Tuyên phạt y án đối với mẹ “nữ sinh giao gà” ở Điện Biên
Trong 2 ngày 22, 23/4, tại TAND tỉnh Điện Biên, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm lại đối với 2 vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm là: Bị cáo Trần Thị Hiền (mẹ “nữ sinh giao gà” bị sát hại ở Điện Biên) về tội mua bán trái phép chất ma túy và cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ Nguyễn Tuấn Anh cùng một số bị cáo trong vụ án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên.
Ngày 23/4, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên đối với 5 bị cáo, trong đó có Nguyễn Tuấn Anh – cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ.
Trước đó, sau 2 lần mở phiên tòa xét xử, 2 lần nghị án kéo dài và 1 lần trả hồ sơ, sáng 23/9/2023, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án sân bay Điện Biên với tổng mức hình phạt là 48 năm tù giam và 36 tháng cải tạo không giam giữ. Sau phiên xét xử sơ thẩm, 5/9 bị cáo có đơn kháng án.
Bị cáo Nguyễn Tuấn Anh, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ tại phiên tòa.
Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án.
Tại phiên xử phúc thẩm, 3/5 bị cáo xin thay đổi lời khai từ kháng án sang nhận tội và xin được giảm nhẹ hình phạt. Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cân nhắc sự thành khẩn của các bị cáo và nỗ lực khắc phục hậu quả đã gây ra, HĐXX quyết định giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo như sau:
Video đang HOT
Giảm từ 8 năm xuống còn 6 năm tù giam đối với bị cáo Trần Thị Vân – cựu Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ; giảm từ 7 năm xuống còn 6 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Tuấn Anh – cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ; giảm từ 3 năm 6 tháng xuống còn 3 năm tù giam đối với bị cáo Bùi Mạnh Cường – nhân viên Phòng Tài nguyên Môi trường TP Điện Biên Phủ cùng về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. 2 bị cáo Trần Xuân Mạnh (SN 1984) – công chức Phòng Tài chính kế hoạch TP Điện Biên Phủ; Bùi Thị Ánh (SN 1967) – nhân viên Phòng Tài nguyên Môi trường TP Điện Biên Phủ tòa tuyên giữ nguyên mức án 3 năm nhưng cho hưởng cải tạo không giam giữ.
Theo cáo trạng, Dự án nâng cấp, mở rộng càng hàng không Điện Biên có tổng vốn đầu tư hơn 1.460 tỷ đồng. Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, UBND TP Điện Biên Phủ đã giao cho Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ chủ trì thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng.Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các đối tượng đã làm thất thoát, gây thiệt hại của nhà nước hơn 13 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 22/4, tại TAND tỉnh Điện Biên, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm đối với Trần Thị Hiền – mẹ nữ sinh C.M.D đã bị sát hại ở Điện Biên dịp Tết Nguyên đán năm 2019. Liên quan vụ án này, 6 bị cáo đã bị tuyên án tử hình về các tội “Bắt cóc”, “Hiếp dâm”, “Giết người” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”; 2 bị cáo bị tuyên phạt 10 và 9 năm tù cùng về tội “Hiếp dâm”; 1 bị cáo bị 3 năm tù về tội “Không tố giác tội phạm”.
Bị cáo Trần Thị Hiền tại phiên tòa phúc thẩm.
Từ quá trình điều tra đến khi hầu tòa, bị cáo Trần Thị Hiền luôn cho rằng bản thân bị oan, bị cáo không quen biết nhóm Bùi Văn Công và không mua bán heroin. Tuy nhiên, căn cứ lời khai của các đồng phạm và kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định bị cáo Hiền đã mua bán trái phép chất ma túy nhưng không trả tiền nên nhóm các đối tượng Vi Văn Toán, Bùi Văn Công,… đã lên kế hoạch bắt giữ nữ sinh để ép trả tiền. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trần Thị Hiền đã bị tuyên phạt 20 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tại tòa cấp phúc thẩm ngày 22/4, Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng các bị cáo thay đổi lời khai trong phiên tòa năm 2022 và phiên tòa phúc thẩm ngày 22/4 là không có căn cứ nên không được tòa chấp nhận.
Diễn biến xét xử cho thấy không có tài liệu, chứng cứ nào mới. Ngoài ra, bị cáo Hiền kêu oan và Viện KSND, luật sư đều đề nghị hủy án, điều tra lại song cũng không có căn cứ gì mới nên đã ra phán quyết không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Thị Hiền, giữ nguyên bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND tỉnh Điện Biên, tuyên phạt bị cáo 20 năm tù giam.
9 bị cáo gây thiệt hại trong vụ "mở rộng Sân bay Điện Biên" hầu tòa
Sáng nay 2/8, Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên.
9 bị cáo phải hầu tòa trong vụ án này bao gồm: Nguyễn Thị Khương (SN 1965) - cựu nhân viên hợp đồng của Trung tâm quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ, Nguyễn Tuấn Anh (SN 1977) - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ, Trần Thị Vân (SN 1978) - cựu Giám đốc Trung tâm quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ, Phạm Trung Kiên (SN 1984) - cựu Phó trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch, Trần Xuân Mạnh (SN 1984), Nguyễn Đình Hiệp (SN 1976) - cựu Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường TP Điện Biên Phủ; Bùi Thị Ánh (SN 1967), Bùi Mạnh Cường (SN 1990) - nhân viên Phòng Tài nguyên Môi trường TP Điện Biên Phủ, Trần Thị Hoà (SN 1985) - viên chức Trung tâm quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ.
Các bị cáo tham gia phiên xét xử sơ thẩm.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên, liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư Dự án sân bay Điện Biên, UBND TP Điện Biên Phủ đã giao cho Trung tâm Quản lý đất đai chủ trì thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng. Nguyễn Thị Khương được giao làm trưởng nhóm thực hiện nhiệm vụ kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các đối tượng có đất bị thu hồi, trong đó có diện tích của Công ty cổ phần chế biến nông sản Điện Biên.
Trong khi chưa có ý kiến của UBND tỉnh Điện Biên thì Nguyễn Tuấn Anh - khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ, đã trực tiếp chỉ đạo Trần Thị Vân lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Vân tiếp tục chỉ đạo Khương lập và trình Vân ký báo cáo, tờ trình đề nghị thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ.
Do bị thúc ép nên Khương lấy tài liệu thu thập khi lập phương án đợt 31 mà không thu thập thêm bất cứ tài liệu nào rồi chuyển cho Vân ký duyệt. Bộ phận thẩm định cũng báo cáo việc này với Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ và được chỉ đạo "cho phép trình để ký duyệt".
Từ tháng 4 - 12/2021, Khương, Vân và Tuấn Anh đã thực hiện hành vi Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 13 tỉ đồng. Các bị cáo Kiên, Mạnh, Hiệp, Ánh thực hiện hành vi Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 6,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, Khương, Vân và Hòa còn thực hiện hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 267 triệu đồng. Bị cáo Bùi Mạnh Cường thực hiện hành vi Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 6,1 tỷ đồng.
Do đó, các bị cáo Trần Thị Vân; Nguyễn Thị Khương bị truy tố về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị can Nguyễn Tuấn Anh; Phạm Trung Kiên; Trần Xuân Mạnh; Nguyễn Đình Hiệp; Bùi Thị Ánh và Bùi Mạnh Cường bị truy tố tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bị can Trần Thị Hoà bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phiên toà dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ ngày 2 đến ngày 4/8/2023.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt? Ông Nguyễn Bảo Sinh (SN 1976, trú khóm Đông An 2, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên (An Giang) bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất"....