Tuyên hủy tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
HĐXX TAND Tối cao tại TPHCM quyết định chấp nhận một phần kháng cáo đối với Tổng giám đốc Nguyễn Bi và phó tướng Nguyễn Thanh Huyền, tuyên hủy tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với 2 bị cáo này.
Các bị cáo được ngồi nghe tuyên án
Sau một tuần xét xử và nghị án, chiều 19/5, HĐXX TAND Tối cao tại TPHCM ra phán quyết về vụ tham nhũng xảy ra tại công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (công ty Vifon).
Theo đó, HĐXX đã chấp nhận một phần kháng cáo của hai bị cáo, tuyên hủy tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Bi (65 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Vifon) và Nguyễn Thanh Huyền (59 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc công ty Vifon), trả hồ sơ cho VKSND Tối cáo điều tra, xét xử lại.
HĐXX lập luận rằng, việc Bi gửi tiền huy động vốn vào công ty Vifon là có. Đối với một số phiếu chi mà công ty Vifon chi ra, bị cáo Bi có thừa nhận được thanh toán 4 phiếu với số tiền hơn 200 triệu đồng. Vậy còn hơn 30 phiếu chi còn lại đã được chi chưa? Chi khi nào và ai nhận thì cần phải làm rõ. Đây là căn cứ để xác định hành vi phạm tội của Nguyễn Bi đối với số tiền 2,283 tỷ đồng, đồng thời là căn cứ đánh giá tính chất, mức độ phạm tội của Nguyễn Thanh Huyền về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Nguyễn Bi
Đồng thời, HĐXX tuyên bác kháng cáo kêu oan, tuyên y án sơ thẩm 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Bi về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 20 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Huyền về tội “Tham ô tài sản”. HĐXX cho rằng bản án sơ thẩm đới với 2 bị cáo Huyền và Bi là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tương xứng với tội trạng mà các bị cáo gây ra.
Đối với nguồn gốc số tiền 7,9 tỷ đồng, HĐXX cho rằng đây là tiền lợi nhuận có được từ chuyển nhượng vốn liên doanh được Bộ Công nghiệp cho phép công ty Vifon trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tiền lợi nhuận này xuất phát từ nguồn vốn của nhà nước, số tiền mất đi là tài sản nhà nước mất.
“Phó tướng” Thanh Huyền
Video đang HOT
Đồng thời, HĐXX lập luận rằng xác định là tài sản nhà nước bị mất nên tòa sơ thẩm xác đinh Bộ Công thương là nguyên đơn dân sự là không sai. Ngoài ra, dù Bộ Công thương không làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không có nghĩa tiền nhà nước không bị mất.
Bên cạnh đó, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Dương Thị Mẫn (67 tuổi, nguyên kế toán thanh toán công ty vifon), tuyên giảm án từ 7 năm xuống 5 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bởi lẽ xét thấy bị cáo Mẫn có hoàn cảnh neo đơn, bản thân đã 2 lần đi mổ tim, sức khỏe yếu không ai chăm sóc nên giảm án cho bị cáo để thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.
HĐXX bác kháng cáo tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù đối với bị cáo Đàm Tú Liên (53 tuổi, nguyên kế toán trưởng công ty vifon), 7 năm tù đối với bị cáo Ka Thị Thu Hồng (57 tuổi, nguyên thủ quỹ công ty vifon) cùng về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo rời toà
Ngoài ra việc Huyền nhận số tiền 65.000 USD từ quyết định chi thưởng 290.000 USD của Nguyễn Bi thì tòa sơ thẩm chưa xem xét là thiếu sót. Vì vậy Tòa sẽ kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm để xét xử yêu cầu Huyền nộp lại sung công quỹ nhà nước.
Bên cạnh đó, HĐXX cho rằng nay có đủ căn cứ xác định số tiền 9,8 tỷ đồng là tiền tham ô, vì vậy đối với bản án kinh doanh thương mại có hiệu lực pháp luật buộc công ty vifon trả cho vợ chồng bị cáo Huyền số tiền hơn 12 tỷ đồng trước đó, HĐXX sẽ có kiến nghị giám đốc thẩm xem xét. Bởi lẽ, số tiền Huyền mua cổ phiếu của công ty Vifon cần xác định lại có phải là tiền tham ô mà có hay không? Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc Huyền bồi thường số tiền 9,8 tỷ đồng cho Bộ Công thương.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù về tội “Tham ô”, 15 năm tù về tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị buộc phải bồi thường cho Bộ Công thương số tiền 9,8 tỷ đồng, bồi thường cho công ty Vifon số tiền 1,379 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Bi bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung là 22 năm tù; tuyên buộc bị cáo Bi bồi thường cho Vifon 2,2 tỷ đồng.
Bị cáo Đàm Tú Liên, nguyên Kế toán trưởng lĩnh mức án 8 năm tù; bị cáo Dương Thị Mẫn, nguyên Kế toán thanh toán lĩnh mức án 7 năm tù và Ka Thị Thu Hồng lĩnh mức án 7 năm tù, về tội danh “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo theo hồ sơ vụ án, công ty Vifon được thành lập năm 1993 là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập. Tuy nhiên, từ 2002 – 2006, lợi dụng giai đoạn chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, các bị cáo Nguyễn Thanh Huyền và Nguyễn Bi đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, lấy tiền của nhà nước và cổ đông để đưa vào huy động vốn cá nhân rồi sau đó rút ra chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Nhà nước và các cổ đông số tiền 18,2 tỷ đồng.
Công Quang – Quốc Anh
Theo dantri
Hủy một phần án sơ thẩm vụ án tham nhũng tại công ty Vifon
Sau 5 ngày xét xử, chiều 19/5, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên án các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty Cổ phần kĩ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).
Sau 5 ngày xét xử, chiều 19/5, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên án các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty Cổ phần kĩ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).
Theo đó, HĐXX đã chấp nhận đề nghị của VKSND Tối cao, tuyên hủy một phần án sơ thẩm điều tra lại về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 3,5 tỷ đồng của Nhà nước đối với hai bị cáo Nguyễn Bi (SN 1949, ngụ quận Phú Nhuận, nguyên Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vifon) và Nguyễn Thanh Huyền (SN 1955, ngụ quận 10, nguyên P.Tổng giám đốc).
Mặc dù Bi, Huyền có kháng cáo kêu oan, các bị cáo Đàm Tú Liên (SN 1961, nguyên kế toán trưởng), Ka Thị Thu Hồng (SN 1957, nguyên thủ quỹ), Dương Thị Mẫn (SN 1947, nguyên kế toán thanh toán) cũng làm đơn xin được hưởng án treo. Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo không đưa ra được tình tiết nào mới để tòa xem xét. Vì thế, không có căn cứ chấp nhận các đơn kháng cáo này.
Các bị cáo tại tòa phúc thẩm.
HĐXX nhận thấy, trong vụ án này, Nguyễn Thanh Huyền là người đóng vai trò cầm đầu vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chỉ đạo cấp dưới giả thu, giả chi gây thiệt hại số tài sản lớn của Nhà nước. Bị cáo Huyền đã chiếm đoạt của Nhà nước hơn 9,8 tỷ đồng.
Còn bị cáo Bi đã lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc để kê khai những khoản tiền trái quy tắc làm thiệt hại của Nhà nước hơn 4 tỷ đồng, bị cáo còn chi khống 3,5 tỷ đồng để chiếm đoạt. Tổng cộng, Bi đã làm thiệt hại của nhà nước gần 8,6 tỷ đồng. Hành vi này đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Liên, Hồng và Mẫn, mặc dù biết Bi và Huyền làm sai nhưng vẫn tích cực giúp sức cho người này chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Nhưng xét cho bị cáo Mẫn đang bị bệnh nặng, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên HĐXX quyết định giảm một phần hình phạt cho bị cáo.
Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vifon trước vành móng ngựa.
Vì những lý do trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Huyền 20 năm tù về tội Tham ô tài sản. Đồng thời bị cáo phải nộp lại cho Bộ Công Thương hơn 9,8 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Nguyễn Bi bị phạt 15 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Đàm Tú Liên lãnh 8 năm tù, Ka Thị Thu Hồng 7 năm tù, Dương Thị Mẫn 5 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm cũng có kiến nghị giám đốc thẩm buộc bị cáo Huyền phải nộp lại 65.000 USD, đây là số tiền bị cáo này đã nhận từ quyết định chi thưởng 290.000 USD của Nguyễn Bi.
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2002 - 2006, lợi dụng lúc công ty Vifon đang trong giai đoạn chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, Huyền đã câu kết với Bi lập nhiều phiếu chi khống nhằm biển thủ tiền của Nhà nước và các cổ đông đóng góp vốn. Sau đó, 2 vị lãnh đạo này tìm cách hợp thức hóa thành tiền cá nhân rồi rút ra chiếm đoạt. Tổng cộng, các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng của Nhà nước.
Nguyễn Thanh Huyền (phải) bị dẫn giải sau phiên tòa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 21 - 27/11/2013 tại trụ sở TAND TP.HCM. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt Bi 15 năm tù giam về tội Lạm dụng tín nhiệm, 7 năm tù giam về tội Cố ý làm trái. Tổng hợp mức hình phạt là 22 năm tù.
Nguyễn Thanh Huyền lãnh 20 tù về tội Tham ô, 15 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm, tổng cộng là 30 năm tù (mức cao nhất trong khung hình phạt).
Bị cáo Liên lãnh 8 năm tù, Mẫn 7 năm và Hồng 7 năm cùng về tội Cố ý làm trái.
Sau phiên tòa sơ thẩm, cả 5 bị cáo đều làm đơn kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt. Phía Công ty Vifon cũng có kháng cáo xin giảm án cho các bị cáo.
Theo Zing
Nguyên Tổng giám đốc Vifon lãnh 22 năm tù Ngày 27.11, Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Vifon) 22 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo tại...