Tuyên Quang: Nông dân có vốn đầu tư nuôi trâu, càng nuôi càng lãi
Nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có đời sống khấm khá hơn nhờ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để đầu tư nuôi trâu sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội ND xã Thành Long, huyện Hàm Yên cho biết: Toàn xã có trên 900 hội viên sinh hoạt ở 16 chi Hội. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ hội viên nghèo còn cao, chiếm 26,2% tổng số hộ hội viên. Do đó, cùng với công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, Hội ND xã đã phối hợp với chính quyền và các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân tiếp cận các nguồn vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, thực hiện giảm nghèo bền vững.
Nhiều hộ nông dân vùng cao ở Tuyên Quang đã có thu nhập khá từ nuôi trâu. Thu Hà
Đầu năm 2019, Hội ND xã đã triển khai Dự án chăn nuôi trâu sinh sản từ nguồn Quỹ HTND, với số vốn 210 triệu đồng giúp cho 10 hộ nông dân vay nuôi trâu sinh sản. Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp hội viên xã Thành Long khai thác tốt thế mạnh địa phương là có đất đai rộng rãi trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn cho trâu.
Video đang HOT
Là 1 trong 10 hộ tham gia dự án, ông Nguyễn Văn Hiệu (ở thôn Hưng Long) vui mừng cho biết: Với số vốn vay 20 triệu đồng, ông bỏ thêm vốn của gia đình để mua một con trâu cái trị giá 35 triệu đồng về nuôi. Qua 1 năm chăm sóc tốt, con trâu cái đã sinh sản. Ông Hiệu nhẩm tính, nuôi trâu càng nuôi càng lãi, riêng con nghé đó để nuôi hơn năm nữa là có trị giá tới 20 triệu đồng, đồng thời con trâu cái cũng sắp đẻ lứa thứ hai.
Cùng với nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND xã Thành Long đã làm tốt công tác ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội duy trì hoạt động hiệu quả của 4 tổ tiết kiệm và vay vốn giúp cho 149 hộ hội viên vay tổng dư nợ gần 4 tỷ đồng. Đa số các hội viên đều sử dụng đúng mục đích đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê, trồng cây ăn quả, trồng rừng…
Năm 2019, Hội cũng đã hỗ trợ 4,2 tỷ đồng vốn Quỹ HTND để thành lập các tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp nuôi trâu, bò. Đồng thời hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gắn với chuỗi liên kết an toàn sinh học cho các hộ vay vốn.
Không chỉ giúp hội viên có vốn làm ăn, Hội ND xã Thành Long còn tích cực triển khai các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho hội viên nông dân. Năm 2019 vừa qua, Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho trên 1.600 lượt nông dân toàn xã.
Xây dựng thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”
Ông Trương Xuân Quý – Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết: Hiện tổng nguồn vốn Quỹ HTND Hội ND tỉnh Tuyên Quang đang quản lý là 23,9 tỷ đồng cho 584 hộ hội viên vay thực hiện 49 dự án. Trong đó có 28 dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm; 16 dự án trồng trọt và 2 dự án nuôi thủy sản.
Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang: Tháng 5/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang” cho Hội ND tỉnh. Nhãn hiệu được bảo hộ cho 3 nhóm sản phẩm, gồm: Nhóm thịt trâu đã qua chế biến; nhóm trâu giống, trâu thịt (còn sống); nhóm mua bán trâu giống, trâu thịt (còn sống và thịt trâu đã chế biến). Sự kiện trên có ý nghĩa to lớn, là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; thúc đẩy phát triển chăn nuôi ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân.
Với mục tiêu giữ vững và phát triển thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”, Hội ND tỉnh đã có những giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi trâu. Hội ND tỉnh đã ưu tiên 10,42 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND triển khai 30 dự án chăn nuôi trâu sinh sản, trâu vỗ béo, nâng tổng số dự án nuôi trâu, bò đã cho vay vốn là 65 dự án với tổng số tiền 20 tỷ đồng. Đến nay, Hội ND tỉnh đã quản lý có hiệu quả ngân hàng bò gần 1.800 con với 3.800 hộ nông dân được hưởng lợi từ chương trình. Đồng thời, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho chuỗi sản phẩm Trâu Tuyên Quang với thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”.
Sóc Trăng: Nông dân làm giàu nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại
Những năm vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho nông dân, nhất là hỗ trợ cho vay vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,... Nhờ đó, nhiều hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Xác định công tác phối hợp giúp đỡ hội viên giảm nghèo và đoàn kết, sáng tạo, khởi nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tham gia tạo vốn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp cho nông dân.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức lồng ghép phổ biến, tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, truyền thống yêu nước và khả năng sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân....Kết quả tuyên truyền được 148 cuộc với hơn 4.220 lượt cán bộ, hội viên, ND tham gia.
Mô hình tưới phun tự đồng điều khiển bằng điện thoại thông minh tại xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Trường Thạnh.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN PTNT triển khai ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thúc đẩy thực hiện phong trào thi đua "Đoàn kết sáng tạo", tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân triển khai dự án "Ứng dụng công nghệ tưới phun 4.0 trên rau màu" thực hiện tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung.
Đến nay, tổng số dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội quản lý là 487 dự án (trong đó có 157 dự án nhóm hộ, 330 dự án hộ gia đình chủ yếu nguồn quỹ xã vận động), với hơn 1.000 hộ vay, số tiền hơn 21,4 tỷ đồng. Trong đó, có 167 dự án trồng trọt (chiếm 41%), 312 dự án chăn nuôi (chiếm 57%) và 8 dự án nuôi trồng thủy sản.
Qua phát động đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm 2020 có 133.680 hộ đăng ký, chiếm hơn 61% so với hộ nông dân (cấp Trung ương 862 hộ, cấp tỉnh 5.274 hộ, cấp huyện 23.588 hộ và cấp cơ sở 103.956 hộ). Qua phong trào này đã giúp hơn 288.200 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 123.000 lao động.
Phong trào ngày càng phát triển, có sức lan tỏa, lôi cuốn, khích lệ hội viên, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng lớn, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm... ở các địa phương.
Theo Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng, đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy và sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể cùng với sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp đã đoàn kết triển khai thực hiện, nhân rộng các mô hình, tạo sự chuyển biến toàn diện trong nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm đến đông đảo hội viên, nông dân.
Các phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã trở thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Mưa lớn kèm dông gây thiệt hại tại vùng núi Bắc Bộ Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên mực 1.500 m nên đêm 17/5 và sáng 18/5, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có mưa vừa, đặc biệt có nhiều nơi mưa to. Một ngôi nhà của người dân xã Đổng Xá bị tốc mái hoàn toàn. Ảnh minh họa:...