Tuyến đường phục vụ trà đá miễn phí cho người nghèo
Đường Võ Văn Tần (Q3) cứ cách vài trăm mét lại có một bình trà đá phục vụ miễn phí cho người qua đường từ nhiều năm nay.
Cứ độ 10 giờ sáng, chị M .pha sẵn một bình trà đá đặt trên vỉa hè đoạn giao nhau giữa đường Võ Văn Tần và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Chị M. làm nghề bán cà phê trên vỉa hè chứ cũng không giàu sang gì, mỗi ngày bất kể mưa hay nắng chị đều pha sẵn trà đá vào bình, vài tiếng lại châm thêm nước, đến tối chị mang bình về súc rửa vệ sinh sớm mai lại mang ra. Chị làm đều đặn như vậy từ 2010 đến nay.
Những người thường ghé uống trà đa số là người lao động nghèo
Trà đá sẵn sàng phục vụ người qua đường
Anh Khánh, nhân viên bảo vệ cửa hàng két sắt số 42 Võ Văn Tần kiêm luôn việc quản lý bình trà đá ở địa chỉ này cho biết, những người thường ghé uống trà đa số là lao động nghèo đạp xích lô, đi bán vé số, xe ôm, thợ phụ hồ, hàng rong… Thường ngày anh phục vụ 2 đến 3 bình trà, có những hôm trời nắng nóng người ghé uống rất đông.
Video đang HOT
Bình trà miễn phí trước cổng trường Đại học Mở giúp nhiều bạn sinh viên tiết kiệm một khoản nho nhỏ
Một hình ảnh đẹp trên đường phố Sài gòn
Bác Xuân đi thu mua ve chai ở các quận lân cận ngày nào cũng ghé qua “xin” 2 lít, đựng trong 4 chai trà xanh để dành uống cả ngày. Bác vừa rót nước vô bình vừa cười tươi nói nước trà ở đây uống mát, ngon lại miễn phí nên bác có thể tiết kiệm thêm một khoảng chi tiêu.
Bình trà đá nhỏ bé làm mát lòng mát dạ bao người dân nghèo, giúp họ dễ bề mưu sinh dưới cái nắng gay gắt của Sài Gòn.
Theo Dantri
Trà đá vỉa hè sẽ bị "trảm" ở hai đô thị lớn
Các cơ quan chức năng sẽ dẹp bỏ tình trạng "bảo kê" vỉa hè, đó là giải pháp được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng tắc đường tại các tuyến phố vào giờ cao điểm hiện nay.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải của Hà Nội và TP. HCM đã đề xuất cấm kinh doanh trên vỉa hè của nhiều tuyến phố nội đô. Theo nhiều người, với bản đề xuất này, thói quen trà đá vỉa hè của người dân hai thành phố sẽ "trảm" trong thời gian tới.
Thói quen trà đá của người dân sẽ bị cấm trong thời gian tới
Khi thông tin về hai bản đề xuất trên nhiều người dân lâu nay coi vỉa hè là "cần câu cơm" đang tỏ ra lo lắng. Anh Trần Minh (phố Lê Thanh Nghị, Hai Trưng, Hà Nội) cho biết: "Vỉa hè là nguồn thu nhập của gia đình tôi trong nhiều năm qua. Khách hàng chủ yếu là người lao động và bệnh nhân trong bệnh viện Bạch Mai. Tuy thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ trang trải cho cuộc sống của hai vợ chồng và nuôi đứa con ăn học. Hơn nữa, việc buôn bán của chúng tôi cũng diễn ra trong trật tự vì sao lại cấm một cách đường đột như vậy".
Thực tế cho thấy, ở hai thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, số lượng người buôn bán trên vỉa hè nhiều và ngày một tăng. Họ làm đủ nghề như bán trà đá, nước giải khát, bơm xe... Những người "sống nhờ" vỉa hè đa phần là dân tỉnh lẻ, người nghèo. Sở dĩ họ buôn bán ở đó vì không có vốn, thiếu mặt bằng. Nếu lệnh cấm được ban hành trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì những người nghèo sẽ làm gì để mưu sinh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thực tế, việc kinh doanh ở vỉa hè mặc dù tiện lợi cho người mua nhưng ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Việc cấm kinh doanh vỉa hè là điều cần thiết nhưng cũng phải nghĩ đến cuộc sống của người dân và không thể nói cấm là cấm ngay được. Chị Minh, nước giải khát trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Vì không có vốn để thuê cửa hàng nên đành dựa vào vỉa hè. Có ai muốn suốt ngày phải đội nắng dầm mưa để kiếm miếng ăn đâu. Tôi định một thời gian tới có đủ vốn sẽ vào chợ Cầu Giấy thuê gian hàng riêng buôn bán cho đàng hoàng".
Được biết, lý do lớn nhất của đề xuất cấm kinh doanh vỉa hè lần này của hai Sở GTVT lớn nhất cả nước là lý do tắc đường. Theo các cán bộ giao thông thì việc buôn bán của những người dân trên vỉa hè một phần gây nên tình trạng trên. Tuy nhiên, UBND Hà Nội trước đây đã cấm bán hàng rong tại tại 62 tuyến phố và 48 di tích lịch sử văn hóa nhưng không hiệu quả. Đi dọc các con phố trên, người ta không khó để bắt gặp các gánh hàng rong, các quán cóc vỉa hè. Họ vẫn thản nhiên buôn bán như chưa hề có lệnh cấm.
Trao đổi với Người đưa tin, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng: "Nếu giải phóng được vỉa hè thì kiến trúc của các TP lớn sẽ thông thoáng và thẩm mỹ hơn. Hiện nay, Hà Nội và TP.HCM hiện nay còn lộn xộn bởi vỉa hè được làm dụng kinh doanh quá nhiều. Người đi bộ không cho chỗ đi đành phải đi xuống lòng, gây ách tắc giao thông. Ở các TP phát triển khác, kiến trúc đô thị cũng đi liền với quy hoạch đồng bộ các công trình nên giao thông rất ít ùn tắc. Hơn nữa, vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, chứ không để kinh doanh, bán hàng".
Sẽ dẹp bỏ tình trạng bảo kê vỉa hè
Trao đổi với Người đưa tin, ông Đậu An Phúc, Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông (Sở GTVT TPHCM) cho biết: "Chúng tôi đã đề xuất cấm kinh doanh vỉa hè trên 112 tuyến phố tại thành phố bởi về nguyên tắc, vỉa hè, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Tuy nhiên, thời gian qua, để giải quyết nhu cầu của người dân, Thành phố đã cho phép sử dụng tạm một phần vỉa hè ở 112 tuyến đường để kinh doanh, bán hàng. Qua rà soát mới đây, việc buôn bán trên vỉa hè đã ảnh hưởng xấu đến ATGT. Trên cơ sở này, Sở GTVT kiến nghị UBND TP không cấp phép kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè ở tất cả các tuyến đường nêu trên nữa. "Chúng tôi sẽ phối hợp với công an các quận, huyện để dẹp bỏ tình trạng "bảo kê", "bao sân" trên các tuyến phố", ông Phúc khẳng định.
Hà Nội lại đề xuất cho trông xe trên vỉa hè Đầu tháng 5/2012, Sở GTVT Hà Nội đã thống nhất với UBND quận Hoàn Kiếm trình UBND Hà Nội cho phép trông giữ xe trên 6 tuyến phố để giải quyết nhu cầu đỗ xe của người dân địa bàn này. Các tuyến phố đó gồm Gầm Cầu, Lê Duẩn, Bảo Khánh, Triệu Quốc Đạt, Lò Sũ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Ngoài ra, Sở GTVT cũng đề nghị quận Hoàn Kiếm tiếp tục kiểm tra, rà soát vỉa hè của các tuyến phố để đảm bảo ATGT.
Theo NDT
Chợ đêm Đồng Xuân: Bát nháo và biến tướng Chợ đêm Đồng Xuân khi mới được mở nó có ý nghĩa rất tốt đẹp và đầy quyến rũ không chỉ với khách du lịch nước ngoài mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam: Đó là chợ du lịch, nơi tôn vinh những sản phẩm văn hóa truyền thống của Việt Nam. Nhưng nay chợ đang bị mất dần nét...