Tuyên Quang: Nông dân ở đây được “lên đời” nhờ trồng rau sạch trái vụ
Trồng rau trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP hiện đang mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ở các xã vùng cao của huyện Na Hang.
Mô hình liên kết trồng rau trái vụ tại xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang). Ảnh: P.V
Na Hang có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc phát triển rau trái vụ. Ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai một số mô hình rau trái vụ ở địa phương này, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ nét. Qua một thời gian trồng thử nghiệm đã cho thấy cây rau bắp cải trồng trái vụ sinh trưởng và phát triển tốt, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa, ngô.
Gia đình anh Ma Văn Điền, thôn Khau Tinh, xã Khâu Tinh, huyện Na Hang đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 1.000m2 đất trồng ngô chuyển sang trồng bắp cải trái vụ. Nhận thấy giá trị của thực phẩm sạch, nên trong quá trình chăm bón gia đình anh thực hiện theo quy trình VietGAP.
Qua theo dõi cho thấy, mô hình trồng rau trái vụ phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, cây rau phát triển tốt, cuốn bắp nhanh, chặt, mẫu mã đẹp, năng suất cao, tính trên 1 sào cho thấy hiệu quả kinh tế của cây bắp cải trồng trái vụ cao hơn nhiều so với trồng cây ngô.
Anh Bàn Văn Ta – Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Khâu Tinh, huyện Na Hang cho biết, hiện HTX đang liên kết với 10 hộ gia đình trồng rau an toàn trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP để cung ứng ra thị trường.
Video đang HOT
Không chỉ có ở xã Khâu Tinh mà nhiều xã khác trên địa bàn huyện Na Hang cũng đã tiến hành trồng rau trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP, đơn cử như ở xã Hồng Thái. Hiện, toàn xã Hồng Thái có trên 15 ha trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 2ha trồng các loại cây rau màu trái vụ. So sánh về hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau ở đây cho thấy, diện tích trồng rau trái vụ an toàn thường đạt lợi nhuận từ 200 – 250 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Vi Ngọc Quý – Trưởng phòng NNPNT huyện Na Hang khẳng định, hiệu quả kinh tế từ trồng rau trái vụ mang lại, trong thời gian tới, Phòng NNPTNT huyện tiếp tục triển khai nhân rộng nhiều loại rau màu như đậu cove, đậu Hà Lan, su hào, cà chua… Hiện tại, sản phẩm rau trái vụ của huyện Na Hang đã được đưa vào hệ thống Siêu thị VinMart Tuyên Quang và một số cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP.Tuyên Quang.
Bình Định: Kỳ công trồng la liệt cây thuốc Nam chỉ để nuôi thứ heo sang chảnh
Năm 2020, Công ty TNHH Bảo Châu, xã Ân ức, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) nuôi thí nghiệm thành công heo thảo mộc.
Số thịt heo thảo mộc được người tiêu dùng ở Hoài Ân và TP Quy Nhơn đặt mua toàn bộ. Công ty đang đẩy mạnh đăng ký thương hiệu, mở rộng đầu tư chuyên nghiệp hơn.
Vài năm qua, người tiêu dùng ở TP Quy Nhơn đã biết đến thịt heo thảo mộc mang thương hiệu của một số DN lớn trong nước như: Sagrifood, Vissan, giá loại thịt heo này khá cao từ 300 nghìn đồng/kg trở lên.
Kỹ sư của công ty TNHH Bảo Châu, xã Ân ức, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) đang cho heo ăn các loại cây thảo mộc.
Năm 2019, chị Lê Thị Liễu, ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân cùng các đối tác thành lập Công ty TNHH Bảo Châu đầu tư trang trại heo, tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng.
Bước đầu, Công ty tổ chức chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP. Để chuẩn bị cho việc chăn nuôi heo thảo mộc, đích thân chị Liễu cùng một số kỹ sư của Công ty Bảo Châu đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm tại một số trang trại, sau đó nuôi thí nghiệm khoảng 100 con heo.
Ban đầu, Công ty tìm mua các loại cây thuốc Nam như: Trà đại, hồng ngọc, cách cách, đinh lăng, húng quế, xô thơm, xạ hương cho heo ăn. Heo ăn bột cám, gạo, bắp đến khoảng 50 kg thì bổ sung thảo mộc đến khi xẻ thịt, trung bình heo thịt đạt 110 -120 kg/con.
Thời gian nuôi một con heo thảo mộc từ lúc đạt trọng lượng 50 kg đến khi xẻ thịt khoảng 70 ngày. Trong giai đoạn "thảo mộc hóa" này, trang trại hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh.
Theo chị Liễu, chi phí nuôi heo thảo mộc tăng cao hơn so với bình thường khoảng 20%. Heo được nuôi bằng thức ăn thảo mộc thiên nhiên nên khả năng miễn dịch và tăng trưởng cao hơn heo đối chứng nuôi như lâu nay.
Tỷ lệ nhiễm dịch bệnh ít nên gần như không tốn kém chi phí thuốc men điều trị. Hằng ngày, trang trại còn cho heo ăn loại men trùn quế kích thích tiêu hóa nên tăng trưởng nhanh. Nhờ đó, những sản phẩm thịt heo thảo mộc chất lượng, an toàn, thơm ngon.
Vườn cây thuốc Nam của công ty TNHH Bảo Châu, xã Ân ức, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) .
Toàn bộ số heo thịt cho 2 đợt nuôi thử nghiệm vừa qua của Công ty Bảo Châu đều được các đối tác đăng ký mua dùng thử từ khi chưa xẻ thịt.
Chị Nguyễn Thanh Thụy, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, cho biết: Tôi biết thịt heo thảo mộc của Công ty TNHH Bảo Châu, chính xác hơn là từ chị Lê Thị Liễu tham gia chương trình quảng bá sản phẩm địa phương tại Hoài Ân.
Chị Thụy kể: "Loại thịt này khi luộc nước rất trong, ít bọt, thịt dậy mùi thơm ngay trong quá trình luộc. Khi ăn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt, mềm, thơm, thớ thịt chắc, mỡ thì đặc và dẻo ngon. Gia đình tôi và bạn bè rất thích loại thịt này mà giá bán thì không cao hơn thịt heo sạch thông thường!".
Để chủ động đảm bảo có đủ thảo mộc, các loại cây thuốc Nam phục vụ chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, trước mắt chị Liễu đã tổ chức phát triển vườn cây lá thuốc Nam ngay trong khuôn viên trang trại rộng 3,4 ha.
Nói về việc Công ty Bảo Châu chăn nuôi heo thảo mộc, ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, cho biết: Nuôi và phát triển dòng sản phẩm thịt heo thảo mộc là hướng phát triển mới cho thương hiệu heo Hoài Ân. Cũng là cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt heo sạch, nay lại nâng thêm một cấp nữa - không chỉ sạch mà còn thơm ngon đặc biệt - là hướng đi chúng tôi hết sức ủng hộ.
Hơn nữa với việc cách thức cung ứng loại thịt mới - thịt mát - Công ty Bảo Châu đã đi theo xu hướng đang được Chính phủ khuyến khích - tiêu dùng thịt mát.
Tiêu thụ nông sản thời kỳ Covid-19: Cần gắn sản xuất với tìm kiếm thị trường Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp, các ngành liên quan đưa ra nhiều giải pháp liên kết, thúc đẩy phát triển sản xuất, tìm đầu ra cho các mặt hàng...