Tuyến mương hở T2C Đại Yên ô nhiễm nghiêm trọng: Lời giải nào cho bài toán tự cống hóa, chỉnh trang mỹ quan đô thị
Chịu đựng mùi hôi thối, bẩn thỉu suốt nhiều năm, hiện tại, người dân sinh sống xung quanh tuyến mương T2C Đại Yên phần nào bớt lo lắng về mầm mống bệnh tật khi tuyến mương hở đầy tai tiếng này được “lấp đi” tạm thời.
Đoạn mương hở từng gây ô nhiễm trong ngõ 279 phố Đội Cấn.
Theo phản ánh của một số người dân tổ 22 cụm 9 phường Ngọc Hà cho biết, trước đây, tuyến mương T2C là điểm “đen” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Sau khi dự án cống hóa mương T2C Đại Yên chạy dọc theo ngõ 279 phố Đội Cấn hiện hoàn thành. Tuy nhiên, không hiểu sao vẫn chừa lại một đoạn mương thoát có ký hiệu H2C dài khoảng 200m chưa được cống hóa, trở thành đoạn mương hở chứa đầy rác, phế thải, gây ô nhiễm môi trường khu vực rất nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn S., người dân sống gần đoạn mương hở này cho biết, khi chưa bị lấp, do không được lưu thông, nước dưới lòng mương lúc nào cũng có màu đen kịt với đủ loại rác, bốc mùi rất khó chịu khiến nhà nào cũng phải đóng kín cửa suốt ngày đêm. Nhiều gia đình không chịu được mùi hôi thối, phải chuyển đi nơi khác sinh sống.
Còn ông Nguyễn Hoàng T. bày tỏ, nhiều năm nay, người dân tại đây bất bình trước thực trạng ô nhiễm tại đoạn mương hở này, nhiều lần đơn thư đến cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết. Hằng ngày, chúng tôi luôn phải hứng chịu mùi hôi thối, bẩn thỉu, thường trực nỗi lo về mầm mống bệnh tật.
Không chỉ lo lắng về vấn đề sức khỏe, khu vực mương Đại Yên đã từng xảy ra tại nạn chết người do nạn nhân không may trượt chân xuống mương gây tử vong. Nếu việc cống hóa tiếp tục chậm trễ khiến không ít người sinh sống tại đây có tâm lý e ngại sự việc đau lòng có thể sẽ lặp lại.
Từ năm 2015 đến cuối năm 2019, đoạn mương hở này vẫn cứ tồn tại, tiếp tục gây ô nhiễm, bất chấp là nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Video đang HOT
Để ngăn chặn tình trạng đổ trộm rác, phế thải bừa bãi xuống mương, chính quyền địa phương đưa ra giải pháp “chữa cháy” tạm thời là quây tôn quanh khu vực mương cũ, tuy nhiên việc làm này rào luôn cả con đường dân sinh hai bên mương hở, bịt luôn lối đi đã tồn tại từ nhiều năm trước, còn ô nhiễm vẫn cứ tiếp tục ô nhiễm.
Đến cuối năm 2019 đầu năm 2020, bỗng dưng một con đường bê tông chớp mắt đã hiện lên trên đoạn mương hở này giúp vấn đề ô nhiễm được giải quyết, người dân đã có con đường sạch đẹp đường đất trước đây để lưu thông, đi lại.4
Theo bà Lê Thị T cho hay, “không rõ cá nhân hay tổ chức nào đã đầu tư cống hóa con đường này, việc đầu tư có đúng quy định hay không nhưng rõ ràng là người dân chúng tôi đang được hưởng lợi từ việc làm trên. Không còn phải chịu đựng mùi xú uế, không còn là nơi tập kết rác thải nên sức khỏe của chúng tôi đương nhiên được cải thiện”.
Người dân sinh sống xung quanh tuyến mương T2C Đại Yên đã có thể sinh hoạt, giải trí trên tuyến mương thối trước đây.
Theo đó, nhiều ý kiến bày tỏ nguyện vọng, Thành phố Hà Nội, quận Ba Đình, phường Ngọc Hà khi chưa thực hiện dự án liên quan đến khu vực mương hở H2C thì tiếp tục cho người dân sử dụng con đường dân sinh ở 2 bên đoạn mương này, không rào chắn lối đi làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, đi lại của người dân.
Hai là, để những câu chuyện tương tự như trên kết thúc có hậu thì người dân, tổ chức liên quan nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật trước khi thực hiện.
Ba là, chính quyền địa phương cũng cần hướng dẫn người tự bỏ tiền cống hóa, làm đường thực hiện đúng luật cũng như linh hoạt hơn trong việc áp dụng luật nếu người dân vi phạm và đó chính là cách góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân trên địa bàn mình quản lý.
Phan Anh Tuấn
Báo động nguy cơ từ các bãi thải, hồ thải khoáng sản
Thời gian qua, nhiều bãi thải khoáng sản sạt lở, nhiều hồ thải vỡ hoặc đang lún nứt, nguy cơ vỡ hoặc rò rỉ nước trong hồ gây ô nhiễm môi trường, thậm chí là đe dọa đến tính mạng con người.
Sạt lở mỏ than Phấn Mễ. Ảnh: Đức Nam
Bãi thải cao như núi
Cách đây 8 năm, vào đêm 15/4/2012, tại xóm Khuôn I, xã Phục Linh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), khoảng 1,1 triệu m3 đất đá từ bãi thải của mỏ than Phấn Mễ bất ngờ sạt lở vùi lấp nhà cửa của 10 hộ dân, 6 ngôi nhà khác trong khu vực bị ảnh hưởng khiến 7 người chết, bị thương và mất tích. Nỗi ám ảnh kinh hoàng sạt trượt bãi thải năm xưa vẫn đeo bám người dân xã Phục Linh đến nay.
16 giờ ngày 24/3/2020, bãi thải số 3 mỏ than Phấn Mễ lại bị sạt lở. Khu vực trên đỉnh bãi đổ thải xuất hiện nhiều vết nứt, trung bình từ 4-6cm. Đất, đá bất ngờ lăn ầm ầm xuống khu đầm nước phía chân bãi thải. Nước trong đầm bắn tung tóe, tràn ra kênh mương, ruộng đồng.
Nguyên nhân sạt lở được xác định vì cốt nền yếu, đầm lầy thụt, mỏ càng đổ chất thải lên cao thì bãi thải không thể chịu được lượng đất đá quá lớn ở phía trên nén xuống. Mùa mưa đang tới. Nếu mưa kéo dài, nước xé rộng các vết nứt lớn trên bãi thì nguy cơ sạt trượt rất cao.
Sau nhiều năm khai thác, các bãi đổ thải của mỏ than Phấn Mễ - Công ty CP Gang thép Thái Nguyên ngày càng chất cao như núi, cao trên 100m so với mặt đường giao thông. Trong khi đó, các moong khai thác ngày càng xuống sâu khiến hiện tượng nứt, sạt trượt diễn ra thường xuyên hơn. Hiện bãi chứa của mỏ than Phấn Mễ có khoảng 8 vạn tấn thải cũng chất cao như núi, vào mùa mưa gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ sạt lở rất lớn.
Nỗi lo ô nhiễm, sạt lở
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cả nước hiện có 120 hồ thải quặng đuôi (là vật liệu được thải ra trong quá trình chế biến khoáng sản, bao gồm cả dạng rắn và lỏng) với 109 đập chắn bãi thải thuộc 59 doanh nghiệp (DN) tuyển quặng đang hoạt động trên địa bàn 16/63 tỉnh, thành phố.
Trong số 59 DN tuyển quặng có 31 DN tuyển quặng sắt, 15 DN tuyển quặng chì - kẽm, 6 DN tuyển quặng thiếc, 4 DN tuyển quặng đồng, 1 DN tuyển quặng apatit, 2 DN tuyển quặng bô-xít. Cả nước hiện có 10 hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 thuộc 7 công ty nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Đắk Nông, Lâm Đồng, trong đó có 8 hồ đã đi vào hoạt động, chứa lượng bùn từ 30 đến 100% dung tích hồ chứa.
Đa số các hồ, đập quặng đuôi nằm trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. Ước tính số lượng hồ thải trên 4 tỉnh: Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai đã chiếm trên 50% tổng số hồ thải quặng đuôi trên cả nước, trong đó Bắc Kạn là địa phương có nhiều hồ đập quặng đuôi nhất với 21 hồ chứa.
Từ năm 2014 đến nay đã xảy ra nhiều vụ vụ vỡ đập lớn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đó là các vụ vỡ đập tại Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), Công ty Nhôm Lâm Đồng (tỉnh Lâm Đồng), Công ty Apatit Việt Nam (tỉnh Lào Cai), Công ty Đầu tư và Khoáng sản Tây Bắc (tỉnh Yên Bái) và Công ty TNHH Tân Quang Cường...
Riêng tại Bình Thuận có tổng trữ lượng khoáng sản titan gần 600 triệu tấn, được Chính phủ chấp thuận cho phép khai thác với quy mô công nghiệp. Nhưng đến nay mới khai thác được 1 triệu tấn đã xảy ra 5 vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ titan gây ô nhiễm môi trường.
Chẳng hạn hồi tháng 6/2016, hồ chứa nước tuyển quặng titan tại mỏ Suối Nhum, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam trên đồi cát cao 50m bị vỡ đã phá bề mặt đồi cát thành khe rộng 3m, sâu 2,5m và dài 350m, làm nước cuốn theo cát chảy xuống tràn lấp nhà dân, đường giao thông...
Điều đáng nói, hàng chục mỏ titan nằm dọc bãi biển Bình Thuận đã tạo ra những "hố đen" khổng lồ. Cây xanh khu vực xung quanh chết trụi, nước sinh hoạt đầy bùn, phèn.
Tháng 3/2018, khu vực đập thải tạm thời của Công ty CP Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 có diện tích khoảng 2ha ở Quảng Nam cũng bị vỡ với chiều dài 5m, chiều rộng khoảng 2m.
Ảnh hưởng do sự cố tràn chất thải hoặc sự cố chất ô nhiễm phát sinh từ chất thải chứa trong các hồ, đập thải quặng đuôi này đã tác động đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng ngay trong quá trình hoạt động chế biến và kéo dài cả khi đã ngừng hoạt động.
Lam Hạnh
Thông là chìa khóa giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn đô thị Nghiên cứu mới từ Đại học College London (UCL) của Anh cho thấy cây lá kim có thể nắm giữ chìa khóa giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Jian Kang từ UCL dẫn đầu, đã đánh giá 76 mẫu vật thuộc 13 loài cây thân gỗ phổ biến nhất trong khu vực đô thị như...