Tuyên Quang: Đặc sản rau hôi vùng cao
Phân bố nhiều ở các xã vùng núi cao của huyện Na Hang, Lâm Bình…, rau hôi (còn gọi rau gai) khiến nhiều người thích thú vì nguồn gốc hoang dã và mùi vị đặc trưng. Sở dĩ người ta đặt cho nó cái tên rau hôi cũng bởi mùi hôi nồng mà dù có đứng cách xa cả mấy mét vẫn dễ phát hiện ra.
Đặc sản của vùng cao
Từ khoảng tháng 3 đến tháng 6 là thời điểm cây rau hôi cho nhiều lá non và ngon nhất, lúc này bà con vùng cao rủ nhau vào rừng để tìm hái thứ “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng.
Nấu canh, xào (trứng, thịt bò…) hoặc làm nộm là cách mà người dân nơi đây thường dùng để chế biến rau hôi. Với phong cách nấu nướng không quá cầu kỳ, người dân vùng cao thường kết hợp rau cùng thịt trâu, thịt lợn hoặc mớ cá tươi mới bắt từ suối về. Cũng có khi chỉ cần ít mỡ hành phi thơm rồi cho nắm rau xanh mướt ấy vào xào nhanh tay là cũng khiến bữa ăn trở nên hấp dẫn lạ thường. Cái vị ngai ngái, ngầy ngậy cộng thêm chút hương nồng cứ vương vấn nơi cổ họng, đủ để khiến bất kỳ ai yêu thích các đặc sản vùng cao phải ứa nước miếng thòm thèm.
Nhiều người thường ví rau hôi với quả sầu riêng. Mùi hôi nồng của chúng khiến những ai lần đầu thưởng thức đều thấy sợ và khó chịu nhưng khi đã ăn quen thì nó lại dễ gây nghiện, khiến ta nhớ mãi. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao, rau hôi sau khi được hái khỏi cây thì mùi hôi, độ giòn sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, nếu muốn giữ trọn mùi vị đặc trưng của loại rau này thì nên chế biến ngay, có như vậy mới cảm nhận rõ vị ngọt bùi tự nhiên và mùi hôi nồng lan tỏa trong hơi thở.
Sự thuần khiết và hoang dã của rau hôi không chỉ hấp dẫn bà con dân bản mà còn được rất nhiều người ở khu vực thành thị ưa chuộng. Những mớ rau hôi xanh mướt không chỉ được bày bán tại một số chợ ở thành phố Tuyên Quang, mà còn trở thành đặc sản của các nhà hàng hiện nay.
Loại rau 'trường thọ' thế giới săn lùng nhưng mọc đầy ở Việt Nam, ai cũng nên ăn một lần
Rất nhiều người Việt hẳn đã từng nhìn thấy loại rau này nhưng lại không mặn mà với việc chế biến.
Video đang HOT
Rau sam là một loại rau mọc dại có rất nhiều tại khắp các tỉnh thành từ Bắc đến Nam. Loại rau này mọc thành bụi, sống ven ao hồ, bờ đất hoặc các dốc đá. Rất nhiều người Việt hẳn đã từng nhìn thấy loại rau này nhưng lại không mặn mà với việc chế biến chúng thành các món ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ một trong những loại siêu thực phẩm vừa ngon lại cực kỳ bổ dưỡng.
Đĩa rau sam luộc chấm mắm tỏi ớt bình dân trước kia đôi khixuất hiện trong các mâm cơm Việt.
Nhiều người chẳng mặn mà với loại rau dại này mà không biết rằng đây là siêu thực phẩm.
Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã công bố, rau sam là một trong những loại thực vật hiếm hoi bảo tồn được sức sống của con người theo thời gian do chứa những thành phần oxy hóa cực mạnh, có thể tăng cường tối đa sức đề kháng, đặc biệt khi cơ thể bị bệnh tật tấn công.
Còn theo y học Trung Quốc, rau sam lại được đặt cho những mỹ danh là "rau trường thọ" hay "rau ngũ hành" vì có hám lượng protein, chết béo, chất xơ thô, kali, magie, sắt, mangan, đồng, canxi...dồi dào. Thậm chí lượng axxit béo omega-3 trong rau sam còn cao hơn dầu cá.
Theo y học Trung Quốc, rau sam được đặt cho những mỹ danh là "rau trường thọ" hay "rau ngũ hành".
Nếu bạn đang có ý định ăn thử loạirau trường thọ này, đừng quên tham khảo những món ngon từ rau sam dưới đây:
Rau sam xào tỏi tôm
Đun sôi nước, cho rau vào luộc gần chín, vớt ra tráng qua nước lã (sẽ giúp rau giữ màu xanh, khử bớt vị đắng). Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo qua rồi trút ra đĩa. Tiếp tục cho rau đã ráo nước vào xào vài phút. Nêm gia vị, rắc một ít tiêu, cho tôm vào lại chảo, đảo đều. Món này ăn ngon không kém món rau muống xào tỏi.
Canh rau sam thịt bằm
Rau sam nhặt rửa sạch, để ráo. Phi thơm chút hành khô băm nhỏ, cho thịt băm vào xào săn với chút mắm cho thơm. Sau đó đổ nước vào đun sôi rồi thả rau sam vào. Nấu cho rau sam chín tới, nêm chút hạt nêm,gia vịcho vừa miệng rồi tắt bếp.
Canh rau sam nấu cá rô đồng
Chọn vài con cá rô to, mập thịt sẽ mềm và thơm. Làm sạch cá, ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau vào. Khi dọn cơm, rắc hành hương xắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi. Vị thanh thanh, ngòn ngọt, chua chua của từng cọng sam cùng mùi thơm hăng hắc của tiêu rừng khiến con người ta dường như quên hẳn cái oi nồng của đất trời.
Rau sam luộc chấm mắm tỏi ớt
Rau đem về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài phút là vớt ra. Rau sam luộc ngoài việc chấm mắm cái thì chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc...) kho gừng nghệ cũng rất mặn mà. Thịt béo bùi, thơm ngậy, hòa lẫn vị xanh non của rau, ăn một lần là nhớ mãi.
Theo Khám phá
Kỳ lạ, loài rau dại hôi xì ở Tuyên Quang ăn 1 lần thấy sợ, ăn lần 2 đâm nghiện Phân bố nhiều ở các xã vùng núi cao của huyện Na Hang, Lâm Bình...của tỉnh Tuyên Quang, rau hôi (còn gọi rau gai) khiến nhiều người thích thú vì nguồn gốc hoang dã và mùi vị đặc trưng. Sở dĩ người ta đặt cho nó cái tên rau hôi cũng bởi mùi hôi nồng mà dù có đứng cách xa cả mấy...