bộ, chú trọng kỹ năng điều hành sinh hoạt chi bộ...
Nhờ đó, các chi, đảng bộ đã có nhiều chuyển biến về công tác chuẩn bị, chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ. Trước khi có Chỉ thị số 10 và Đề án của Đảng ủy Khối, tỷ lệ sinh hoạt chi bộ đều kỳ chỉ đạt 85%; số đảng viên sinh hoạt chi bộ thường chỉ đạt 80 - 90%/kỳ họp. Nội dung sinh hoạt chủ yếu giải quyết công việc sự vụ, nặng về chuyên môn, thiếu thảo luận giải quyết vướng mắc trong xây dựng nội bộ, công tác lãnh đạo đoàn thể... Còn hiện nay, hầu hết chi bộ bảo đảm sinh hoạt 12 kỳ/năm; một số chi bộ còn sinh hoạt tới 15 - 16 kỳ/năm để giải quyết kịp thời các nhiệm vụ đột xuất. Tỷ lệ đảng viên tham gia các kỳ sinh hoạt chi bộ đạt 95%; một số chi bộ đạt 100%. Có những chi bộ còn chiếu phim tư liệu; sử dụng máy chiếu kết hợp khi báo cáo. Nhiều chi bộ đưa vào nội dung kể chuyện về Bác để liên hệ, học tập và có hướng thực hành gắn với công tác xây dựng Đảng, thực hiện các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Công tác điều hành, chủ trì sinh hoạt chi bộ chủ động, tự tin hơn; việc xử lý các tình huống đặt ra linh hoạt hơn, phát huy được trí tuệ tập thể.
Buổi sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chú trọng sinh hoạt chuyên đề
Năm 2017, 2 chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối và Trung tâm Điện ảnh phối hợp tổ chức sinh hoạt chi bộ chuyên đề nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7) và chào mừng Đại hội Cựu Chiến binh các cấp nhiệm kỳ 2017 - 2022. Thông tin về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của ngày 27-7, các kỳ đại hội Hội Cựu Chiến binh tỉnh được truyền đạt đan xen giữa những tiết mục văn nghệ cùng chủ đề và phần trình chiếu bộ phim về các gương cựu chiến binh Khánh Hòa tiêu biểu. Buổi sinh hoạt kết thúc với chuyến đi thăm một thương binh 3/4 tại huyện Diên Khánh như một cách thiết thực tri ân người có công với nước.
Mới đây, ngày 28-7, Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức sinh hoạt chi bộ chuyên đề "Xây dựng người cán bộ tuyên giáo trong thời kỳ mới theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (1-8-1930 - 1-8-2020). Cả chi bộ cùng ôn lại truyền thống ngành Tuyên giáo; cùng trao đổi về vai trò, đóng góp của ngành; đồng thời chỉ ra những thách thức trong bối cảnh hiện nay và việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Thực tế, sinh hoạt chi bộ chuyên đề vừa góp phần nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức cho đảng viên, vừa tạo được sự thu hút trong sinh hoạt đảng. Chất lượng sinh hoạt chi bộ, sự điều hành của cấp ủy, bí thư chi bộ cũng được nâng lên rõ rệt. Trong nhiệm kỳ, nhiều chi bộ đã triển khai sinh hoạt chi bộ chuyên đề về các giải pháp lãnh đạo thực hiện chỉ tiêu công tác của đơn vị; lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, tổ chức; phát triển đảng viên; biện pháp thực hiện kỷ cương, kỷ luật trong công tác... Đảng bộ Khối hiện có 68 tổ chức cơ sở đảng với hơn 3.380 đảng viên. Trong năm, số chi bộ tổ chức sinh hoạt chi bộ chuyên đề 1 - 2 lần chiếm 48%; từ 4 lần trở lên chiếm 20%; đặc biệt, 4% số chi bộ sinh hoạt chi bộ chuyên đề 6 - 7 lần. Một số đơn vị làm tốt công tác này như các đảng bộ: Sở Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh; các chi bộ: Sở Công Thương, Cơ quan Đảng ủy Khối, Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang, Sở Thông tin và Truyền thông...
Bà Nguyễn Thị Bích Liên - Phó Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh nhìn nhận, qua thời gian, chất lượng sinh hoạt chi bộ của toàn Đảng bộ Khối đã chuyển biến tích cực. Nề nếp sinh hoạt hàng tháng được thực hiện nghiêm túc. Nội dung, hình thức sinh hoạt thường xuyên cải tiến, đổi mới và bảo đảm đúng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Các kỳ sinh hoạt chi bộ đã trở thành diễn đàn thiết thực và dân chủ của đảng viên; góp phần tích cực nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ chi ủy, bí thư chi bộ và đảng viên.
Nuôi loài cá da xù xì, trước kêu là "thủy quái", dân ở đây đổi đời Gia đình ông Chử Ngọc Dũng, xóm 11 xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã gắn bó với nghề đánh bắt cá trên Sông Lô từ những năm 1990. Nhưng cuộc sống ổn định của gia đình ông Dũng chỉ bắt đầu khi ông mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá đặc sản như cá chiên, cá quất trong...