Tuyển người… chơi game online!
Một đường dây người nước ngoài chuyên tuyển dụng thanh niên ở Đà Nẵng chơi game online thuê vừa bị triệt phá
Nhà số 45 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng, nơi tổ chức dịch vụ chơi game thuê, đã bị đóng cửa
Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Đội An ninh Công an quận Thanh Khê và Công an phường Chính Gián vừa phát hiện một số đối tượng người Hàn Quốc sang Việt Nam thành lập doanh nghiệp (DN) nhằm tuyển dụng các thanh niên nghiện game online vào chơi game thuê trái quy định. Vụ việc gây bức xúc cho những phụ huynh có con em được tuyển làm nhân viên vi tính nhưng thực chất là chơi game thuê ở Đà Nẵng vài ngày qua.
Giả làm du khách, kinh doanh lậu
Theo thượng tá Đỗ Văn Yên, Phó trưởng Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP Đà Nẵng, chiều 7-8, lực lượng công an kiểm tra đột xuất căn nhà 45 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng, phát hiện 19 thanh niên chơi game và 4 người Hàn Quốc điều hành trái quy định. Lực lượng chức năng đã niêm phong tang vật và lập biên bản xử lý vụ việc.
Theo điều tra ban đầu, sau khi nhập cảnh vào Việt Nam với danh nghĩa du lịch, ông Kang Buseok, người Hàn Quốc, móc nối với một số người Việt để tuyển dụng lao động là những thanh niên nghiện game online vào chơi game thuê cho mình. Từ một nhân viên được tuyển vào chơi game thuê, Nguyễn Minh Nhật (SN 1988, ngụ phường Chính Gián) được ông Kang mời làm giám đốc DNTN Taran ở số 6 Trần Đăng Ninh, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu – Đà Nẵng.
DNTN này do Sở Kế hoạch – Đầu tư Đà Nẵng cấp phép, ghi rõ ngành nghề kinh doanh là xuất bản phần mềm, lập trình máy tính, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy tính. Tuy nhiên, Taran chủ yếu tuyển người vào chơi game thuê. Theo lời khai của Nhật, ngoài việc chơi game online thuê thì anh ta không trực tiếp điều hành DN trên cương vị giám đốc mà chỉ đại diện ký hợp đồng giao dịch, mọi hoạt động đều do ông Kang nắm.
Đến ngày 20-7, bà Phan Thị Thu Hiền, đại diện Taran, ký hợp đồng thuê căn nhà 45 Điện Biên Phủ để phục vụ việc kinh doanh của DN. Cùng ngày, 4 người Hàn Quốc và 19 nhân viên chơi game thuê vào ở nhưng không khai báo tạm trú.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Xa, Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – Đầu tư Đà Nẵng, khẳng định Taran chưa đăng ký mở rộng địa điểm hoạt động nên việc tự ý kinh doanh ở 45 Điện Biên Phủ là sai quy định. Hơn nữa, DNTN này còn kinh doanh dịch vụ game online là sai giấy phép. Theo thượng tá Đỗ Văn Yên, 4 người Hàn Quốc và 19 thanh niên Việt ngụ tại đây không khai báo tạm trú là vi phạm pháp luật. Bốn người Hàn Quốc còn hoạt động sai mục đích nhập cảnh, bởi họ đi du lịch nhưng lại lén lút kinh doanh.
Theo thông tin của cơ quan điều tra, trước khi đến Đà Nẵng, các đối tượng người Hàn Quốc này cũng đã mở dịch vụ chơi game thuê ở TPHCM nhưng gặp rắc rối, bị lộ nên chuyển ra Đà Nẵng.
“Cày” cả ngày lẫn đêm
Những thanh niên Việt được Taran tuyển vào với mục đích chơi game online thuê (chơi nhân vật trong tài khoản do DNTN này nhận từ Hàn Quốc chuyển qua). Trong thời gian đầu thử việc, các nhân viên này được hướng dẫn cách thức chơi game; sau một tháng, nếu đạt yêu cầu sẽ được nhận vào làm chính thức với mức lương 2,5-3,5 triệu đồng/tháng. Đối tượng tuyển dụng mà Taran hướng đến là những thanh niên nghiện game online.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người bên Hàn Quốc mê game online, muốn đạt cấp độ cao nhưng lại không có thời gian (hoặc không đủ khả năng) nên cung cấp account (tài khoản) của trò chơi (chủ yếu là game Lineage 1) cho 4 người Hàn của Taran với điều kiện trong khoản thời gian nhất định phải nâng cấp độ. Bốn người này bèn tuyển nhân viên để chơi game thuê cho mình. Khi hết thời hạn, nhân viên nào chơi đạt yêu cầu sẽ chuyển tài khoản cho 4 người Hàn Quốc ở Taran để họ chuyển lại cho chủ tài khoản bên Hàn Quốc. Bên Hàn Quốc kiểm tra đạt yêu cầu sẽ chuyển tiền qua tài khoản cho 4 người đồng hương ở Việt Nam. Bốn người này trích một phần để trả công cho nhân viên chơi game thuê…
T.V.T, sinh viên năm 3 Trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng, cho biết anh vừa được Taran tuyển vào thử việc 20 ngày nên chưa được nhận lương. Theo T, vì mê game online nên anh mới vào DNTN này để làm thêm, vừa được chơi vừa có tiền. Thời gian làm việc ở đây theo ca, một ngày 12 giờ nhưng nhiều người quá mê chơi game nên đã “cày” cả ngày lẫn đêm. Không ít nhân viên vào làm chưa được 10 ngày đã xanh xao, gầy yếu. Các trinh sát cho biết khi bị kiểm tra, các nhân viên này đều trong trạng thái bơ phờ, mỏi mệt do “cày” game quá lâu.
Hiện tượng đáng báo động Thượng tá Đỗ Văn Yên lo ngại: “Nếu vụ việc không được ngăn chặn kịp thời sẽ có rất nhiều học sinh, sinh viên mê game online bỏ học để vào “cày” thuê. Đây là hiện tượng đáng báo động, cần được cảnh báo để các bậc phụ huynh biết rõ. Thực tế, nhiều phụ huynh cứ nghĩ con em mình được tuyển dụng làm nhân viên vi tính chứ không nghĩ là họ chơi game online thuê”.
Theo NLD
Đêm 'cày' game, ngày ngủ nướng
Đó là cuộc sống thường ngày của các bạn trẻ nghiện game. Cả đêm sống trong thế giới ảo: điều quân, lên đời, làm thủ lĩnh,...đến sáng trở về nhà trong tình trạng kiệt sức. Và tất cả những việc khác dẹp sang một bên để dành thời gian cho giấc ngủ nướng.
Những phố "sống ảo"
Ngõ Tự Do, phố Dương Quảng Hàm, phố Tô Hiệu, đường Lê Thanh Nghị, phố Tạ Quang Bửu...là những tụ điểm nổi tiếng ở Hà Nội được dân chơi game thường lui tới. Tại những con phố này, rất dễ dàng để tìm một quán game phục vụ khách thâu đêm dù đã có lệnh cấm hoạt động sau 23h đêm...
Một quán game ở ngõ Tự Do
Hơn 1h sáng, quán game ở địa chỉ 14/87 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội vẫn tấp nập người ra vào. Quán nằm sâu trong ngách, phải quen đường đi lối về mới biết đến nơi này. Theo bạn N.V.T (sinh viên Trường ĐH Bách khoa) - khách quen của quán bật mí: "quán này phục vụ suốt đêm, ngày nào cũng thế. Hôm nay là bình thường, chứ thứ 7, chủ nhật thì không có chỗ mà ngồi".
Có những quán "hóa trang" bằng cách "kín cổng cao tường" từ 23h đến 0h, sau đó mở lại quán như thường...
Hút game thủ sinh viên
Càng về đêm không khí của quán càng sôi động. Những tiếng chửi thề, hò hét, thỉnh thoảng có game thủ còn rú lên cười sằng sặc vì vừa "úp sọt" được quân đối phương. Các bạn đang say sưa với đế chế, kiếm thế, đột kích, thiên long bát bộ,...
Bạn Ng.V.N (sinh viên Trường ĐH Xây dựng) hí hửng: "Gì chứ cái thú vui tao nhã này ngồi mấy đêm cũng được. Đế chế là giúp rèn luyện chân tay, trí óc và khả năng lãnh đạo chứ không phải tầm thường đâu nhá".
Các game thủ say sưa "cày" game
Những game thủ "cày" đêm ở đây đa số là nam thanh niên, sinh viên các trường ĐH có tiếng. Họ thường đi theo nhóm bạn để dễ phân chia đội hình. Dịch vụ ở những quán game cũng được "chăm sóc" tận tình từ A- Z: sôi, mỳ tôm, nước ngọt, nước lọc, thuốc lá...Chỉ cần "ới" một tiếng là sẽ có người mang đến tận nơi. Tuy nhiên, cách chơi như con thiêu thân của một số game thủ đã để lại không ít những hệ lụy.
Những hệ lụy
Ngủ gục bên máy tính vì quá mệt mỏi
Bạn T.T.P chia sẻ: "Lúc đầu chơi thấy vui và thoải mái. Vì ở quán phục vụ đồ ăn đêm nên không bị đói. Nhưng đến tầm 3-4h là cả người mệt mỏi. Muốn ngủ nhưng cũng không ngủ được và thường về đến nhà mới ngủ được. Nếu mà sáng hôm ấy có học thì có lẽ cũng nghỉ".
Chưa hết, tính trung bình mỗi đêm, mỗi game thủ sẽ phải "đốt" từ 40.000 - 50.000 ngàn đồng (bao gồm cả tiền máy, nước và đồ ăn). Nếu nhân số tiền ấy lên nhiều đêm thì quả là con số đáng lo ngại cho những sinh viên khi đang còn sống phụ thuộc vào gia đình.
Nếu sống lâu dài trong môi trường ấy, tính cách dễ bị "méo mó". Thậm chí, các game thủ còn có thể mất đi những mối quan hệ. Như trường hợp của bạn T.V.P, người yêu đòi chia tay vơi lý do "trông mình lúc nào cũng mệt mỏi và hay cáu gắt".
Theo VietNamNet
Bi hài những 'cô con dâu hụt' 9x Nhiều phụ huynh của teen boy phát khiếp với các cô "con dâu hụt" vì mức độ "ăn dầm ở dề", coi nhà bạn trai như nhà mình, phục vụ tận tụy hơn cả ôsin và sẵn sàng gọi mẹ người yêu là "Mẹ". "Ôsin" bất đắc dĩ Dạo này, nhà bác Hương bỗng nhiên xuất hiện "người giúp việc", mà lạ kỳ...