Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đội vốn gần 30.000 tỷ đồng
Ngày 10/10, UBND TPHCM gửi văn bản báo cáo Bộ GTVT về tình hình thực hiện dự án tuyến metro số 1, Bến Thành – Suối Tiên. Theo đó, hiện kinh phí xây dựng dự án tăng gần 30.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt lần đầu năm 2007.
Thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đoạn vượt sông Sài Gòn
Thực hiện yêu cầu của Bộ GTVT về chuẩn bị báo cáo Quốc hội khóa XIII về tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt đô thị TPHCM, tuyến Bến Thành – Suối Tiên (gọi tắt là Dự án), UBND TP đã có báo cáo chi tiết về dự án.
Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án đã được UBND TPHCM phê duyệt vào năm 2007 là hơn 1,09 tỷ USD (tương đương gần 17.390 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ODA của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế (JBIC) là hơn 14.415 tỷ đồng (chiếm 83% tổng mức đầu tư), còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Sau khi dự án đầu tư được duyệt, qua xem xét hồ sơ dự án đầu tư để lập hồ sơ mời thầu cho các gói thầu chính dự án, Tư vấn chung dự án (Liên danh NJBT) nhận thấy việc thiết kế cơ sở trong trong dự án đầu tư được duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở để xây dựng hồ sơ mời thầu cho 3 gói chính thuộc dự án.
Video đang HOT
Tư vấn chung đã tiến hành làm rõ, bổ sung, tính toán đủ cho thiết kế cơ sở của dự án. Thành phố đã duyệt điều chỉnh Dự án vào tháng 9/2011, với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 2,49 tỷ USD (tương đương 47.325 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA, trước đây là JBIC) là 2,2 tỷ USD (tương đương hơn 41.830 tỷ đồng), chiếm 88,4% tổng mức đầu tư, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Theo UBND TP, việc Dự án tăng vốn gần 30.000 tỷ đồng là do sự biến động khách quan – nhiên liệu, việc tăng lương tối thiểu từ năm 2006 đến 2009; tăng khối lượng xây dựng cho dự án nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn. Cụ thể tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lượng hành khách dự báo vào năm mục tiêu thiết kế là 2040 (thay vì năm 2020 như trong dự án đầu tư); áp dụng các trang thiết bị, hệ thống tiên tiến nhằm đạt sự an toàn cao nhất….
Ngoài ra, cập nhật tỷ giá Yên Nhật – Việt Nam đồng, tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá cũng được cập nhật, tính toán cho đến năm 2019 cũng làm cho tổng mức đầu tư tăng.
Theo UBND TP, do việc chậm trễ trong công tác giải tỏa và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho Nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp giữa các tuyến metro số 1, số 2, số 3a và 4 nên thời gian xây dựng hoàn thành toàn bộ tuyến metro số 1 là năm 2019, đưa vào vận hành năm 2020 (thay vì cuối năm 2018 như dự án đã được duyệt).
Quốc Anh
Theo Dantri
Trình Bộ Chính trị xem xét xây dựng Sân bay Long Thành
Khái quát tổng mức đầu tư toàn bộ Giai đoạn 1 của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 7,84 tỷ USD (tương đương 164.589 tỷ đồng).
Vấn đề lớn nhất được đặt ra với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vẫn là nguồn tài chính
Ngày 8/10, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bí thư Ban cán sự đảng Bộ GTVT thừa ủy quyền Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Văn bản này nêu rõ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua Báo cáo đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành như đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ GTVT tại Tờ trình ngày 7/10/2014.
Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng từng bước đạt cấp 4F (theo phân cấp của Tổ chức hàng không quốc tế - ICAO), giữ vai trò là Cảng hàng không quốc tế cửa ngõ và quan trọng của quốc gia. Dự kiến trong tương lai, dự án này sẽ trở thành một trong những trung tâm vận chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á.
Quy mô đầu tư nâng công suất khai thác đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm (đến năm 2030). Trong đó Giai đoạn 1 (đến năm 2025) sẽ hình thành cảng hàng không quốc tế trung chuyển, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, nhằm hỗ trợ việc quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ cần 5.000 ha diện tích giải phóng mặt bằng và được đầu tư xây dựng ngay tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Khái quát tổng mức đầu tư toàn bộ Giai đoạn 1 khoảng 7,84 tỷ USD (tương đương 164.589 tỷ đồng), trong đó phân kỳ Giai đoạn 1 a có tổng mức đầu tư khoảng 5,66 tỷ USD (tương đương 118.910 tỷ đồng).
Như vậy, con số này cao hơn con số mà Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên công bố với báo giới tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra hồi đầu tháng (xấp xỉ 6 tỷ USD).
Được biết, chiều 8/10, tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc trình xin chủ trương đầu tư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, một số ủy viên đã đặt câu hỏi về nguồn tiền đầu tư khi nhu cầu vốn Nhà nước cho dự án này khoảng 84.000 tỷ đồng. Đồng thời, bày tỏ lo ngại, việc phát hành thêm trái phiếu Chính phủ và vay ODA phục vụ dự án sẽ rủi ro cho an toàn nợ công quốc gia.
Sau nhiều tranh cãi, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu Chính phủ hoàn thiện báo cáo, tờ trình với những giải trình thuyết phục hơn về những vấn đề đặt ra như nguồn vốn, phương án giải phóng mặt bằng, phân kỳ đầu tư, tác động kinh tế xã hội... của dự án trước khi trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới.
Bích Diệp
Theo Dantri
Dùng 11 cây Dầu bị đốn hạ trước Nhà hát TP để trùng tu chùa Giác Viên Lãnh đạo UBND TPHCM vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về việc sử dụng toàn bộ số gỗ Dầu (36,2m3) thu hồi từ việc đốn hạ cây trước Nhà hát thành phố, để trùng tu, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Giác Viên. Sử dụng toàn bộ số gỗ thu được từ việc đốn hạ 11...