Tuyến đường sắt tử thần ở Ecuador
Trong 25 năm, hơn 2.000 người đã bỏ mạng để xây dựng hoàn thiện tuyến đường sắt Nariz del Diablo (có nghĩa là Mũi Quỷ Dữ).
Khi nhậm chức năm 1895, tổng thống Ecuador Eloy Alfaro thông báo rằng một tuyến đường sắt mới sẽ được xây dựng nối liền thành phố biển Guayaquil với thủ đô Quito. Tuyến đường xuyên qua các vùng đồi núi và có những khúc rất nguy hiểm vì kế bên là vực sâu thăm thẳm.
Nhiều người cho rằng dãy Andes khi đó không thể bị “khuất phục” bởi một tuyến đường sắt. Dù xảy ra các cuộc biểu tình và không được khuyến khích, tổng thống Alfaro vẫn thuê hai đội kỹ sư Mỹ và giao nhiệm vụ xây “tuyến đường ray khó nhất thế giới”.
Sau đó, Ecuador đã tự thành lập công ty đường sắt Guayaquil và Quito. Tuyến đường sắt lịch sử bắt đầu được xây dựng từ năm 1899. Xây đường ray tàu hỏa trên vùng núi cao không hề là một công việc đơn giản. Các cơn địa chấn xảy ra thường xuyên, mưa lớn, báo đốm, rắn độc, bệnh sốt rét, bệnh lỵ và sốt vàng da làm gián đoạn quá trình làm đường.
Vấn đề kỹ thuật cũng là một trong những thử thách lớn nhất khi làm tuyến đường này. Một vách đá lớn và dốc tên là Devil’s Nose (Mũi Quỷ Dữ) hay Nariz del Diablo, nằm giữa hai thị trấn Alausi và Sibambe. Để có thể qua được vách đá cao 800 m này, các kỹ sư đã phải làm đường sắt kiểu ziczac và có những đoạn chuyển đường ray cho phép tàu hỏa có thể dần dần lên dốc.
Mọi người quan niệm Nariz del Diablo bị nguyền rủa bởi quỷ Satan vì hắn không muốn một tuyến tàu hỏa đi qua đây. Để chống lại ý muốn của quỷ dữ, con người phải trả bằng cả mạng sống. Khi công trình đi vào hoàn thiện, hơn 2.000 công nhân đã chết vì bệnh tật, lao lực hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành khúc chuyển lên dốc đầu tiên vào năm 1902, Nariz del Diablo trở thành đường sắt ngoạn mục nhất thế giới mà các kỹ sư xây dựng có thể tạo nên thời bấy giờ.
Tuyến đường vẫn được tiếp tục sử dụng dù nhiều lần gián đoạn. Tới năm 1997 bị các trận lở đất phá hủy nên Nariz del Diablo đã bị đóng cửa hoàn toàn. Mới đây chỉ riêng đoạn đường sắt dài 12 km từ Alausi tới Sibambe được mở lại để phục vụ du khách tham quan cảnh núi non hùng vỹ và cũng đầy kinh hãi khi qua Mũi Quỷ Dữ.
Tàu đi từ Alausi đến Sibambe (từ thứ 4 đến chủ nhật và ngày lễ vào 8h, 11h và 15h) mất 2,5 tiếng cho một chuyến khứ hồi. Du khách có thể mua vé tại các ga tàu ở Alausi với giá cho một người là 25 USD. Chuyến tàu vẫn có thể thay đổi trước khi khởi hành, do đó du khách chú ý liên lạc với nhà ga để biết thêm thông tin.
Hiện nay, các toa tàu đều được tân trang tuy nhiên du khách không được phép ngồi trên mái của các toa tàu như trước kia vì lý do an toàn.
Theo VNExpress
5 thiên đường du lịch có nguy cơ bị động đất
Dù nằm trong vùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất nhưng Manila, California cũng đồng thời là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trên thế giới.
Trận động đất 7,8 độ richter ở Ecuador hôm 16/4 đã khiến 272 người thiệt mạng và hơn 2.500 người bị thương. Không những thế, hòn đảo phía nam Nhật Bản Kyushu cũng phải chịu hai trận động đất mạnh liên tiếp trong 3 ngày, lấy đi sinh mạng của 41 người, hàng trăm người bị thương và đẩy 180.000 người vào cảnh vô gia cư. Trước tình hình đó, theo Independent, các chuyên gia đã đưa ra danh sách 5 điểm đến nằm trong khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra động đất:
California, Mỹ
Đây là địa phương có đường đứt gãy San Andreas cắt qua, chạy dọc theo bờ biển phía tây và kéo dài đến nam California. Nếu động đất xảy ra, nó sẽ rơi vào khoảng 8-10 độ richter, gây ra sóng thần đủ sức hủy diệt toàn bộ miền Tây nước Mỹ. Năm 1906, San Andreas là nguyên nhân gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử San Francisco (California). Trận động đất mạnh 8,25 độ richter đã lấy đi sinh mạng của hơn 3.000 người và cũng là trận động đất cuối cùng được ghi lại từ thời điểm đó đến nay.
Cầu Cổng Vàng (San Francisco) bắc ngang Thái Binh Dương, nằm cách tâm địa chấn trận động đất lịch sử năm 1906 chỉ 15 km thu hút 10 triệu du khách mỗi năm. Ảnh: Lateral Ledger.
New Zealand
Đường đứt gãy Alpine chạy dọc theo bờ biển phía tây miền nam New Zealand là nguyên nhân của trận động đất 7,8 độ richter năm 2009. Các nhà khoa học cho biết xác suất khoảng trên 30% sẽ xuất hiện trận động đất lớn nhất trong lịch sử nước này khiến mọi thứ sụp đổ trong vòng 50 năm tới.
Miền nam New Zealand được xem như một trong những địa phương đẹp và thanh bình nhất thế giới. Ảnh: Vagabond Quest.
Chile
Đây là nơi từng ghi nhận trận động đất mạnh 9,6 độ richter vào năm 1960. Chile và Peru là hai quốc gia bao quanh bởi mảng Nazca và mảng Nam Mỹ mà sự tương tác va chạm của nó sẽ gây ra những trận động đất lớn trong tương lai.
Là quốc gia bên bờ biển trải dọc gần như toàn bộ Nam Mỹ, Chile đang trở thành điểm đến ưa thích của rất nhiều du khách. Ảnh: Guide to Chile.
Sumatra, Indonesia
Sumatra có một đường đứt gãy cùng tên chạy cắt qua mà chỉ một dư chấn nhỏ ngoài khơi phía tây nam cũng có thể gây ra sóng thần. Hòn đảo nằm trong khu vực địa chấn cao, đỉnh điểm là trận động đất 9,1 độ richter ngoài khơi biển Sumatra năm 2004 dẫn đến sóng thần, giết chết 240.000 người ở hàng chục quốc gia Thái Bình Dương.
Sumatra là hòn đảo nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, rừng nhiệt đới và nhiều loài động vật hoang dã. Đây là điểm đến lý tưởng của những người ưa thích du lịch mạo hiểm. Ảnh: Ron travel.
Manila, Philippine
Đất nước này là một phần trong đường đứt gãy Thái Bình Dương, gọi chung là Vành đai lửa. Chile và Nhật Bản cũng nằm trong vành đai này. Các nhà địa chấn học dự đoán một trận động đất mạnh hơn 7 độ richter có thể phá hủy thành phố bất cứ lúc nào.
Không náo nhiệt như Bangkok nhưng Manila được nhận xét là có những nét rất riêng và cuộc sống yên bình, dễ chịu. Manila cũng lọt vào top điểm đến được du khách yêu thích theo TripAdvisor. Ảnh: Wikipedia.
Theo VNExpress
Những ảnh đẹp độc đáo nhất đoạt giải Sony 2016 Giải thưởng nhiếp ảnh Sony World Photography Awards vừa công bố những bức ảnh đẹp nhất trong hạng mục ảnh quốc gia đối với từng 60 nước tham dự. Bức ảnh đẹp nhất đến từ Việt Nam chụp lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông Hương ở Huế được trao cho nhà nhiếp ảnh Ngô Thanh Minh. Nhà nhiếp ảnh Mike O'Dwyer...