“Tuyên chiến” với mỏ đá gây ô nhiễm
Trước tình trạng các mỏ đá gây ô nhiễm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống người dân, chính quyền các tỉnh miền Đông Nam Bộ mới đây đã tỏ thái độ dứt khoát nhằm chấm dứt tình trạng này.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng NaiVõ Văn Chánh nhấn mạnh, nếu các chủ mỏ không đảm bảo về môi trường sẽ rút giấy phép khai thác. Trong khi đó, Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khẳng định, nếu phát hiện các đơn vị khai thác mỏ còn gây ô nhiễm môi trường sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Chịu hết xiết…
Một mỏ khai thác đá ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: T.T
Theo quy hoạch đến năm 2020, Đồng Nai có 31 mỏ đá được khai thác trên diện tích hơn 273ha. Hiện có 26 mỏ đã khai thác, phần lớn ở huyện Vĩnh Cửu (18 mỏ). Các DN đang tiến hành khai thác 13 mỏ, khối lượng hơn 7,9 triệu m3/năm.
Hiện nay, cả một khu vực tổ 6 (thôn Tân Sơn, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) phủ một màu trắng đục của bụi đá. Người dân ở đây cho biết, năm 1993, các doanh nghiệp (DN) bắt đầu khai thác đá và người dân phải sống chung với bụi cho đến nay. Nhất là những năm gần đây, khi các DN tăng công suất khai thác, lấn sâu vào khu dân cư thì lượng bụi phả ra từ các mỏ khai thác đá gây ô nhiễm không khí đã trở nên trầm trọng hơn. Ông Nguyễn Văn Thật – người dân ở đây kể, trước đây ông trồng rau trên khu vườn rộng khoảng 500m2, nhưng giờ ông đã bỏ hoang vì cả khu vườn ngập tràn bụi.
Tuy nhiên, cái người dân sợ nhất là mỗi lần nổ mìn khai thác đá. “Bụi tung trắng xóa, đá bay vào nhà, vào người và gia súc” – ông Lê Văn Dũng, người dân trong thôn bức xúc.
Đại diện Phòng Tài nguyên -Môi trường huyện Tân Thành cho biết, cách khả dĩ nhất là di dời các hộ dân ra khỏi khu vực khai thác đá, nhưng giờ giữa người dân và DN vẫn chưa thống nhất được giá đền bù.
Nếu người dân thôn Tân Sơn ám ảnh vì bụi đá và nổ mìn thì người dân sống ven đường 768 (ấp Ông Hường, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn thường trực nỗi sợ những chiếc xe ben chở đá như “hung thần” lao rầm rầm trên đường và xả bụi mù mịt. Bà Nguyễn Thị Hiền – một người dân sống ở đây than thở, suốt ngày nhà bà phải chịu cảnh bụi mù mịt. Thậm chí, bà đã đóng kín cửa, dùng nylon bịt kín những khe hở nhưng bụi vẫn len vào trong nhà. “Nắng thì bụi, mưa thì lầy chịu không xiết” – bà than.
Video đang HOT
Xã Thiện Tân hiện có 9 mỏ khai thác đá và 11 bến thủy nội địa tập kết cát, đá đang hoạt động. Hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện lao trên đường 768 chở đá từ mỏ ra các bến tập kết. Những chiếc xe này không được che đậy cẩn thận nên trong quá trình di chuyển vật liệu rơi vãi đầy đường.
Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Vĩnh Cửu cho biết, đã làm việc nhiều lần với các chủ mỏ đá, bến thủy nội địa để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm vấn đề này nhưng tình trạng gây ô nhiễm môi trường vẫn cứ tồn tại gây nhức nhối cho người dân.
Không đảm bảo là rút phép
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mới đây sở đã cho kiểm tra 22 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các đơn vị đều vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ở các điểm khai thác đá còn có nguy cơ gây sạt lở, như: Tại một số vị trí khai thác đá xây dựng ở mỏ Châu Pha của Công ty TNHH MTV Khoáng sản Bà Rịa – Vũng Tàu đã khai thác vượt cao độ theo giấy phép đến 5m; Mỏ đá xây dựng núi Ông Trịnh của Công ty CP Phước Hòa Fico nhiều vị trí có đá treo trên vách tầng, có nguy cơ sạt lở…
Phó phòng Giám định Sở Xây dựng Phạm Đức Quý cho biết, qua kiểm tra, Sở Xây dựng đã nhắc nhở các đơn vị cần nhanh chóng chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm nêu trên. Thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra đối với các DN hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nếu phát hiện các đơn vị sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Trong khi đó, trong đợt kiểm tra của UBND tỉnh mới đây cho thấy, hoạt động khai thác khoáng sản đã được các DNchấp hành đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, vận chuyển, vẫn còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đá còn rơi rớt vung vãi trên đường, gây bức xúccho người dân.
Theo Danviet
"Nghẹt thở" ở xóm ổ chuột giữa lòng thành phố
Những căn nhà gỗ mục nát, lót ván tạm bợ, chật hẹp, rác thải bủa vây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc... Đó là tình cảnh khốn khổ của hàng trăm hộ dân khu vực 5, 6 và 11 phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) trong mấy chục năm qua.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, khu nhà rầm (hay còn gọi là khu nhà ổ chuột) thuộc khu vực 5, 6 và 11 ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) có khoảng gần 200 hộ với hơn 700 nhân khẩu sống chen chúc trong những căn nhà chật hẹp, xây dựng tạm bợ, lót ván gỗ đã mục nát. Quanh năm, người dân ở các khu vực này phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy cơ cháy nổ rất cao.
Trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp rộng chỉ chừng 6 m2, chị Nguyễn Thị Mỹ Hương (37 tuổi, ở KV 6, phường Hải Cảng) cho biết: "Do gia đình chồng nghèo lại đông con nên khi tôi lấy chồng về đây phải sống chung với cha mẹ. Đất ở không có, vợ chồng trẻ không tiền mua đất làm nhà nên cha mẹ chồng chia cho mấy mét vuông để 2 vợ chồng và 3 con nhỏ sinh hoạt".
Hàng trăm hộ dân ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) sống chen chúc ở xóm nhà rầm sát cảng cá Quy Nhơn
Do các nhà rầm làm chênh vênh trên mặt biển, cho nên hầu hết rác thải của các hộ dân đến sinh hoạt cá nhân đều xả thẳng xuống biển. Đặc biệt, hầu hết các nhà ở đây không có nhà vệ sinh nên thường đi thẳng xuống biển, khiến khu vực này thành "điểm nóng" về tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
"Ngày có nước biển lớn dâng nên cuốn theo ba thứ rác thải ra khơi thì còn đỡ mùi hôi thối. Nhưng ngày nước biển không dâng vào, nhất là thủy triều cạn không kéo rác thải ra thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Người dân khu vực khác nếu đến đây đảm bảo chịu không nổi đâu"- chị Hương cảnh báo.
Không chỉ sống chung với ô nhiễm môi trường, người dân nơi đây còn đối diện với bất an về nguy cơ cháy nổ rất cao. Ông Phan Thông (50 tuổi, cùng KV 6) cho biết: "Nhà ở chen chúc, tạm bợ, lối ra vào nhỏ chỉ lọt người đi, nếu xảy ra cháy lớn, chỉ có nước nhảy xuống biển thoát thân. Trước đây, khu vực phía ngoài xảy ra cháy rất nghiêm trọng thiêu rụi cả mấy chục ngôi nhà. Sau này, người dân phải di dời đi nơi khác tái định cư. Người dân ở đây ai cũng mong muốn nhà nước bố trí tái định cư để di dời để không phải sống chung với ô nhiễm, mối lo cháy nhà".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, cho biết khu nhà rầm ở địa phương hình thành sau ngày giải phóng năm 1975. Đến năm 2011, TP Quy Nhơn giải tỏa làm đường Xuân Diệu đã tái định cư cho khoảng 2.000 người dân. Đến nay, Phường còn khoảng 200 hộ dân sống tạm bợ ở khu nhà rầm gần khu vực cảng cá Quy Nhơn.
Ông Tuấn cho biết thêm: "Từ năm 2009, TP Quy Nhơn từng phê duyệt dự án kè chống lấn chiếm kết hợp với chỉnh trang đô thị cho khu vực này với tổng kinh phí 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, suốt gần 8 năm qua, dự án vẫn chưa triển khai vì chưa có kinh phí. Hiện nay, cuộc sống hàng trăm người dân nơi đây đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt là rác thải tràn lan gây ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ ở khu vực này rất cao do dân cư ở đông đúc, nhà tạm bợ. Năm 1997, khu vực này từng xảy ra hỏa hoạn đã thiêu rụi khoảng 40 ngôi nhà rầm của người dân. Vài năm gần đây, tình trạng này giảm chỉ còn vài vụ cháy do chập điện, nhưng người dân phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nên không gây hậu quả nghiêm trọng".
Những căn nhà chật hẹp, tạm bợ đã xuống cấp nghiêm trọng
Lối đi được lót bằng ván
Trụ nhà bằng gỗ mục nát, nguy cơ sập cao
Nhà chật hẹp, lối đi chỉ vừa lọt người nên khi xảy ra cháy nổ rất khó cứu hộ
Học sinh ở xóm nhà rầm (còn gọi là nhà ổ chuột) mong đến chỗ ở mới khang trang hơn
Sống chung với ô nhiễm nên trẻ em, người già hay bị bệnh viêm xoang, bệnh đường hô hấp
Xóm nhà rầm chủ yếu là lao động nghèo, bám lấy cảng cá Quy Nhơn để sống
Doãn Công
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: Ô nhiễm không khí ở mức 'báo động đỏ' Ông Nguyễn Đức Chung cho hay, Hà Nội xác định nguyên nhân ô nhiễm không khí phần lớn từ nguồn xả thải của ôtô, xe máy và sẽ trình phương án hạn chế phương tiện cá nhân tại kỳ họp HĐND vào tháng 6. Phát biểu tại cuộc làm việc của Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng với Hà Nội sáng 17/2, Chủ...