Tuyến đường sắt từ Lào Cai Hà Nội – Hải Phòng 100 nghìn tỷ hiện đại cỡ nào?
Tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khoảng 100 nghìn tỷ, sẽ góp phần đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông và đẩy mạnh liên kết vùng.
Chiều 8/11, UBND TP Hải Phòng vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm Trưởng đoàn về Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Theo quy hoạch nghiên cứu, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài 392km, xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và TP Hải Phòng.
Đoạn tuyến đi qua TP Hải Phòng có điểm đầu tại xã Quang Trung, huyện An Lão, điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (huyện Cát Hải) với chiều dài tuyến khoảng 50,3km, có 3 ga trung gian và 1 ga nhường tránh.
Đường sắt được thiết kế có rào chắn, giao cắt với đường bộ đều được áp dụng nút giao khác mức, dự kiến tổng mức đầu tư (chưa bao gồm chi phí mặt bằng) ước khoảng 100 nghìn tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu trao đổi tại buổi làm việc.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình nhấn mạnh, đây là dự án lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh liên kết vùng theo tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 204; đồng thời góp phần khai thác hiệu quả Cảng nước sâu Lạch Huyện với vai trò là cảng cửa ngõ lớn nhất Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng cho rằng việc lựa chọn hướng tuyến phải đáp ứng các yêu cầu kết nối một cách thuận tiện, hợp lý và đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có.
Cơ bản thống nhất với hướng tuyến đề xuất, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình cho rằng, tuyến đường sắt này do không chỉ đơn thuần vận chuyển hàng hóa mà còn phục vụ vận chuyển cả hành khách, nên việc lựa chọn hướng tuyến phải đáp ứng các yêu cầu trên, bảo đảm kết nối một cách thuận tiện, hợp lý, đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là 1 trong 2 tuyến đường sắt được ưu tiên nhất trong hệ thống đường sắt Việt Nam. Do đó, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tiếp tục rà soát lại toàn tuyến, bảo đảm theo đúng quy hoạch và phù hợp với thực tế của các địa phương.
MINH KHANG
Theo vtc.vn
Kéo dài tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 20km: Chỉ là quy hoạch, chưa lập dự án?
Báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đầu tư thêm đoạn Hà Đông - Xuân Mai với chiều dài khoảng 20km.
Trong báo cáo thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đường sắt vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài khoảng 14km, đi trên cao với tổng số 12 ga và 1 depot tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
Theo quy hoạch, thời gian tới, sẽ kéo dài tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai.
Dự án Cát Linh - Hà Đông đến nay vẫn chưa thể vận hành.
Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này với Dân Trí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: " Đó chỉ là quy hoạch trong tương lai xa, hiện chưa có cơ sở lập dự án Cát Linh - Hà Đông kéo dài tới Xuân Mai".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trước đây Bộ GTVT là cơ quan lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong hệ thống quốc gia, sau đó việc quy hoạch giao thông vùng giao về các địa phương cụ thể.
Ông Đông thông tin, năm 2004, Hà Nội nhận được tài trợ của Nhật Bản về lập quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, trong đó có chiến lược phát triển mạng đường sắt đô thị. Hà Nội lập quy hoạch phát triển mạng giao thông đường sắt theo hình cánh quạt, vươn từ trung tâm Thủ đô tới các thành phố vệ tinh, trong đó có Xuân Mai, Hòa Lạc... định hướng phát triển sau năm 2020.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng việc lập quy hoạch nhằm định hướng chiến lược phát triển giao thông đường sắt trong tương lai, điều này không có nghĩa là sẽ triển khai dự án, bởi để lập dự án phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu thực tiễn, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Liên quan đến nguồn lực, dẫn báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân TP.HCM, Bộ GTVT cho biết, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn vừa qua là 29.994 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội là 12.750 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 2 và tuyến số 3) và TP.HCM là 17.244 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 1, tuyến số 2).
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đầu tư tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) giai đoạn 1, tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông), chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).
Tại TP.HCM, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 1, Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2, Bến Thành - Tham Lương). Hai dự án đang thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư, sau khi đã xin ý kiến Bộ Chính trị.
Theo VTC
Xem xét hạ tiêu chí tham gia đấu thầu đường bộ cao tốc Bắc - Nam Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đầu bài với nhà thầu nội tham gia dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam có thể chỉnh như kinh nghiệm làm đường cao tốc vì chúng ta chưa có nhiều dự án đường cao tốc. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông Chiều nay 27.9, nhiều vấn đề nóng đã được đặt ra...