Tuyên dương “hiệp sĩ”
Sáng 17.8, nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND, 6 năm ngày toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (BVANTQ), tại hội trường Tổng cục CSĐT tội phạm và TTXH phía nam tại TPHCM đã diễn ra buổi họp mặt giao lưu quần chúng tiêu biểu trong phong trào phòng, chống tội phạm.
Tại buổi lễ họp mặt, Cục Xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ (Bộ Công an) đã tuyên dương và trao quà, gồm thẻ BHYT, mũ bảo hiểm và 700.000 đồng/người cho gần 100 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào phòng, chống tội phạm khu vực phía nam.
Các thành viên Đội PCTP P.Phú Hoà giao lưu tại buổi tuyên dương. Ảnh: Hồ Vĩ
Tại buổi giao lưu, 3 thành viên đại diện cho hàng chục CLB phòng, chống tội phạm ở Bình Dương đã được mời lên đầu tiên để giao lưu. Đó là anh Nguyễn Thanh Hải – Đội trưởng Đội PCTP P.Phú Hòa, TX.Thủ Dầu Một; anh Trần Hoàng Anh – Đội trưởng Đội PCTP P.Hiệp Thành, TX.Thủ Dầu Một, trung tá Hà Văn Thanh – Trưởng Công an P.Phú Hòa, người có công xây dựng Đội PCTP P.Phú Hòa.
Theo anh Nguyễn Thanh Hải, từ năm 1997 đến nay, Đội PCTP P.Phú Hòa đã tham gia hàng trăm vụ bắt tội phạm, bắt giao cho công an trên 1.000 đối tượng tội phạm, thu hồi hơn 100 xe gắn máy, 2 xe ôtô và nhiều tài sản trả người bị hại. Những phần thưởng như Huân chương Chiến công hạng Ba do Chủ tịch Nước trao tặng, trên 10 bằng khen của Bộ Công an, UBND, Công an tỉnh Bình Dương và hàng trăm giấy khen của địa phương trao tặng là những phần thưởng cao quý động viên anh em tiếp tục cống hiến.
Video đang HOT
Rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác, đại diện cho hàng ngàn tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cả nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đó là “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến (TPHCM). Trong 10 năm qua, anh đã tự bỏ tiền túi hoạt động phòng, chống tội phạm và phá được hàng chục vụ án lớn nhỏ, bắt được 45 tên tội phạm giao công an xử lý. Đó là ông Dương Văn To – Đội trưởng dân phòng tự quản “phòng chống tội phạm trên sông” xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh Long.
Trong 15 năm sống trên sông nước, ông đã cứu được 129 tàu, ghe các loại bị nạn, cứu sống 149 người, vớt 6 xác người chết, trực tiếp cùng công an bắt 48 vụ trộm cắp tài sản, bắt được 12 tên tội phạm giao công an xử lý. Đó là anh Rơ Chăm Krun (Đắc Lắc), trong hơn 10 năm qua, anh đã bắt được trên 100 tên tội phạm, thu hồi nhiều tài sản trả người bị hại…
Trung tướng Lê Quý Vương – Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, hầu hết các địa phương phía nam như: Bình Dương, TPHCM, Vĩnh Long đã xây dựng được mô hình phòng, chống tội phạm với nhiều tên gọi khác nhau, các mô hình này đã hoạt động hiệu quả và xuất sắc, có tác dụng tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ bình yên cuộc sống nhân dân, góp phần động viên toàn xã hội cùng tham gia phòng, chống tội phạm, BV ANTQ.
Theo Lao Động
Vụ 4 cháu chết thảm tại công trường: "Cần khởi tố vụ án hình sự"
Theo tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân, vụ việc 4 cháu bé chết thảm tại công trường ngập nước đã có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, cần khởi tố vụ án hình sự.
Liên quan tới vụ việc 4 cháu nhỏ chết đuối tại công trường thi công nút giao thông Phú Đô nối đường Mễ Trì lên cầu vượt Mễ Trì gây bức xúc trong dư luận, TS luật Trần Đình Triển đã lên tiếng: "tất cả các công trình giao thông, xây dựng hạ tầng, hay ở các khu công nghiệp, trong quy định của pháp luật thì các đơn vị thi công, nhà thầu phải đảm bảo tối đa độ an toàn về tính mạng con người và tài sản".
Việc Vinaconex-PVC thi công nhưng không có rào chắn, biển báo, biển cấm đã vi phạm Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Đối với dự án thi công nút giao thông Phú Đô này đã được dừng thi công từ hơn một năm nay có những lỗi cơ bản sau: Thứ nhất: Đối với chủ đầu tư dự án, nhà thầu công trình xây dựng của mình đúng ra phải có hệ thống rào chắn, biển báo công trường và biển cấm ở những nơi có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Những điểm có thể gây nguy hiểm cần được khắc phục.
Việc đơn vị thi công đào hố trong công trường sâu tới hơn 1 mét như hố nước này (nơi vớt xác 4 cháu nhỏ) ở gần khu dân cư lại hay ngập lụt. Khi đơn vị ngừng thi công lại không san lấp và không có biển báo. Đó là lỗi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và hậu quả đã xảy ra khiến 4 cháu bé chết rất thảm thương.
Lỗi thứ hai: Theo như đơn vị chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Thăng Long - PV) đã trả lời trước các cơ quan báo chí rằng công trình đã được dừng thi công được hơn 1 năm và đã quá thời hạn bàn giao công trình tới nửa năm. Trong sự việc này, các cơ quan chức năng như Thanh tra xây dựng, chủ đầu tư, và các cơ quan khác có thể xử lý nghiêm đơn vị thi công về việc không đảm bảo an toàn và có quyền thanh lý hợp đồng, đình chỉ thi công, thậm chí thu hồi giấy phép dự án. Tuy nhiên, việc làm này đã không được diễn ra. Phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, chi tiết hồ nước được hình thành suốt một thời gian dài tại công trường này, Vinaconex-PVC đã biết việc này nhưng không có biện pháp phòng ngừa nên có thể coi hồ nước hình thành trên mặt tuyến đường chậm tiến độ thuộc diện "nguồn nguy hiểm cao độ" trong Bộ Luật Dân sự.
Cái chết của 4 cháu nhỏ đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ông Triển cũng cho rằng, gia đình các nạn nhân cũng cần phải xem lại cách chăm sóc các con mình. Trách nhiệm của các gia đình trong việc này là đã thiếu sự quan tâm tới các cháu, bỏ bê các cháu khi các cháu đi chơi. Đây là bài học đắt giá và các gia đình khác cần rút kinh nghiệm.
Theo ông Triển, trong sự việc này đã có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công an cần vào cuộc khởi tố vụ án hình sự, xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu đơn vị thi công, chủ thầu, chủ đầu tư. Có như vậy mới có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung để phòng tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra.
Ông Triển cũng khẳng định, trong sự việc này, đơn vị thi công đã vi phạm Điều 165, Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, vi phạm Điều 227 Tội vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người và Điều 285 Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ Luật hình sự
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nêu rõ: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Giáo Dục VN
Tàu sân bay Trung Quốc sẽ đến biển Đông Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đến biển Đông vào năm 2012, tiết lộ này khác với những gì Trung Quốc cam kết với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế là chỉ dùng vào việc nghiên cứu và huấn luyện. Tàu sân bay Thi Lang cập cảng Đại Liên, Liêu Ninh (Trung Quốc) ngày 14-8 sau...