Tuyến đường sắt gần 100 năm tuổi xuyên Iran được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới
Với quy mô, mức độ phức tạp, cũng như giá trị về cảnh quan, kiến trúc, tuyến đường sắt bắc nam xuyên Iran mang tên North-South Railroad gần 100 năm tuổi đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Tuyến đường sắt quốc gia bắc nam xuyên Iran với chiều dài khoảng 1.394km đã được ghi danh là di sản văn hóa vật thể thứ 25 và là di sản công nghiệp đầu tiên của nước này.
Quyết định được đưa ra trong phiên họp lần thứ 44 của Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) được tổ chức trực tuyến hôm 25/7.
Có tới 22 công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử cũng như 2 địa điểm tự nhiên của Iran đã được ghi danh là di sản văn hóa vật thể, ngoài ra còn có 16 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Tuyến đường sắt xuyên Iran North-South Railroad.
Trước đó, Quần thể Tu viện Armenia (2008), thành cổ Bam và cảnh quan văn hóa của nó (2004), Khu vực khảo cổ Bisotun (2006), Cảnh quan văn hóa của làng cổ Maymand (2015), Cung điện Golestan (2013), lăng mộ Gonbad-e Qābus (2012), Thành phố lịch sử Yazd (2017), Thánh đường Masjed-e Jāmé hay Nhà thờ Hồi giáo giáo Isfahan (2012), Quảng trường Meidan Emam ở Esfahan (1979), thành phố cổ Pasargadae (2004), thành phố Ba Tư cổ đại Persepolis (1979), Cảnh quan khảo cổ Sassanid của Vùng Fars (2018), đô thị cổ Shahr-i Sokhta (2014) , Quần thể Sheikh Safi al-din Khānegāh và đền thờ Shrine Ensemble ở Ardebil (2010), Hệ thống thủy lợi Shushtar (2009), cố đô Soltaniyeh (2005), thàn phố cổ Susa (2015), Chợ cổ Tabriz (2010), Quần thể công sự và thành cổ Takht-e Soleyman (2003), Quần thể Tchogha Zanbil (1979), Vườn Ba Tư (2011) và Giếng Ba Tư Qanat (2016) là tài sản văn hóa của Iran đã được ghi vào Danh sách Di sản thế giới.
Tuyến đường sắt North-South Railroad được vinh danh bởi yếu tố lịch sử, quy mô và kĩ thuật xây dựng trải dài trên nhiều địa hình phức tạp.
Ngoài ra, Rừng Hyrcanian (2019) và Sa mạc Lut (2016) là các di sản tự nhiên của Iran đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới .
Một đề xuất khác của Iran ngôi làng cổ Uraman sẽ được thảo luận tại cuộc họp của ủy ban Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 27/7.
Video đang HOT
Có tất cả 350 cây cầu trên tuyến đường sắt 1.394km.
Đường sắt xuyên Iran nối Biển Caspi ở phía đông bắc với Vịnh Ba Tư ở phía tây nam, băng qua hai dãy núi cũng như sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, và bốn khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt dài 1.394km được thiết kế và thi công với sự hợp tác thành công giữa chính phủ Iran và 43 nhà thầu xây dựng từ nhiều quốc gia.
Tuyến đường sắt này đáng chú ý vì quy mô và kĩ thuật phức tạp để vượt qua các cung đường dốc và nhiều khó khăn khác. Việc xây dựng nó liên quan đến việc cắt xẻ núi trên diện rộng ở một số khu vực, trong khi địa hình hiểm trở dẫn đến việc phải xây dựng 350 cây cầu lớn nhỏ và 224 đường hầm, trong đó có 11 đường hầm xoắn ốc.
Ngoài quy mô, kĩ thuật xây dựng, tuyến đường sắt xuyên Iran cũng có những giá trị về kiến trúc và cảnh quan.
Danh sách Di sản Thế giới bao gồm 1.129 địa điểm trên khắp thế giới có giá trị về sự độc đáo và giá trị văn hóa/ tự nhiên. Năm mươi mốt trong số chúng được coi là có nguy cơ biến mất.
Trong đợt này, TP cảng Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc; Đền Ramappa, bang Telanganam, Ấn Độ; Đại lộ Paseo del Prado và công viên Buen Retiro, Tây Ban Nha cũng được UNESCO ghi tên vào Danh sách Di sản thế giới.
Khám phá những kiến trúc bằng bùn đất ấn tượng nhất thế giới
Những kiệt tác được xây dựng từ bùn đất luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới, khiến du khách không khỏi trầm trồ thán phục.
Phong cách kiến trúc bản địa này phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Đông.
1. Nhà thờ Hồi giáo Djenné, Mali
Một trong những tòa nhà bùn lớn nhất thế giới đó là nhà thờ Hồi giáo Djenné. Nó được coi là thành tựu lớn nhất của kiến trúc theo phong cách Sudan. Được xây dựng trên vùng đồng bằng lũ của sông Bani. Đây cũng là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng vào khoảng thế kỷ 13.
Nhà thờ Hồi giáo Djenné không chỉ là một trung tâm của cộng đồng Djenné mà còn là một địa điểm quan trọng ở Châu Phi. Đây cũng là một Di sản Thế giới cùng với Phố cổ Djenné. Chợ đầy màu sắc của thị trấn nằm dưới chân nhà thờ Hồi giáo.
2. Ait Benhaddou, Ma-rốc
Là Di sản Thế giới từ năm 1987, ngôi làng kiên cố Ait Benhaddou vẫn là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc đất sét bằng đất của Ma-rốc. Ait Benhaddou là địa điểm quay phim yêu thích, từng xuất hiện làm bối cảnh trong nhiều bộ phim bao gồm The Man Who would Be King (1975), Gladiator (2000) và Babel (2006).
3. Taos Pueblo, Hoa Kỳ
Taos Pueblo ở bang New Mexico nổi bật với khu dân cư phức hợp nhiều tầng bằng gạch nung nâu đỏ, có niên đại ít nhất 1.000 năm. Điểm đến này là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
4. Thành phố Chan Chan, Peru
Nằm gần Trujillo, Chan Chan được cho là xây dựng vào khoảng năm 850 CN. Thành phố lớn nhất của thời kỳ tiền Colombia ở Nam Mỹ, Chan Chan được UNESCO bảo vệ, và thực sự là một địa điểm khảo cổ.
5. Yazd, Iran
Yazd được biết đến với kiến trúc Ba Tư độc đáo, và đặc biệt là những tháp gió bằng gạch bùn tráng lệ được tìm thấy trên nóc các tòa nhà tập trung trong khu phố cổ. "Thành phố của những người bắt gió", đôi khi được gọi là trung tâm lịch sử, là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
6. Ốc đảo Siwa ở Ai Cập
Tòa nhà kiên cố này được làm bằng karsheef - một loại bùn địa phương kết tinh từ cát ở hồ, có hàm lượng muối cao, tạo nên một ốc đảo sa mạc Siwa. Nằm trên một tuyến đường thương mại lâu đời, là một ốc đảo nên Siwa rất quan trọng đối với các tuyến đường thương mại bởi nó có các dòng suối tự nhiên và bóng cây cọ cho hành khách nghỉ ngơi trong sa mạc.
Với sự sụp đổ của đế chế La Mã, Siwa cũng bắt đầu suy giảm. Hiện nay, cư dân ở đây chủ yếu là người Berber, người gốc Bắc Phi và trong những thập kỷ gần đây, Siwa được coi là một trong những điểm đến hàng đầu ở Ai Cập.
UNESCO ghi danh thêm 4 địa danh vào danh sách Di sản thế giới Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 25/7 đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á và 1 địa danh nổi tiếng ở châu Âu vào danh sách Di sản Thế giới. Môt góc công viên Buen Retiro Theo thông báo từ UNESCO sau...