Tuyên Quang: Bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững
Lâm Bình là huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh Tuyên Quang, điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn.
Tuy nhiên thời gian gần đây huyện đã có cách làm hay nhằm thay đổi cuộc sống nơi đây, đó là chú trọng phát triển du lịch đi liền với bảo vệ môi trường.
Theo lãnh đạo huyện Lâm Bình, chú trọng phát triển du lịch bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường, ngược lại bảo vệ môi trường cũng là nền tảng để phát triển du lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hóa xã hội ở địa phương.
Tiềm năng du lịch
Là huyện vùng sâu, vùng xa, của tỉnh Tuyên Quang, Lâm Bình là một trong những huyện có độ che phủ rừng đạt trên 75%. Vùng lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang rộng trên 8.000 ha. Lòng hồ với nhiều đảo nằm rải rác tạo nên khung cảnh thơ mộng và huyền bí hơn, vào mùa đông khi sương buông phủ mỗi sớm mai, nơi đây còn là nơi sinh sống, nuôi trồng của nhiều loài cá đặc sản, Lâm Bình được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh thắng đẹp.
Lâm Bình chú trọng bảo vệ môi trường cùng với phát triển du lịch
Du khách đến đây được mãn nhãn ngắm nhìn 99 ngọn núi Thượng Lâm huyền thoại, nơi được coi là Vịnh Hạ Long cạn giữa đại ngàn. Phong cảnh, núi non Khuôn Hà, Lăng Can, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Xuân Lập, Phúc Yên; hòn Cọc Vài, Núi Đổ. Những con đèo uốn lượn quanh co giữa núi non trùng điệp.
Đặc biệt hơn nữa Lâm Bình mới phát hiện một quần thể hang động rộng lớn, nguyên sơ, hầu như chưa có dấu chân con người. Mỗi danh thắng nơi đây đều mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, kỳ vĩ và chứa đựng những sự tích, huyền thoại gắn với sinh hoạt đời sống lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Nhằm phát triển du lịch bền vững, thời gian qua, huyện Lâm Bình đã tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đảm bảo hài hòa với môi trường, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
Để thu hút khách du lịch, ngoài nghiên cứu, đầu tư thu hút các doanh nghiệp, Lâm Bình đã phát triển các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và nông nghiệp. Trong đó, huyện đã xây dựng các mô hình tham quan; khuyến khích người dân trồng, khai thác dịch vụ như homestay ở Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà; thu hút du khách với những nông sản đặc trưng như rau bò khai, rau ngót rừng, trang trại lợn đen, lợn tên lửa…
Video đang HOT
Ngoài ra, huyện còn phát triển du lịch mặt hồ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cùng với những lễ hội truyền thống như Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày, lễ hội Nhảy Lửa của dân tộc Pà Thẻn…
Phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển du lịch bền vững, huyện Lâm Bình luôn xác định phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Do đó, huyện đã ban hành quy chế về quản lý giá cả dịch vụ, bảo vệ môi trường, tổ chức hoạt động văn hóa tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện, xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, quy định cụ thể về công tác vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch và chế tài xử lý làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn đã tăng cường công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi làm ô nhiễm; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Trong thời gian tới, để xây dựng Lâm Bình trở thành trung tâm du lịch, là điểm đến có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, huyện đang tiếp tục tập trung hoàn thành quy hoạch theo đúng pháp luật. Việc thực hiện quy hoạch luôn gắn với giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
Việc quản lý tốt công tác cấp phép xây dựng các cơ sở lưu trú đảm bảo đúng quy hoạch hài hòa với môi trường, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên được các cấp chính quyền chú trọng. Song song đó là tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp xây dựng không phép, không đúng quy hoạch kiến trúc.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục phát triển các mô hình nông nghiệp tương hỗ cho phát triển du lịch, trong đó chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp sạch theo chuỗi giá trị do các HTX, Tổ hợp tác xây dựng và phát triển nhằm bảo đảm theo hướng bền vững, có liên kết chặt chẽ, hài hòa.
Khi có các HTX, Tổ hợp tác vào cuộc xây dựng các mô hình tham quan du lịch nông nghiệp, việc khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện sẽ phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng tiêu biểu của nhân dân các dân tộc huyện. Việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường, tập trung nâng cao nhận thức của người dân về môi trường; xây dựng Lâm Bình thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách cũng sẽ thuận lợi hơn nhờ có HTX, Tổ hợp tác.
Qua trên có thể thấy, để phát triển du lịch tại vùng sâu vùng xa rất cần một định hướng chính sách vĩ mô, sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp ngành, các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch cần gắn chặt với bảo vệ môi trường vì du lịch dù ở hình thức nào cũng khai thác tối đa các cảnh quan, tài nguyên môi trường tự nhiên. Du lịch ngày càng phát triển đồng nghĩa với sự tác động đến môi trường ngày càng lớn. Nếu khai thác tốt, có biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên sẽ nâng cao chất lượng du lịch, tạo sự thu hút, hấp dẫn du khách tới các điểm du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngược lại, nếu khai thác không hợp lý, không cân nhắc bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Như phá vỡ cân bằng sinh thái, giảm sút chất lượng du lịch cũng như chất lượng môi trường.
Như Yến?
Theo thời báo
Hoa nở trên Cao Sơn
Từ một thôn vùng cao xa xôi, hẻo lánh, Cao Sơn (xã Hoành Mô, Bình Liêu) nay trở nên tấp nập, nhộn nhịp người qua lại, nhất là dịp cuối tuần, từng đoàn du khách hồ hởi đổ về khi đến với Bình Liêu.
Sự đổi thay này bắt đầu kể từ khi Hợp tác xã hoa Bình Liêu ra đời, gieo trồng cây giống, làm cho muôn loài hoa đua nở trên triền núi.
Với thời tiết ôn hòa, quanh năm mát mẻ, được ví như là Sa Pa thu nhỏ của vùng Đông Bắc, Bình Liêu được coi là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp và khai thác du lịch nhất của tỉnh Quảng Ninh.
Tận dụng khí hậu thuận lợi của Cao Sơn, với sự ủng hộ của chính quyền, tháng 5/2019, anh Nguyễn Thanh Hải từ TP Hạ Long đã ấp ủ và quyết tâm thành lập Hợp tác xã hoa Bình Liêu. Tại Bình Liêu, cho đến nay, đây là hợp tác xã đi đầu trong việc áp dụng mô hình trồng hoa với quy mô lớn để cung ứng cho thị trường, cũng như tạo điểm tham quan du lịch trải nghiệm trên địa bàn.
Ngay từ ngày đầu đặt chân đến Bình Liêu, anh Nguyễn Thanh Hải đã dành nhiều tâm huyết với Hợp tác xã hoa và nung nấu tạo dựng cho vùng đất này một sản phẩm du lịch bền vững, mang lại nguồn sinh kế mới cho cộng đồng
Nhờ sự tâm huyết, đam mê của anh Nguyễn Thanh Hải, hàng trăm loài hoa bản địa, hoa nhập khẩu nhanh chóng tươi tốt, nở hoa khoe sắc trên những thửa ruộng bậc thang, giữa điệp trùng đồi núi Cao Sơn. Với sức sống mới này, đây được coi là vườn hoa độc đáo nằm ở độ cao nhất tỉnh, trở thành điểm đến thưởng lãm cảnh quan, sinh thái của Bình Liêu.
Không chỉ tạo điểm tham quan mới cho Bình Liêu, Hợp tác xã hoa Bình Liêu còn ưng ứng cây giống ra một số thị trường khác ngoài địa bàn
Không chỉ là nguồn cung ứng hoa, cây giống cho thị trường lớn nhất trên địa bàn Bình Liêu, Hợp tác xã hoa Bình Liêu còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều người dân, trong đó có nhiều đồng bao dân tộc thiểu số. Đón nhận một luồng gió mới này, bà con quanh Cao Sơn rất phấn khởi, vui mừng, hỗ trợ để Hợp tác xã vận hành, phát triển.
Nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm việc tại Hợp tác xã hoa Bình Liêu
Được biết, từ năm 2014 đến nay, huyện Bình Liêu đã tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của một huyện miền núi, biên giới và dân tộc có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo ra một hướng đi mới, là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nhiều giống hoa được ươm trồng tại Cao Sơn
Bước ngoặt lớn là kể từ khi Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVII (nhiệm kỳ 2015-2020) đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 31/7/2015 về phát triển du lịch huyện Bình Liêu giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 06 về Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Binh Liêu; thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch.
UBND huyện Bình Liêu cũng đã triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Bình Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; cụ thể hóa bằng các Kế hoạch phát triển du lịch hàng năm để triển khai thực hiện.
Hợp tác xã hoa Bình Liêu là một trong những dự án lớn về đầu tư du lịch
Để tạo sự đột phá cho ngành công nghiệp dịch vụ, du lịch trên địa bàn, lãnh đạo huyện Bình Liêu đặc biệt quan tâm thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khảo sát, đầu tư dự án du lịch trên địa bàn. Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã hiện diện, nghiên cứu, xây dựng quy hoạch dự án hoạt động, ngoài dự án trồng hoa của Hợp tác xã hoa Bình Liêu đang trong quá trình liên kết với người dân triển khai; dự án nuôi cá nước lạnh của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Đông Bắc tại Khe Tiền, xã Đồng Văn dù không phải là điểm du lịch nhưng rất thu hút khách tham quan còn có Công ty Cổ phần Du lịch Sen Á Đông đang nghiên cứu, thực hiện dự án Khu du lịch cộng đồng Lục Hồn, dự án du lịch sinh thái thác Khe Vằn của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Long Hải JSC...
Dự kiến, Hợp tác xã hoa Bình Liêu sẽ mở rộng diện tích gieo trồng, tạo cảnh quan, sản phẩm mới trên Cao Sơn
Thời gian tới, Bình Liêu sẽ chủ động, tập trung triển khai đầu tư thêm làng văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn; tiếp tục nghiên cứu triển khai làng văn hóa dân tộc Dao tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn; bản Khe O, Bản Cao Thắng xã Lục Hồn; bản Nà Nhái, xã Vô Ngại; làng văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại bản Lục Ngù, xã Húc Động. Đặc biệt, sẽ khuyến khích người dân đầu tư vào các ngành, nghề liên quan đến phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư trên địa bàn phát triển các sản phẩm du lịch, coi trọng việc thực hiện các dự án nhỏ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ hướng dẫn và các dịch vụ khác...
Đến nay, du lịch Bình Liêu đã được định hình trên bản đồ của tỉnh Quảng Ninh và cả nước, từng bước hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Hoa Quỳnh
Theo congthuong.vn
Ngập tràn sắc hoa Dã quỳ trên cao nguyên mộng mơ Đến hẹn lại lên, vào những ngày đầu mùa Đông, núi đồi Đà Lạt phút chốc bừng sáng, rực rỡ bởi sắc hoa Dã quỳ. Cái lạnh của mùa Đông hòa vào sắc vàng tươi của Dã qùy đã làm nao lòng du khách. Được ví von là thành phố ngàn hoa, Đà Lạt luôn mang đến cho du khách những góc nhìn...