Tuyến đường sắt xuyên biển kỳ lạ ở châu Âu
Tuyến đường sắt trên biển Hindenburg là công trình vĩ đại giữa biển khơi của người Đức. Hàng ngày, hơn 100 chuyến tàu hỏa đi qua tuyến đường này.
Bắt đầu hoạt động vào năm 1927, tuyến đường sắt trên biển Hindenburgdamm, hay còn gọi là Hindenburg Dam nối liền đảo Sylt (thuộc North Frisian) với Schleswig-Holstein, bang xa nhất về phía bắc của Đức. Đoạn đường này dài 11 km.
Trước khi có tuyến đường sắt này, việc di chuyển từ đất liền đến đảo Sylt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển. Sóng càng dữ, chuyện đi lại càng khó khăn.
Hồi ấy hành khách phải mất tối thiểu 6 tiếng để di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt bằng tàu biển.
Đặc biệt, vào mùa đông, băng trên biển Wadden tạo thành rào cản. Tàu và thuyền không thể xuyên qua khiến rất ít du khách có thể tới đảo Sylt.
Tuy nhiên, đầu thập niên 20 của thế kỷ trước khi khu nghỉ dưỡng Westerland bên bờ biển đảo Sylt ngày càng nổi tiếng. Do đó, giới cầm quyền Đức quyết định lên kế hoạch làm tuyến đường ray xuyên biển, nối đất liền với đảo.
Quá trình làm đường sắt trên biển bắt đầu từ năm 1923. Trong 4 năm sau đó, công nhân và các phương tiện cơ giới đã đưa hơn 3 triệu m3 cát và đất sét, 120.000 tấn đá từ đất liền ra biển để xây đập.
Chính phủ Đức gọi tuyến đường theo tên của Tổng thống Đức hồi đó, Paul von Hindenburg. Ông Hindenburg chính là người chủ trì lễ khánh thành đường ray vào ngày 1/6/1927.
Video đang HOT
Trong 45 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu hoạt động, Hindenburg chỉ có một làn ray. Năm 1972, người ta mở rộng tuyến đường và đặt thêm làn ray thứ hai.
Ngày nay, hơn 100 chuyến tàu di chuyển trên đập mỗi ngày. 1/2 số đó vận chuyển ôtô.
Theo news.zing.vn
22 bức ảnh lịch sử hiếm chứng tỏ người xưa có quá nhiều điều kỳ lạ khiến người ngày nay phải ngỡ ngàng
Những hình ảnh hiếm có khó tìm này sẽ giúp bạn "mở rộng tầm mắt" về cuộc sống của con người ở khắp nơi trên thế giới từ hàng trăm năm trước.
Bình tĩnh đi nào, đây không phải là một bức ảnh ma quái nào đâu! Nó là cách người Đức điều trị bệnh cho những người bị bệnh tâm thần vào năm 1890.
Thanh niên Trung Quốc học theo kiểu thời trang của phương Tây vào những năm 1980.
Đây là chú gà không đầu Mike sống tại một trang trại tại Fruita, Colorado, Mỹ vào năm 1945. Thực tế đây là một câu chuyện khó tin mà nhiều người vẫn nghĩ đó chỉ là trò đùa. Sau khi bị chủ chặt đầu để làm thịt, chú gà trống này vẫn không chết, nó chạy quanh như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Mike đã sống sót dù bị chặt đầu vì khi người chủ ra tay hạ sát, phần tĩnh mạch ở cổ vẫn còn, Mike chỉ bị mất thị giác và một phần não không quan trọng.
Ngày nay, người ta chỉ thấy những em bé được nằm trong nôi, ngồi trên xe đẩy hoặc được bố mẹ bế bồng trên tay chứ đâu có ai dùng thùng rác để "giam" con như bà mẹ người Mỹ này. Hình ảnh được chụp ở trong một công viên của Mỹ vào năm 1969.
Diễn viên Ben Chapman giả làm quái vật trong quá trình quay bộ phim kinh dị trắng đen "Creature from the Black Lagoon" do Jack Arnold đạo diễn vào năm 1954. Ngày nay công nghệ 3D phát triển, diễn viên cũng không quá vất vả để quay những bộ phim về quái vật như thế này.
Ai nói ngày xưa thế giới thưa dân, ít xe cộ nên không có tắc nghẽn giao thông. Hình ảnh ách tắc giao thông gần Cổng Brandenburg sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989.
Kỳ lạ chưa, diễn viên múa cũng phải đeo mặt nạ chống độc. Hình ảnh các vũ công tại Nhà hát Cối xay gió ở London vào năm 1940.
Thì ra trước khi các thiết bị y học phát triển hiện đại như ngày nay, người ta đã có những thiết bị y tế trông thật kỳ quặc như vậy. Đây là hình ảnh những đứa trẻ nằm trong một chiếc "iron lung" (hay còn gọi là phổi nhân tạo) để điều trị bệnh vào năm 1937.
Cậu bé David Day, 5 tuổi, cùng bố mẹ và bà chuẩn bị đi ngủ trong nhà của họ trong một hang động dưới vách đá phấn ở Dover (Anh) ngày 19 tháng 4 năm 1944.
Công nhân xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) ở New York vào 1979. Đáng buồn là ngày 11/9/2001, những kẻ khủng bố đã tấn công phá hủy 2 tòa tháp huyền thoại ấy.
Những đứa trẻ người Đức chơi đùa trên đường phố vào năm 1955.
Bình tĩnh, không phải hình ảnh xác chết gì đâu, đây chỉ là một trò hóa trang trong lễ hội Halloween của những đứa trẻ vào năm 1900 thôi mà.
Phó chủ tịch công ty viễn thông đa quốc gia Motorola, John F. Mitchell, sử dụng một chiếc điện thoại di dộng trên đường phố New York vào năm 1973. Ngày đó điện thoại di động thật là "khổng lồ".
Duke Kahanamoku, người đàn ông nổi tiếng với hành trình lướt sóng khắp thế giới, ở Hawaii vào năm 1920.
Cảnh tan hoang sau trận động đất ở Anchorage, Alaska (Nhật Bản) vào ngày 27 tháng 3 năm 1964. Dù là xưa hay nay thì thảm họa thiên nhiên vẫn luôn đáng sợ.
Một cậu bé đeo mặt nạ Adolf Hitler ở London vào năm 1938.
Danh họa Pablo Picasso gây cười khi mặc trang phục như nhân vật hoạt hình thủy thủ Popeye vào năm 1957.
Một con voi biển nặng tới gần 2 tấn đang được tắm dưới trời tuyết tại Vườn thú Berlin vào khoảng năm 1930.
Ai mà tin được đây là một chiếc xe cơ chứ!?
Winston Churchill vẽ một cảnh quan của thị trấn Lourmarin (Pháp) vào năm 1948.
Theo Helino
Một kết luận khoa học làm đàn ông thích Nếu con người thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá và quan hệ tình dục thì sẽ không mắc bệnh giun sán. Ảnh minh họa Tiêu chí một bài hát ru Nhà soạn nhạc tài ba người Đức Johann Sebastian Bach từng viết: "Với một tác phẩm âm nhạc thì ngay cả là bài hát ru cũng cần phải được viết sao cho...