Tuyến đường huyết mạch quốc lộ 5A vắng lặng giữa mùa dịch Covid-19
Trước diễn biến nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã hạn chế phương tiện di chuyển trên tuyến quốc lộ 5A, thắt chặt an ninh tại nhiều cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tuyến đường huyết mạch quốc lộ 5A vắng lặng giữa mùa dịch
Ngày 17/2, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã có công văn đề nghị các Sở Giao thông vận tải, Hiệp hội vận tải, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) quán triệt đến các doanh nghiệp vận tải, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc việc phân luồng, hạn chế lưu thông trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo đó, Quốc lộ 5A chỉ cho phép các phương tiện phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, các phương tiện ưu tiên theo quy định Luật Giao thông đường bộ; các phương tiện khác di chuyển theo phương án phân luồng và các trường hợp đặc biệt khác theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương.
Theo ghi nhận của phóng viên, vào chiều 19/2, trên tuyến QL5A, bắt đầu từ điểm giáp ranh giữa tỉnh Hưng Yên và TP Hải Dương trở lên vắng vẻ lạ thường. Thi thoảng có vài chiếc xe ôtô con và xe máy qua lại… gần như không có xe tải, cảnh xe tải lớn, xe công chạy rầm rập qua đây thường ngày đã không còn.
Dọc 2 bên đường, đoạn qua địa phận huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), lực lượng chức năng đã căng dây cách ly tại cửa nhà dân, hạn chế di chuyển.
Tại cổng một khu công nghiệp nằm trên mặt đường QL5A, đoạn qua địa phận huyện Cẩm Giàng, lực lượng quân đội, công an, y tế… đều mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, lập chốt kiểm soát chặt người ra vào khu vực.
Tại một chốt kiểm dịch khác thuộc xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng), lực lượng chức năng cũng đã rào chắn, canh phòng nghiêm ngặt người ra vào từ quốc lộ 5.
Bên trong khu cách ly tại trường Tiểu học Cẩm Điền, thi thoảng có vài người đi lại ngoài sân và không quên đeo khẩu trang, phòng chống dịch bệnh.
Ngoài cổng trường, lực lượng dân quân tự vệ cũng canh phòng nghiêm ngặt 24/24h “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Tại một chốt kiểm dịch khác trên địa bàn huyện Bình Giang, những người dân có việc cần thiết ra ngoài phải xuất trình đủ giấy tờ tùy thân, khai báo y tế và đo thân nhiệt.
Bên ngoài khu cách ly, một số người dân ngồi trò chuyện ngoài cửa nhà và cũng có người “quên” không đeo khẩu trang.
Trước đó, bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/2, Hải Dương đã thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh với 949 chốt kiểm soát gồm: 29 chốt cấp tỉnh, 108 chốt cấp huyện và 812 chốt cấp xã. Đến nay, Hải Dương đã triển khai 203 khu tập trung để cách ly cho 9.016 người.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc Hải Dương không chủ quan
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần phải nói rõ số ca mắc tại Hải Dương nhiều nhưng đã được cách ly, nhưng không vì thế mà Hải Dương chủ quan.
Chiều nay (19/2), Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì đã họp trực tuyến với UBND tỉnh Hải Dương và Bộ Y tế về tình hình dịch Covid-19 tại tỉnh.
15 ngày cách ly xã hội toàn tỉnh là thời điểm vàng để dập dịch
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy tình trạng khẩn cấp về y tế Lương Văn Cầu nói rõ: "Quả bom" Chí Linh nổ ra đúng thời điểm cận Tết và dịch đã ủ lâu nên bùng phát lớn.
"Ngay lát cắt xét nghiệm đầu tiên đã phát hiện 72 ca bệnh là công nhân có dịch tễ rất phức tạp. Lập tức, Chí Linh được phong tỏa. Đồng thời, khi dịch xảy ra ở Cẩm Giàng, Hải Dương liên tiếp có các hành động tiếp theo với phương pháp truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Hải Dương đã hình thành mô hình phong tỏa trong phong tỏa rất sáng tạo để xử lý ổ dịch chưa có trong lịch sử.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế họp trực tuyến với Hải Dương về phòng chống dịch tại tỉnh
Đến nay, chúng tôi tự tin khẳng định đã hoàn toàn kiểm soát và làm chủ được tình hình ở Chí Linh", ông Cầu báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Ông Cầu dẫn chứng, đáng lo ngại nhất là lây nhiễm trong cộng đồng thì đến nay cả tỉnh chỉ có 3 ca; 95% ca F0 đều được phát hiện trong các khu cách ly tập trung. Ca nhiễm vẫn tiếp tục được tìm ra, nhưng nguồn lây đã được kiểm soát.
Hải Dương đang nỗ lực xét nghiệm cho toàn bộ công nhân tại Cẩm Giàng
Hải Dương đang tận dụng từng giây, từng phút mỗi ngày trong chuỗi thời gian cách ly xã hội để khống chế, dập dịch. Đây là thời điểm vàng để khống chế các yếu tố dịch tễ và chuẩn bị giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trở lại, sau khi dập được dịch.
Dồn sức cho tâm dịch Cẩm Giàng
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng tổ chuyên gia của Bộ Y tế tại Hải Dương cho biết: 'Cẩm Giàng đang được phong toả chặt. Đây là yếu tố ngăn chặn dịch lây lan ra nơi khác trong bối cảnh nơi đây có quá nhiều người lao động tỉnh ngoài đến làm việc".
Theo ông Trần Như Dương, điểm nóng này đã được phong tỏa chặt, phong tỏa trong phong tỏa, thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhiều lớp. Vấn đề lo ngại ở Cẩm Giàng là dịch xâm nhập vào một số doanh nghiệp. Đặc điểm dịch tế ở đây rất phức tạp, vẫn phát hiện một số ca bệnh ở những nơi phong tỏa trong phong tỏa.
'Vì vậy, Hải Dương đang dồn lực về Cẩm Giàng. Tỉnh đã cử Phó Chủ tịch Lưu Văn Bản về đây làm chỉ huy tiền phương, kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để chống dịch'- ông Dương nói.
Ổ dịch Chí Linh đã được kiểm soát
Quả bom "dịch" tại Chí Linh và Cẩm Giàng gây sát thương quá lớn
Khẳng định Hải Dương đã làm chủ tình hình, PGS.TS Trần Như Dương ví: "Quả bom ở Chí Linh và Cẩm Giàng sau khi nổ ra đã gây sát thương lớn tại chính nơi phát nổ. Mảnh nổ gây hậu quả cho những nơi khác. Nhưng Hải Dương đã xử lý, thu dọn nhanh, với quan điểm chống dịch không chỉ cho Hải Dương mà giữ an toàn cho cả nước".
PDS.TS Trần Như Dương nhận định Hải Dương đang chống dịch cho toàn quốc
PGD. TS Dương nói thêm, 24 ngày kề vai sát cánh với Hải Dương cho thấy địa phương đã bám sát các chỉ đạo về chống dịch, từ trên xuống dưới không phút nào nơi lỏng với tinh thần thần tốc. Trong 3 tuần đã truy vết, cách ly 1,4 vạn người. Nếu so sánh, trong vòng 1 tháng Đà Nẵng truy vết cách ly chỉ được 1,
Không chủ quan
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng đánh giá chủng virus tại Hải Dương lây lan nhanh. Tỉnh đã áp dụng nhiều chiến thuật, chiến lược chuẩn xác, nhưng kỹ thuật có chỗ phải xem lại.
Nhấn mạnh về tình trạng lộn xộn trong các khu dân cư, ông Trần Đắc Phu đề nghị; "Đã phong tỏa thì phải kiểm soát chặt".
Cần có nhận xét đúng để đưa ra thông tin đúng. Đừng thổi quá về dịch bệnh lên để tránh tình trạng các tỉnh ngoài gây khó cho người và hàng hoá Hải Dương.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo công tác chống dịch tại Cẩm Giàng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thống nhất nhận định các ổ dịch đã được kiểm soát, nhất là ở Chí Linh. Cẩm Giàng cơ bản được kiểm soát, các nơi khác trong tỉnh cần tiếp tục theo dõi.
"Mặc dù có những lúng túng nhất định khi dịch xảy ra nhưng Hải Dương đã rất nỗ lực. Câu chuyện cách ly là nỗ lực tuyệt vời của Hải Dương khi trong đêm, một tỉnh lẻ cách ly được mấy nghìn người'- Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp
Trước đây, khi xảy ra dịch ở nơi khác đã mất 3 tháng để cách ly, truy vết 1 chuyến bay. Còn Hải Dương 1 đêm đã cách ly 2340 người và sau đó là hơn 6 nghìn người, khoá lại ổ dịch tại Chí Linh.
'Số ca ở đây nhiều nhưng phải nói rõ cho mọi người hiểu các ca đó trong khu cách ly. Nhưng, Hải Dương cũng đừng chủ quan là đã cách ly thì không lo'- Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hải Dương đánh giá lại năng lực xét nghiệm. Nếu đáp ứng được yêu cầu, có thể rút bớt nhân sự Trung ương. Bộ Y tế chỉ hỗ trợ chuyên môn và xử lý các ca khó.
Trước giờ cách ly toàn Hải Dương, muốn rời Chí Linh nhưng bất thành Nhiều người quê ở TP Chí Linh, Hải Dương nhưng làm việc ở nơi khác, muốn đi qua chốt kiểm soát sau kỳ nghỉ Tết đều được yêu cầu quay đầu. Ghi nhận tại chốt kiểm soát cầu Phả Lại vào hôm nay (15/2), lực lượng chức năng phát loa yêu cầu mọi người quay trở về, khi nhiều người kèm hành lý...