Tuyến đường sắt đô thị TP HCM dự kiến hoạt động sớm hơn 1 năm
Thành phố phấn đấu đưa tuyến trên cạn của công trình vào khai thác kỹ thuật vào năm 2018 và khai thác thương mại vào năm 2019.
Công trường xây dựng tuyến đường sắt đô thị
Sáng nay (30/5), Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên và giải quyết một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng một số đoạn tuyến trên địa bàn quận Thủ Đức và quận 9.
Ông Lê Hoàng Quân phát biểu tại phiên họp
Hiện nay, việc giải tỏa nhà dân bàn giao mặt bằng trên các tuyến chính đã được hoàn thành. Chỉ còn một số mặt bằng phục vụ xây công trình phụ như: xây dựng đường song hành, trạm biến thế Bình Thái rộng 2.600m2 để cung cấp điện cho dự án chưa bàn giao xong…
Tuy nhiên, việc này không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cho biết: Chỉ còn tuyến ngầm từ chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố hiện chưa thể triển khai công tác đấu thầu vì vướng thiết kế kỹ thuật xây dựng tháp thông gió tại Quảng trường Quách Thị Trang.
Tiến độ xây dựng tuyến ngầm từ Nhà hát thành phố đến ga Ba Son cơ bản đã hoàn thành một số công đoạn đặc biệt; phần xây dựng đoạn trên cao và hệ thống nhà ga từ Ba Son đến Suối tiên dài 17,1 km với các công đoạn xây trụ cọc của cầu cạn, nhà ga đã hoàn thành, đang tiến hành gác dầm chữ U vào đầu tháng 6.
Sau khi kiểm tra và xử lý, tháo gỡ một số vướng mắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân đề nghị các đơn vị thực hiện dự án, thay vì đưa vào hoạt động vào năm 2020, phấn đấu đưa tuyến trên cạn của công trình vào khai thác kỹ thuật vào năm 2018 và khai thác thương mại vào năm 2019.
Theo VOV
Video đang HOT
Hà Nội: Nhà siêu mỏng, siêu méo vô tư mọc trên những con đường "đắt nhất hành tinh"
Nhiều con đường đắt đỏ có giá hàng trăm tỷ đồng ở Hà Nội vẫn đang hiện hữu và tiếp tục "mọc" lên những ngôi nhà siêu mỏng, siêu mỏng hai bên đường khiến bộ mặt đô thị trở nên nhem nhuốc...
Ảnh minh họa.
Câu chuyện "xử" nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn là vấn đề nan giải, chưa thể giải quyết dứt điểm ở Hà Nội từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc.
Cứ ở đâu có đường mới là ở đó sẽ lại xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo. Đơn cử, tuyến đường Trần Phú kéo dài bắt đầu từ nút giao thông Trần Phú - Lê Trực - Ông Ích Khiêm và kết thúc tại nút giao thông Kim Mã - Sơn Tây (Ba Đình) mới được thông xe đầu tháng 2 vừa qua nhưng đã xuất hiện khá nhiều nhà siêu mỏng.
Tuyến đường này dài 450m và rộng 22m, có tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 225 tỷ đồng. Như vậy, tính ra mỗi mét đường ở đây cũng ngốn chi phí tới 500 triệu đồng (đã tính cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng).
Theo quan sát, hai bên đường đã xuất hiện nhiều nhà siêu mỏng, có nhà đã được chủ nhân làm cửa xếp khóa trái. Nhiều căn nhà khác vẫn ở tình trạng phá dỡ dở dang, có vị trí cao thấp khác nhau khiến tuyến phố trở nên khá lem nhem.
Dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (Cầu Giấy) dài 500m, có tổng mức đầu hơn 900 tỷ đồng, với điểm đầu là nút giao thông Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn; điểm cuối là nút giao thông Cầu Giấy cũng đã xuất hiện nhà siêu mỏng dù chưa hoàn thiện.
Một số nhà siêu mỏng đang được quây bạt kín để thi công, có nhà siêu mỏng đã hoàn thiện, sơn màu sáng loáng và đóng kín cửa.
Trên tuyến phố đắt nhất hành tinh là Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, dù đã thông xe cả năm nay nhưng nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn nằm chình ình khiến quy hoạch hai bên đường có nhiều hình thù, khiến tuyến phố trở nên xấu xí.
Khi tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu mới hoàn thiện và đã xuất hiện nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo, trao đổi với báo chí, TS. Phạm Sỹ Liêm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam từng nhấn mạnh: Tuyến đường được xây dựng sau khi có Luật quy hoạch đô thị là vì Hà Nội thả lỏng cho việc thực hiện tuyến đường không đúng Luật quy hoạch nên mới "mọc" lên nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo.
"Nhà siêu mỏng, siêu méo chỉ là hậu quả, nếu như chữa bệnh mà chỉ chữa triệu chứng thôi thì lần này đến lần khác sẽ lại xảy ra, tương lai nếu không lường trước sẽ lại tiếp tục tái diễn ở những con đường khác", ông Liêm cảnh báo.
Ông Liêm cho rằng: "Trách nhiệm thuộc UBND TP. Hà Nội, khi làm con đường trong đô thị thì không phải riêng công việc của một người làm đường, mà đây là việc phát triển cả một khu vực đô thị có con đường đó đi qua, đằng này mình lại tách ra chuyện làm đường riêng, phát triển đô thị hai bên đường là việc khác là không đúng. Làm con đường không chỉ để đi mà còn làm đường phố đẹp, khang trang cho cả đô thị nữa".
Đúng như lời cảnh báo của Nguyên Thứ trưởng Phạm Sỹ Liêm, những tuyến đường mới hoàn thành như Trần Phú kéo dài hay sắp hoàn thành như Nguyễn Văn Huyên vẫn lại lặp lại bài toán nhà siêu mỏng, siêu méo hai bên đường.
Một số hình ảnh nhà siêu mỏng siêu méo được báo chí ghi lại trên một số tuyến đường nói trên:
Đường Trần Phú kéo dài (Ba Đình) vừa mới được thông xe đầu tháng 2 vừa qua...
... nhưng đã xuất hiện nhiều nhà siêu mỏng như thế này.
Nhiều nhà siêu mỏng được làm cửa xếp khóa kín
Hai bên đường vẫn còn nhiều căn nhà phá dỡ dở dang...
... đủ hình thù, cao thấp khác nhau
khiến tuyến phố trở nên lem nhem.
Đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) dù chưa hoàn thiện...
... nhưng cũng đã có nhà siêu mỏng, méo hoàn thành.
Trên con đường "đắt nhất hành tinh" là Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, vẫn còn những nhà siêu mỏng...
...và siêu méo nằm chình ình.
Theo Infonet
Dự án metro "dài cổ" chờ 1 doanh nghiệp ở Bình Dương Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP cho biết, phía Bình Dương thông báo phải đến tháng 3/2015, 1 trường hợp còn lại mới bàn giao mặt bằng. Việc chậm trễ này ảnh hưởng đến thi công gói thầu số 2 và có thể phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu Nhật Bản. Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên...