Tuyên Quang: Bắt 316 tấn cá đặc sản đắt tiền, dịch giã như thế, dân bán cá đi đâu mà hết sạch?
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang, sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện đạt 4.331 tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là gần 4.000 tấn, riêng cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao là trên 316 tấn.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 2.119 lồng cá, bao gồm 980 lồng nuôi cá đặc sản, 1.139 lồng nuôi các loại cá truyền thống. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, việc tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, các nhà hàng, quán ăn ngừng hoạt động; các cơ sở, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã bị ngừng trệ do dịch bệnh Covid-19.
Người dân xã Tân Long (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đầu tư lồng nuôi cá đặc sản trên sông Lô.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi thủy sản, Chi cục Thủy sản đã khảo sát, tìm kiếm, kết nối các tổ chức, cá nhân thu mua, kinh doanh dịch vụ thủy sản trong và ngoài tỉnh để giới thiệu cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá đặc sản, cá giá trị kinh tế cao.
Video đang HOT
Trong đó Chi cục tập trung phối hợp với doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tổ chức đi khảo sát, giới thiệu, tiêu thụ cá đặc sản đến các tỉnh có khả năng tiêu thụ cá đặc sản và thành phố Hà Nội.
Anh Trịnh Xuân Thanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Duy Phát xây dựng được 2 điểm bán thực phẩm sạch tại Hà Nội. Tại các cửa hàng này, ngoài các nông sản đặc sản của khắp các vùng miền, anh Thanh ưu tiên bày bán nhiều nông sản của Tuyên Quang “mùa nào thức nấy”.
Sản phẩm đặc trưng, trong đó có các loài cá đặc sản này của huyện Na Hang nhận được sự phản hồi rất tốt từ phía khách hàng Hà Nội.
Anh Thanh nhận định, do thời điểm nhập hàng bắt đầu vào mùa hè nên lượng hàng bán được chậm hơn, dự kiến đến mùa đông, nhất là dịp cuối năm, lượng khách mua hàng sẽ tăng do không lo ngại vấn đề bảo quản.
Để chủ động nguồn cung, anh đã làm việc trực tiếp với các cơ sở chăn nuôi thủy sản, nhất là nuôi các loài cá đặc sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang để sẵn sàng cung ứng khi nhu cầu khách hàng tăng đột biến.
Cơ sở chăn nuôi thủy sản Tín Nguyệt, thôn Nà Liềm, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) cũng vừa được kết nối với Cửa hàng thực phẩm sạch số 2 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để cung cấp các loại cá do cơ sở này và nhiều hộ chăn nuôi vùng hồ Tuyên Quang sản xuất.
Anh Lộc Văn Tín, chủ cơ sở cho biết, gia đình anh có 6 lồng nuôi cá, cộng với việc thu mua của 5 – 6 hộ trong khu vực, nên lượng cá thương phẩm cung cấp mỗi ngày ổn định từ 2 – 3 tạ cá. Các loại cá chính được cung cấp là cá nheo, cá lăng, cá chép, cá tép dầu đã được sơ chế, đóng gói sẵn theo trọng lượng từ 0,5 kg trở lên và một số loại thực phẩm khác của Lâm Bình như trứng vịt hồ, da trâu…
Việc cung cấp cho Cửa hàng thực phẩm sạch số 2 mới được thực hiện từ giữa tháng 7, nhưng phản hồi tương đối khả quan. Hiện nay, ngoài việc cung cấp cho đơn vị này, cơ sở Tín Nguyệt tiếp tục làm việc với các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh để tăng lượng cá xuất bán.
Ngoài các điểm bán hàng tại Hà Nội, hiện nay nhiều cửa hàng thực phẩm sạch khu vực thành phố Tuyên Quang cũng liên tục đặt hàng các cơ sở chăn nuôi thủy sản, nhất là nuôi các loài cá đặc sản trên địa bàn tỉnh để có nguồn cung tươi và ổn định, như cửa hàng thực phẩm sạch Tâm Hương, cửa hàng thực phẩm sạch Hoàng Kim…
Chị Phúc Thị Hương, chủ cửa hàng thực phẩm sạch Tâm Hương cho biết, nhờ lượng khách hàng quen, nên trung bình mỗi tháng, cửa hàng chị cung cấp cho người tiêu dùng trên 5 tạ cá tươi, chủ yếu của các hộ nuôi cá lồng tại Na Hang.
Kết nối giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp tiêu thụ được xem là lời giải cho đầu ra sản phẩm chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thủy sản nói riêng. Sự vào cuộc của các nhà đã giúp người chăn nuôi cá, nhất là nuôi các loài cá đặc sản thêm tin tưởng, yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, thời tiết.
Tuyên Quang: Máy ATM gạo đến với người nghèo xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, nhất là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội. Với thông điệp "Chia sẻ yêu thương để không ai bị bỏ lại phía sau", thời gian gần đây, Ủy ban MTTQ xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã kêu gọi được nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm chung tay góp sức, hỗ trợ người dân trên địa bàn vượt qua khó khăn.
Người dân xếp hàng chờ nhận gạo hỗ trợ.
Trước những khó khăn của người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhất là người dân nghèo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty sách Thái Hà, Thành phố Hà Nội, nhà tài trợ chính hỗ trợ chiếc máy ATM gạo trị giá 15 triệu đồng để phát gạo miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu gạo khi giáp hạt trên địa bàn xã Hợp Hòa và địa bàn một số xã lân cận của huyện Sơn Dương, với ý nghĩa "lá lành đùm lá rách" trong mùa dịch. Đồng hành cùng Công ty sách Thái Hà, nhóm từ thiện Minh Tâm Đại Đức tại Thành phố Hà Nội đã kêu gọi, vận động ủng hộ gạo để hỗ trợ người gặp khó khăn trên địa bàn xã Hợp Hòa, cây ATM gạo được phát từ ngày 21/4 đến ngày 28/4/2020. Ngay trong ngày đầu tiên, nhóm từ thiện Minh Tâm Đại Đức đã phối hợp với UBND xã Hợp Hòa phát 2 tấn gạo chất lượng cao trị giá khoảng 40 triệu đồng với 665 suất cho người có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất 3 kg).
Anh Phạm Văn Thuận, một người con của quê hương Sơn Dương đang hoạt động cùng nhóm từ thiện Minh Tâm Đại Đức chia sẻ: Chiếc máy ATM gạo với phương châm người thiếu thì đến lấy, người có điều kiện thì đóng góp thêm, ai có công góp công, ai có của thì góp của, với mục đích không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhằm góp phần cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chị Trần Thị Hậu, thôn Trung Tâm, xã Kháng Nhật nghe tin nhóm Từ thiện Minh Tâm Đại Đức tổ chức phát gạo tại đây, chị đã tình nguyện góp công hỗ trợ phát gạo cho bà con.
Chiếc máy ATM gạo miễn phí được thực hiện đầu tiên ở xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương là mô hình tiêu biểu để nhân rộng trong cộng đồng. Trong quá trình phát gạo miễn phí cho người nghèo, người còn thiếu gạo ngày giáp hạt, Ban tổ chức tiếp tục vận động, kêu gọi và nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cùng góp tiền, gạo để tất cả người gặp khó khăn đều được hỗ trợ. Ông Đặng Văn Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hợp Hòa cho biết: Đó là những tấm lòng vàng, biết đồng cảm để sẻ chia với những khó khăn của cộng đồng, cần được nhân lên trong mùa dịch. Cùng với đó, Ủy ban MTTQ xã Hợp Hòa cũng đã vận động nhân dân trong xã ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm trị giá trên 74 triệu đồng phục vụ nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở huyện Sơn Dương.
Hà Đình Cường - Ủy ban MTTQ huyện Sơn Dương
25 người đi cùng xe chở bệnh nhân Covid-19 đỗ tại bến Nước Ngầm: Hà Nội có bao nhiêu người? CDC Hà Nội biết, hiện lực lượng y tế đã phát hiện 25 người đi cùng với bệnh nhân mắc Covid-19 trên xe khách Kim Chi. Đáng chú ý, chiếc xe này được cho là từng về bến xe Nước Ngầm. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, hiện lực lượng y...