Tuyên Quang: Mối tình đẫm nước mắt, thương đau ngờ đâu lại gắn với thứ mắm muối từ cá chép nuôi ruộng lúa
Chuyện về một mối tình tuyệt vời của cô gái Côn Lôn với chàng trai Bảo Lạc (thuộc đất Tuyên Quang thời nhà Nguyễn).
Chàng bị cha của nàng ham tiền ngăn cản nhưng chàng vẫn vượt qua. Đến hôm thách cưới, cha nàng thách 100 món sơn hào, hải vị, chàng trai bên Bảo Lạc vẫn sắm đủ, cả món mắm cá ruộng ngon…
Nằm lại Côn Lôn, tôi chợt nhớ ra rằng sử nhà Nguyễn không viết Thượng Lâm mà là Thượng Lãm, nghe như lên vùng này thưởng thức một thứ gì đó. Mơ màng tôi bật tỉnh dậy vì nghe ông chủ nhà kể chuyện cổ tích Pù Lòong Nào.
Chuyện về một mối tình tuyệt vời của cô gái Côn Lôn với chàng trai Bảo Lạc (thuộc đất Tuyên Quang thời nhà Nguyễn) chàng bị cha của nàng ham tiền ngăn cản nhưng chàng vẫn vượt qua. Đến hôm thách cưới, cha nàng thách 100 món sơn hào, hải vị, chàng trai bên Bảo Lạc vẫn sắm đủ, cả món mắm cá ruộng ngon mà cha nàng thích cũng có.
Đó là thứ cá chép nuôi ở các ruộng lúa của làng Côn Lôn, nó béo nục, mỡ béo ngậy, trắng phau, hết mùa gặt bà con người Tày ở đây bắt về đem mổ rồi ướp muối và hạt Dổi, hạt Mắc Kén và gạo rang thơm lừng rồi đem ủ.
Đến khi cá chép ngấm mắm muối, bà con đem ra ăn, con cá đã nục xương mà vẫn nguyên hình con cá, thơm phức cả bữa cỗ, ai được ăn một lần cũng nhớ mãi không quên…
Nhưng đến hôm cưới, trước khi diễn ra bữa cỗ cưới cha nàng đem giấu hết đi, thế là đám cưới không thành. Nàng khóc, nước mắt nhỏ thành giếng, rồi nàng tự vẫn, chiếc khăn thành một áng mây hồng nàng biến thành ngọn núi đá ở Côn Lôn.
Video đang HOT
Chàng trai quay về Bảo Lạc, nhưng lên đến đỉnh một ngọn núi Thượng Lâm, đám mây hồng từ đâu sà xuống che kín vùng trời trên đầu chàng, chàng quyết quay lại Côn Lôn tìm nàng để đưa xác nàng về, nhưng nàng đã hóa đá.
Mắm cá ruộng. Ảnh: K.T
Chàng khắc tấm bia đá để lại rồi ôm lấy tảng đá mà tự vẫn. Cái chiêng chàng dùng để đánh gọi nàng bay mất núm cũng hóa thành một ngọn núi đá.
Ngày nay ở xã Côn Lôn, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có một dãy núi người ta gọi là núi Pù Pao, có một quả núi nằm trên đường sang Thượng Giáp bà con gọi là núi Pù Lòong Nào, núi múa chiêng.
Tôi không sinh ra, không lớn lên ở Na Hang, nhưng tôi nghe tên Na Hang từ những năm 60 của thế kỷ 20. Mọi chuyện, nhất là những câu chuyện cổ về Na Hang như chuyện về đèo Cổ Yểng, đèo Ái Au, về 99 ngọn núi của Thượng Lâm tôi đều được nghe qua lời anh rể tôi là Trịnh Văn Đạm, một giáo viên đã từng dạy học ở huyện Chiêm Hóa kể lại.
Những câu chuyện cổ huyền thoại về mảnh đất Na Hang đi vào giấc ngủ của tôi lúc thiếu thời, đi vào những đêm trăng sao không ngủ để thay nhau gác trên cánh rừng đại ngàn Quảng Nam. Tôi cứ mong hết chiến tranh về Na Hang của Tuyên Quang quê tôi để xuống sông Gâm tìm con Ngựa đá thần đã dạy cho người anh tham lam một bài học.
Hết chiến tranh, tôi theo công ty cầu đường Lâm nghiệp Tuyên Quang với kỹ sư Trần Đức bạn học Tân Trào mở đường lên Tát Kẻ. Chênh vênh núi, chênh vênh đá, sương núi mù mịt, lạnh thấu xương, nhưng tôi nghĩ có lẽ vẫn chưa bằng Thượng Lâm? Và nghĩ phải đến Thượng Lâm.
Ao ước đến Thượng Lâm được thực hiện khi đã 70 tuổi. Cái tuổi chân không còn cứng nữa, khớp đã mòn. Và ao ước ấy trở nên mãnh liệt khi đọc bộ lịch sử Đại Nam thực lục mới hiểu rằng: Tại sao Trần Nhật Duật, vị Tổng trấn đầu tiên của Tuyên Quang năm 1284 lại lấy vợ người Na Hang.
Không biết ngoài câu “Chè Hồng Thái gái Thượng Lâm” ra, có phải vượt qua Thượng Lâm là sang Bảo Lạc, mảnh đất địa đầu Tuyên Quang này giáp giới với nước Tống hay không?
Và tại sao khi vua Minh Mạng từ năm 1837 đến năm 1841 luôn cho cánh quân thứ hai của triều đình do Tham tán Nguyễn Công Trứ, quan văn đi diệt khởi nghĩa Nùng Văn Vân lại chọn con đường đi qua Côn Lôn, qua Thượng Lâm sang Vân Trung – Bảo Lạc – Cao Bằng có phải vì từ thành Tuyên Quang theo đường này lên Bảo Lạc chỉ mất nửa tháng không?
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa vẫn kéo dài cả tuần
13h ngày 2/8, bão số 2 đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hành trình bão số 2 đi vào đất liền. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Do ảnh hưởng của bão số 2, từ tối ngày 31/7 đến 15h ngày 2/8, các tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Bình xảy ra mưa lớn 200-400mm. Một số trạm đo được lượng mưa lớn như: Cẩm Phả (Quảng Ninh) 320mm; Nghệ An: Vinh 255mm; Kỳ Thịnh (Hà Tĩnh) 469mm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 413mm; Đậu Liêu (Hà Tĩnh) 409mm; Đồng Tâm (Quảng Bình) 388mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 343mm,...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 2 kết hợp với rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nối với cơn bão Hagupit ở phía Đông đảo Đài Loan nên mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 8/8.
Còn theo báo cáo nhanh của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), đến 16h ngày 2/8, các địa phương đã chủ động triển khai các công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Đến nay chưa có thiệt hại về người. Các lực lượng chức năng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 56.174 tàu với 233.900 lao động về nơi tránh trú an toàn. Hiện chưa có thiệt hại và sự cố tàu thuyền trên biển do bão.
Hiện các hồ chứa thủy điện lớn ở Bắc Bộ: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà dưới mực nước cho phép từ 0,17m - 19,03m (Sơn La: 19,55m, Hòa Bình: 0,17m, Tuyên Quang: 8,89m, Thác Bà; 6,90m); tổng dung tích còn lại đến mực nước đón lũ là 4 tỷ m3, đến mực nước dâng bình thường là 12 tỷ m3.
Các hồ chứa thủy lợi vẫn đảm bảo an toàn. Cụ thể về tích nước khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình hiện đạt 19- 53% dung tích thiết kế. Trong đó Thanh Hóa 19%, Nghệ An 53%, Hà Tĩnh 45%, Quảng Bình 38%.
Một số hồ chứa lớn đã tích được khoảng 70% dung tích như: Hồ Sông Sào (Nghệ An) đạt 72% (37,26 triệu/51,42 triệu m3); Hồ chứa Bộc Nguyên, đạt 97%.
Giá heo hơi hôm nay 30/7: Chững lại trên cả nước Theo khảo sát, dự báo giá heo hơi hôm nay 30/7sẽ có khả năng chững lại trên cả nước, tuy nhiên vẫn tiếp tục neo ở mức cao. Giá heo hơi hôm nay 30/7 miền Bắc: Dự báo không có biến động mạnh, chủ yếu dao động ở mức 89.000 - 91.000 đồng/kg. Giá heo ổn định mức cao nhất khu vực là...