Tuyên Quang: 3 người chết do mưa lũ, nhiều tài sản bị mất trắng
Mưa lũ vào đêm 9/9 và rạng sáng 10/9 đã gây ảnh hưởng nặng nề về người và tài sản cho tỉnh Tuyên Quang.
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, mưa lớn đã gây thiệt hại và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh này.
Cụ thể tại huyện Hàm Yên, mưa lớn đã khiến mực nước tại các con suối lên mạnh, 3 người đi qua đập tràn tại xã Minh Hương bị nước cuốn trôi. Danh tính các nạn nhân được xác định là anh Hoàng Văn Chinh (SN 1972), chị Hoàng Thị Thủy (SN 1972, vợ anh Chinh) và Bé Hoàng Thị Trang (7 tuổi, con anh Chinh – Chị Thủy).
Hiện trường nơi tìm thấy xác của các nạn nhân bị lũ cuốn tại xã Minh Hương, huyện Hàm Yên.
Ngoài ra, 2 nhà bị sạt taluy dương, 2,1ha lúa bị gãy đổ; thiệt hại 5,5ha ngô, rau màu; 0,108ha ao cá bị sạt lở, tràn bờ.
Một số tuyến đường giao thông trên tuyến đường ĐT 189 từ xã Phù Lưu – Yên Thuận, xã Bình Xa- Minh Hương bị ngập, ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của nhân dân; Đường thôn Cuổm, xã Yên Thuận sạt lở 10m3.
Tại huyện Na Hang, có 29 nhà bị đổ sập hoàn toàn và sạt ta luy dương; 22,4ha lúa bị gãy đổ và bị lũ tràn qua; Thiệt hại 1ha ngô, rau màu.
Video đang HOT
Sạt lở khoảng 2350 m3 đất gây ách tắc không đi lại được (Xã Thượng Giáp 200m3: Các tuyến đường Nà Thài – Bản Cưởm, Nà Thài – Bản Muồng, Trung tâm xã đi thôn Bản Vịt; Xã Hồng Thái 800m3: Tuyến đường từ Đà Vị – Hồng Thái sạt mái ta luy dương 03 điểm, đoạn Trung tâm xã đi thôn Pắc Khoang; Xã Yên Hoa 1.000m3: Đường trung tâm xã đi các thôn Bản Thác, Bản Va, Khâu Pồng; Quốc lộ 280 đoạn qua thôn Bản Cuôn, xã Yên Hoa đường sạt ta luy dương; Xã Côn Lôn 50m3: Đường Yên Hoa – Côn Lôn sạt lở 03 điểm, sạt sở chân kè cầu tràn thôn Nà Ngoãng).
Riêng huyện Chiêm Hóa có 21,5ha lúa bị gãy đổ và bị lũ tràn qua.
Sau khi nhận được thông tin, UBND các huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan phụ trách xã xuống cơ sở nắm tình hình và phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nhân dân, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
Được biết, UBND huyện Na Hang đã chỉ đạo UBND các xã hỗ trợ nhà bị sập hoàn toàn 5 triệu đồng/hộ, nhà hư hỏng nặng 3 triệu đòng/hộ. UBND huyện Hàm Yên và UBND xã Minh Hương đã hỗ trợ gia đình có người chết 13 triệu đồng.
Phàn Giào Họ
Theo Phapluat
Cảnh báo mưa lớn tại các tỉnh miền núi phía bắc
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp qua Bắc Bộ kết hợp hội tụ gió từ mực 1.500 m đến 5.000 m, cho nên các tỉnh Lai Châu, iện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La có mưa to đến rất to và dông mạnh (lượng mưa phổ biến từ 70 đến 120 mm/24 giờ, có nơi hơn 150 mm/24 giờ).
Cán bộ và người dân xã Yên Hoa, huyện Na Hang (Tuyên Quang) dọn dẹp nhà cửa sau trận mưa lớn, sớm ổn định đời sống và sản xuất. Ảnh: ĐOÀN THƯ
Cảnh báo, từ nay đến hết ngày 12-9, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi và trung du có mưa to đến rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Tại các tỉnh miền trung, lũ chưa rút hết, nhưng nắng nóng đang quay trở lại. Dự báo, do ảnh hưởng rìa nam của rãnh áp thấp kết hợp đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn cho nên các tỉnh Trung Bộ có nắng nóng diện rộng, với nhiệt độ cao nhất khoảng từ 35 đến 37 độ C. ợt nắng nóng này có khả năng kéo dài từ hai đến ba ngày tới.
Trong hai ngày 8, 9-9, tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) có mưa rất to, làm bốn nhà dân bị sập; ba nhà ở và trụ sở UBND xã bị sạt. Mưa lớn cũng làm gãy, đổ, ngập úng hơn 21 ha lúa, cây ăn quả và hoa màu; sạt lở khoảng 2.050 m3 đất đá gây ách tắc đường giao thông tại hai xã Thượng Giáp, Hồng Thái, quốc lộ 280 đoạn qua thôn Bản Cuôn, xã Yên Hoa và xã Côn Lôn. Hiện UBND huyện Na Hang đang huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay sau khi nước lũ rút, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động các lực lượng, hỗ trợ người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu. ến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành được 36 nghìn ha lúa, đạt hơn 82%. Trong đó, chỉ trong hai ngày sau mưa lũ, diện tích được thu hoạch đã tăng thêm được 12% (khoảng hơn 5.200 ha). Một số địa phương đã gần hoàn thành như: TP Hà Tĩnh (94%); ức Thọ (97,1%); Thạch Hà (89%); Cẩm Xuyên (85%).
Ngày 9-9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết, mưa lũ vừa qua đã làm hai người chết, 11 người bị thương; 8.352 nhà bị ngập; 700 ha lúa hè thu và hoa màu, 129 ha cây trồng bị thiệt hại... Hiện, chính quyền các địa phương đang huy động lực lượng tập trung khắc phục hậu quả bão lụt, xử lý vệ sinh môi trường, hỗ trợ lương thực cho các hộ dân bị thiếu đói, hộ còn bị cô lập. UBND tỉnh đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét hỗ trợ địa phương về hóa chất xử lý nước; 80 tỷ đồng để sửa chữa, khôi phục các công trình thủy lợi, giao thông, trường học... bị hư hỏng nặng do mưa lũ; hỗ trợ giống lúa, vật nuôi, cây trồng cho sản xuất vụ đông xuân để ổn định đời sống người dân.
Ngay sau khi xảy ra sự cố sạt lở đoạn đê kè biển chắn sóng ở địa bàn thôn Yên iềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) do mưa lũ, để bảo đảm an toàn cho thân đê và đời sống người dân, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã đổ 2.000 m3 đá hộc đặt trong các lồng thép thi công gia cố theo chiều dài đoạn chân đê bị sạt lở khoảng 200 m, trước mắt sẽ tạm thời ngăn nước biển xâm thực, ngăn sóng và triều cường phá đê sạt lở thêm...
ợt mưa lớn từ ngày 1 đến 5-9, gây ngập lụt tại nhiều địa phương ở Quảng Trị nhưng các hồ chứa lớn vẫn thiếu nước nghiêm trọng. Tính đến ngày 9-9, các hồ chứa nước lớn vẫn có tỷ lệ dung tích rất thấp so dung tích thiết kế. Nguyên nhân do trước khi có mưa lũ, các hồ này đã cạn kiệt do hạn hán kéo dài. ặc biệt, mưa lớn chủ yếu xảy ra ở khu vực miền núi phía tây của tỉnh, trong khi đó những hồ chứa lớn chủ yếu nằm ở vùng trung du, lượng mưa không lớn cho nên không thể tích trữ được nhiều nước.
Nhằm khắc phục tình trạng sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của bão số 4 vừa qua, tại khu 3, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các ngành liên quan xử lý khẩn cấp bằng cách đổ đá hộ chân đê, chống sạt lở với chiều dài 250 m. Về lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ có kế hoạch chi tiết, cụ thể trình UBND tỉnh có biện pháp xử lý kiên cố bằng cách kè lát mái...
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), vào đêm ngày 8 đến rạng sáng 9-9, tại hai xã Thạch Sơn và Thạch ỉnh có tình trạng cá nuôi trong lồng bè chết hàng loạt với số lượng gần 85 tấn của 61 hộ nuôi nhưng chưa rõ nguyên nhân. Ngay trong ngày 9-9, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, phối hợp chính quyền địa phương đã trực tiếp xuống hiện trường để lấy mẫu phân tích nhằm tìm hiểu nguyên nhân. ồng thời nghiêm cấm việc bán cá ra thị trường trong thời điểm này.
Hiện nay, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Dự báo, đến ngày 15-9, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên 3,5 m, mức báo động (B) 1; trên sông Hậu tại Châu ốc lên 3 m (B1), sau đó xuống chậm. ến ngày 20-9, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu ở mức 3,3 m; trên sông Hậu tại trạm Châu ốc ở mức 2,7 m. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao và sạt lở bờ sông tại các tỉnh An Giang, ồng Tháp.
Nhằm chủ động ứng phó với hạn, mặn, tỉnh Tiền Giang đã triển khai nạo vét các tuyến kênh trục, kênh nội đồng, đầu tư sửa chữa nhiều cửa cống, nâng cấp một số tuyến đê bao vùng lũ, thực hiện đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng... ối với các huyện Cai Lậy, Cái Bè... bảo đảm ngăn mặn bảo vệ cho gần 75 nghìn ha vườn cây ăn trái, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị để đắp các đập ngăn mặn khi cần thiết.
Tổng công ty iện lực miền trung (EVNCPC) ngày 9-9, cho biết, đến nay, nhất là hai ngày cuối tuần 7 và 8-9, Công ty iện lực (CTL) Quảng Bình và CTL Quảng Trị vẫn tích cực tổ chức lực lượng xử lý sự cố do mưa bão, khôi phục cấp điện phục vụ khách hàng. Theo đó, đến sáng 9-9, CTL Quảng Bình đã hoàn thành khôi phục trạm biến áp (TBA) cuối cùng - TBA Tân Hóa 4, cấp điện cho 173 khách hàng tại hai thôn Yên Thọ và Rị Rị thuộc xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa. ây là những khách hàng cuối cùng tại Quảng Bình được khôi phục cấp điện trở lại do bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Như vậy đến nay, CTL Quảng Bình đã hoàn thành khôi phục cấp điện cho 100% khách hàng mất điện.
Tại Quảng Trị, các xã Hướng Sơn, Hướng Lập, Hướng Việt, huyện Hướng Hóa vẫn còn mất điện do sạt lở và gãy cột tại các vị trí 497, 498, 499 thuộc xuất tuyến 471/TBA Khe Sanh. Hiện CTL Quảng Trị đã tập kết đầy đủ vật tư thiết bị, nhân lực, phương án thi công chờ thông đường sẽ tiến hành xử lý khắc phục sớm nhất có thể, đưa lưới điện trở lại vận hành cấp điện phục vụ khách hàng.
Ngày 9-9, Ban Chỉ đạo diễn tập Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) tổ chức diễn tập ứng phó với bão mạnh, lũ lớn trên địa bàn năm 2019. ợt diễn tập có các giai đoạn: Vận hành cơ chế của Ban chỉ huy PCTT và TKCN thị xã và phường Tứ Hạ, triển khai cấp bách một số phương án, biện pháp đối phó với mưa bão; thực hành một số tình huống: tuyên truyền, huy động lực lượng giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà cửa, tổ chức sơ tán các hộ dân nằm ở vùng xung yếu; huy động lực lượng, phương tiện cứu người và tài sản của nhân dân bị lũ cuốn trôi trên sông Bồ...
Theo NDĐT
Mang loài "thủy quái" nhốt lồng trên sông Lô, nuôi không kịp để bán Anh Vũ Tuấn Công, thôn Ba Luồng, xã Thái Hóa, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đang nuôi 4 lồng cá chiên đặc sản (nhiều người gọi vui là thủy quái) trên sông Lô cho biết, so với nhiều loại vật nuôi khác thì nuôi cá chiên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi, cá chiên được xếp vào nhóm cá "ngũ...