Tuyên Quang: Nuôi tằm ăn lá, “nhả” ra 90 triệu đồng/ha
Nuôi tằm làm thực phẩm đang là hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ dân xã Tam Đa (Sơn Dương). Nuôi tằm làm thực phẩm không phải trồng dâu làm thức ăn như nuôi tằm lấy tơ mà chỉ tận dụng lá sắn để làm thức ăn. Vì vậy, đầu tư cho nuôi tằm ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bà Hoàng Thị Thiện (bên trái), thôn Tân Tiến thu mua tằm của người dân trong xã.
Ông Nguyễn Mạnh Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cho biết, hơn 3 năm trở lại đây, nhu cầu thị trường dùng thực phẩm sạch tăng cao, tằm thương phẩm là món hàng đặc sản, được thị trường ưa chuộng, nghề nuôi tằm làm thực phẩm ở Tam Đa (Sơn Dương) cũng từ đó bắt đầu phát triển mạnh. Năm 2013, toàn xã Tam Đa mới có 40 – 50 hộ nuôi nhưng đến nay đã có hơn 200 hộ nuôi, hầu hết các hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Bà Hoàng Thị Thiện, thôn Tân Tiến chuyên thu mua và cung cấp con giống cho các hộ dân trong xã cho biết, tằm giống được bà lấy từ trại giống tỉnh Phú Thọ về bán lại cho người nuôi và khi tằm chín gia đình bà đứng ra thu mua tằm cho bà con và giao cho thương lái ở các tỉnh lân cận. Bà Thiện cho biết, hiện đang là vụ thu hoạch tằm, nhu cầu thị trường lớn nên tằm chín đến đâu, thương lái lấy hết đến đó. Thời điểm này, mỗi ngày gia đình bà xuất bán từ 700 kg đến 1 tấn tằm với giá từ 60.000 – 80.000 đồng/kg.
Gia đình chị Nguyễn Thị Kiều là hộ nuôi tằm nhiều nhất thôn Lộ Viên. Chị Kiều chia sẻ, nuôi tằm ăn lá sắn cũng giống như nuôi tằm lá dâu nhưng tằm ăn lá sắn là tằm thương phẩm không nhằm mục đích lấy tơ. Chu kỳ nuôi ngắn chỉ từ 15 – 18 ngày tùy theo từng mùa và có thể nuôi từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Người nuôi tằm dựa vào diện tích trồng sắn của gia đình để nuôi số vòng tằm cho thích hợp.
Với 100g trứng tằm giống ươm nuôi đến khi xuất bán có thể đạt trọng lượng 140 – 160 kg tằm, tiêu thụ hết 1 tấn lá sắn. Nhận thấy nghề nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình chị Kiều đã mạnh dạn đầu tư mở rộng 1,5 ha sắn để nuôi tằm. Với cách nuôi gối vòng, mỗi tháng gia đình chị xuất ra thị trường từ 300 – 400 kg tằm thương phẩm, trừ chi phí gia đình chị thu lãi hơn 15 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Liên, thôn Lộ Viên là người có 15 năm kinh nghiệm nuôi tằm khẳng định: “Ngần ấy năm nuôi tằm, chưa năm nào gia đình tôi bị thua lỗ bởi chi phí đầu tư không cao, hoàn vốn nhanh”. Thức ăn cho tằm là lá sắn rất dễ trồng và có thể trồng dày, mỗi ha sắn nuôi tằm có thể đạt thu nhập trên 90 triệu đồng. Lá sắn cho tằm ăn phải là lá sắn sạch nếu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì lứa tằm đó chết hết.
Nuôi tằm tuy lãi nhanh nhưng tính rủi ro cao đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm trong phòng trừ bệnh, các loại bệnh tằm hay mắc phải như phù đầu, phong hàn, nấm… khi phát hiện bệnh phải được xử lý ngay và khử trùng bằng vôi bột. Theo ông Liên, nuôi tằm có thể cho thu lợi “kép” vì phân tằm là thức ăn rất tốt cho cá; cây sắn đến cuối vụ cho thu củ làm thức ăn chăn nuôi gà, lợn… từ đó hình thành mô hình chăn nuôi sạch, khép kín. Cũng từ mô hình chăn nuôi khép kín mà mỗi năm gia đình ông Liên thu nhập gần 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Nuôi tằm bằng lá sắn làm thực phẩm đang được coi là nghề cho thu nhập cao ở xã Tam Đa. Bất cứ người nông dân nào cũng có thể làm được, đặc biệt là phụ nữ có thể tận dụng thời gian nông nhàn nuôi tằm, tăng thu nhập.
Theo Lại Cao Huy (Báo Tuyên Quang)
Loài sâu nhìn phát kinh nhưng ai cũng thích vì cho lãi khá
Măc du nghê trông dâu nuôi tăm đa qua thơi thinh vương, hiên chi con it nơi duy tri nhưng lơi ich kinh tê cua nghê nay đa đươc dân gian tông kêt băng môt câu: "Nuôi lơn ca năm không băng nuôi tăm môt lưa", bơi chi phi bo ra rât it, đâu tư 3 đông co thê thu vê tơi 7 đông. Theo đo, ngươi trông dâu nuôi tăm vưa co thê ban tơ, vưa ban nhông tăm nên luc nao cung co tiên tiêu rung rinh.
Anh Nguyên Hoang ơ thôn 4, xa Diên Đông (Diên Khanh - tinh Khanh Hoa) chăm soc cac nong tăm. Anh: C.T
Sau thành công của mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), nhưng năm gân đây phong trào trông dâu nuôi tăm đang lan dần ra các địa phương khác. Co măt tai xa Diên Đồng (huyên Diên Khánh) - nơi đầu tiên phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm do Công ty TNHH Hoàng Mai NMC khởi xướng, đi đên đâu cung thây những ruộng dâu xanh ngát, nhà nhà vàng óng những nong tằm, nong kén.
Anh Nguyên Hoàng ơ thôn 4, một trong những người tiên phong trong nghề cho biết, viêc trông dâu nuôi tăm mang lai hiêu qua kha cao, phù hợp với trình độ, điêu kiên vôn của nhiêu hô nông dân. Từ 5 sào dâu, bình quân 1 năm, vợ chồng ông kiêm đươc gần 50 triệu đồng.
Trung binh cư 2 giơ phai cho tăm ăn la dâu 1 lân.
"Trươc đây gia đinh tôi trông mia, chăm soc vât va gân 1 năm trơi mơi đươc thu hoach song gia ban mia cung rât bâp bênh. Vi vây gia đinh tôi đa quyêt đinh chuyên 2 sao mia sang trông dâu nuôi tăm. Sau 5-6 tháng, vườn dâu đã cho đủ lá để nuôi 1 hộp tằm giống. Lứa đầu tôi nuôi nưa hộp giống, sau gần 1 tháng chăm sóc thu được 24kg kén, với giá bán 110.000 đồng/kg, doanh thu hơn 2,5 triệu đồng, trừ chi phí lãi 2 triệu đồng. Sang lứa 2, tôi lãi 2,2 triệu đồng" - anh Hoàng cho biết.
Đên nay, gia đinh anh đa tăng diện tích trồng dâu lên 4,5 sào và nuôi 2 hộp tăm giống/lứa, thu lãi 7 - 8 triệu đồng/lứa. Cũng theo anh Hoàng, nghề trồng dâu, nuôi tằm không khó, thỉnh thoảng phun xịt sâu bệnh và bón phân chuồng là ruộng dâu phát triển tốt. Tính ra 1 công lao động vừa trồng dâu vừa nuôi tằm sẽ có thu nhập 2 triệu đồng/sào/tháng; mỗi năm có thể nuôi 8-9 lứa, mỗi lứa 2 hộp giống, thu lãi 70 - 80 triệu đồng/năm, cao hơn rât nhiêu so vơi cac nghê nông khac.
Gia đinh chi Dương Thi Thăm, huyên Lâm Ha (Lâm Đông) co thu nhâp ôn đinh nhơ trông dâu, nuôi tăm. Anh: H.Y
Theo tim hiêu cua phong viên, hiên nay nghê trông dâu nuôi tăm đang phat triên kha tôt ơ các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Khánh Hòa... Đơn cư như gia đinh anh Bùi Đình Sơn (buôn Mduk, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) đã chuyển đổi 6 sào đất trông săn sang trồng dâu nuôi tằm tư 4 năm nay, mỗi năm gia đinh anh thu lai trên 200 triệu đồng, gấp nhiều lần thu nhập trước đây trên cùng diện tích.
Anh Sơn chia se thêm, do chât đât tai đia phương xâu nên luc đâu, anh trồng tơi 3 loại dâu để so sanh nhăm tim ra loai dâu năng suât nhât. Va đến nay anh đã chọn được một giống dâu siêu cành, lá dày phù hợp với điều kiện đât đai, khi hâu Tây Nguyên. Theo đo, dâu trồng 4 tháng đã cho thu hoạch, đu nuôi 1 hộp trứng tằm cho sản phẩm từ 45-50 kg kén, sau đó tiếp tục nuôi gối đầu, cứ 10 ngày nuôi lứa tiếp theo.
Nông dân huyên Đa Teh (Lâm Đông) vơi mô hinh trông dâu nuôi tăm. Anh: Bao Lâm Đông
Với diện tích 6 sào dâu đang trồng, mỗi tháng anh nuôi 6 hộp trứng, thu hoạch khoảng 270 kg kén. Với giá kén như hiện nay, một năm trừ chi phí anh Sơn thu lai hơn 230 triệu đồng.
Anh Sơn chia sẻ: "Trên thị trường hiện nay nhu cầu kén đê san xuât tơ tăm rất lớn. Ơ Đăk Lăk do con it ngươi trồng dâu nuôi tằm nên kén làm ra bao nhiêu, đại lý trên địa bàn thu mua bấy nhiêu".
Nuôi tằm đòi hỏi sự chăm chút chu đáo của người nuôi, chỉ gia đình nào thường xuyên có lao động ở nhà mới làm được. Anh: Ba Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh - Lâm Đông) cho tăm ăn (Bao Lâm Đông)
Kinh nghiệm của nhiêu người nuôi tằm cho rằng, để tằm nhả tơ, đóng kén đều thì phải đảm bảo 2 giơ đông hô cho tằm ăn một lần sau khi đã hết các thời kỳ ngủ. Một khâu không kém phần quan trọng, đó là khi tằm chín vàng, được bắt lên né đóng kén phải thật nhanh tay để tằm tránh khỏi cay mắt.
Bên canh đo, khâu cuối cùng để có sản phẩm đạt chất lượng là khi tằm đang đóng kén, người nuôi phải "hong nắng" và "sưng sấy" sao cho kén khô, thơm và khi ươm kén không bị tan, cho sợi tơ vàng óng, thuận lợi cho người ươm tơ.
Ngoai thưc ăn chinh la la dâu, ơ môt sô nơi ngươi dân đa thư nghiêm cho tăm ăn la săn thanh công.
Ơ môt sô nơi, ngươi dân con không nuôi tăm lây tơ ma lây nhông tươi ban. Anh Ngô Văn Ngo ơ xã Tam Giang (huyên Yên Phong - Bắc Ninh) cho biết, mỗi lứa nhà anh nuôi 6 nong tằm, chăm soc chi hơn 30 ngày là thu hoạch. Nếu để giống thì đợi ngài đẻ trứng, sau 10 ngày trứng sẽ nở ra tằm con. Như vậy, thời gian nuôi mỗi lứa tằm hết 41 ngày.
Tuy nhiên, gân đây nhiêu hô nuôi tăm ơ đia phương không bán kén cho những người ươm tơ nữa mà bán nhông cho thương lai, bởi giá nhộng co thơi điêm lên tới 140.000 đồng/kg. Cứ 1kg kén tằm thì thu được 7 lạng nhộng, phần vỏ kén bán cho thương lái với giá 45.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Mô hình mới: Trồng dâu ta lấy quả, mỗi năm có 200 triệu đồng Bằng ý chí quyết đoán, sáng tạo, lão nông Quốc gàn- tên mà nhiều người thường gọi - đã "đổi đời" khi có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm nhờ trồng cây dâu ta ăn quả. Bỏ tiêu trồng dâu Sáng sớm mùa hè tháng 5 Quảng Trị đã nóng oi ả, ai nấy đều mệt mỏi. Thế nhưng khi chúng tôi ghé...