Tuyên chiến với ma túy trong nhà trường
Nước Nga quyết tuyên chiến với nạn “ma túy” trong nhà trường khi Duma Quốc gia Nga lần đầu tiên thông qua dự luật yêu cầu xét nghiệm ma túy đối với học sinh từ bậc trung học phổ thông tới sinh viên đại học.
Học sinh Nga vận động chống ma túy trong nhà trường
Video đang HOT
Theo dự luật được Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga thông qua ngày 18-1, cơ quan y tế nước này sẽ tiến hành xét nghiệm ma túy đối với học sinh phổ thông trung học, học sinh tất cả các trường chuyên và dạy nghề cũng như sinh viên đại học. Dự luật nhằm phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời và kiểm soát tình trạng học sinh, sinh viên Nga sử dụng ma túy.
Tuy nhiên, việc xét nghiệm ma túy chỉ được tiến hành nếu có sự đồng ý bằng văn bản của học sinh, sinh viên trên 15 tuổi hoặc của bố mẹ những học sinh dưới 15 tuổi. Những học sinh và sinh viên bị phát hiện sử dụng ma túy sẽ được chuyển ngay tới các tổ chức y tế hoặc trung tâm chuyên trách để điều trị cai nghiện bắt buộc.
Việc Duma Quốc gia Nga thông qua dự luật xét nghiệm ma túy với học sinh và sinh viên được xem là một biện pháp mạnh nhằm phòng, chống một tệ nạn đã lên tới mức báo động trong giới trẻ tại nước này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn nạn này, song một trong những nguyên nhân quan trọng là Nga nằm không xa quốc gia Trung Á Afghanistan – một “đại công xưởng” sản xuất ma túy của thế giới.
Bất chấp mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế, việc buôn bán ma túy từ Afghanistan ra nước ngoài đang gia tăng mạnh tạo ra mối đe dọa an ninh quốc gia của Nga. Các quan chức ước tính, nước Nga tiêu thụ khoảng 1/5 lượng heroin mà Afghanistan sản xuất và ma túy thường thông qua quốc gia “trung gian” Tajikistan.
Hệ quả là có ít nhất 2,5 triệu người Nga nghiện ma túy và mỗi năm có trên 40.000 người Nga chết vì ma tuý. Các số liệu điều tra cũng cho thấy, khoảng 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi từ 30 trở xuống, trong đó có nhiều người nghiện từ khi còn bé, và tỷ lệ học sinh và sinh viên vướng vào tệ nạn này đang ngày càng gia tăng.
Một cuộc kiểm tra tại hàng loạt khu vực ở nước Nga với hơn 20 triệu học sinh phổ thông cho kết quả là khoảng 20 nghìn trường hợp dương tính với ma túy. Ma túy luôn song hành với tội phạm. Chính vì thế mà có tới 83% số người được hỏi ý kiến trong một cuộc điều tra xã hội học ở Nga tán thành việc tiến hành xét nghiệm ma túy với học sinh phổ thông và sinh viên đại học ở nước này.
Hiện vẫn còn có những ý kiến lo ngại quanh việc triển khai thực hiện dự luật trên trong trường hợp nó được phê chuẩn như tính hợp pháp, quy trình xét nghiệm bằng nước bọt hay máu, xử lý ra sao với người phản ứng dương tính… Tuy nhiên, đông đảo dư luận xã hội và các cấp chính quyền Nga đều hoan nghênh và ủng hộ việc thông qua đạo luật này.
Theo luật pháp Nga, dự luật trên còn phải chờ Duma Quốc gia Nga thông qua 3 lần, sau đó được Hội đồng Liên bang (Thượng viện) phê chuẩn để Tổng thống Vladimir Putin ký ban hành thành luật.
Theo ANTD
Không nên "không quản được thì cấm"
Trước vấn đề có nên can thiệp vào việc sử dụng Facebook của giới trẻ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho rằng cần phải có cái nhìn thật sự bình tĩnh trước mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề và hoàn toàn không đặt ra việc cấm sử dụng khi không quản lý được.
- Facebook là nơi thể hiện quan điểm cá nhân, vậy các trường học có nên can thiệp việc bình luận và đưa ý kiến cá nhân của học sinh trên trang mạng này?
- Facebook đúng là nơi thể hiện quan điểm, những tâm sự cá nhân. Tuy nhiên nó không phải là một nhật kí riêng tư của một cá nhân nào mà được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng xã hội. Chính vì thế, nếu có những quan điểm cá nhân nào đó của học sinh mà lệch lạc, sai trái, vi phạm "thuần phong mĩ tục" thì không chỉ nhà trường mà cả các bậc phụ huynh, bạn bè và những ai quan tâm đều có thể góp ý, uốn nắn, can thiệp giúp cho cá nhân học sinh đó và người khác có nhận thức đúng đắn hơn, điều đó cũng là cần thiết.
- Trường Lương Thế Vinh vừa đưa ra những điều "cấm kỵ" với học sinh trường mình khi sử dụng Facebook. Ý kiến của ông như thế nào về việc này?
- Nhà trường là nơi giáo dục kiến thức và rèn nhân cách cho học sinh, vì thế đưa ra các quy định như trường Lương Thế Vinh cũng là một cách giáo dục, định hướng cho các em, giúp cho các em có nhận thức và có ngôn ngữ ứng xử một cách có văn hóa, việc đưa ra những quy định như vậy cũng là một biện pháp cần thiết. Mặc dù những quy định của nhà trường chỉ mới có "răn" chứ chưa có "đe" nhưng sẽ chỉ bảo cho các em thấy những điều hay lẽ phải, những gì nên tránh.
Thời gian qua, trong các nhà trường cũng có nhiều biện pháp khác như giáo dục đạo đức, đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tổ chức các câu lạc bộ giao lưu văn hóa ứng xử cho học sinh... và cũng đã thu được những kết quả rất tích cực.
- Hiện tượng học sinh lên Facebook bình phẩm thiếu thiện chí về thầy cô, gia đình cho thấy có sự lệch lạc về đạo đức. Ngành giáo dục có biện pháp gì để can thiệp vào tình trạng này?
- Đúng là đã có một số học sinh, sinh viên không chỉ dùng Facebook để chia sẻ những tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống mà còn lạm dụng nó để văng tục, chửi thề hay nói xấu, vu khống, bôi nhọ danh dự bạn bè, người thân, thậm chí cả thầy cô giáo, cha mẹ của mình. Có nhiều trường hợp còn cổ súy cho những hành vi thô bạo như hành hạ động vật, kích động bạo lực trong xã hội. thậm chí xúc phạm cả vong linh các liệt sĩ... Đây là những hiện tượng đáng để chúng ta quan tâm lo ngại, cần kịp thời phê phán và ngăn chặn. Hiện tượng này cũng là một nội dung mới nảy sinh cần phải được các trường học cũng như các bậc phụ huynh phải lưu ý trong công tác giáo dục đạo đức cho HSSV thời gian tới.
- Liệu có khả năng "không quản lý được thì cấm" đối với việc học sinh sử dụng Facebook?
- Bản thân Facebook là một sản phẩm khoa học của trí tuệ con người, bên cạnh mặt tiêu cực, nó cũng mang lại rất nhiều tiện ích. Với đa số học sinh, sinh viên nó là nơi bày tỏ quan điểm, khơi nguồn tâm sự của các em, là nơi giao lưu kết bạn tâm tình, mở rộng quan hệ chia sẻ tình cảm giữa các em với xã hội hoặc góp ý với những việc làm chưa tốt của bạn bè và cả của người lớn ở xung quanh mình. Mặt khác, thông qua nó người lớn cũng nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em từ đó có những khuyên bảo, giải tỏa khó khăn bức xúc cho các em...
Ngoài ra, khi các em có những ý kiến trên Facebook uốn nắn góp ý về quan điểm lệch lạc sai trái của bạn bè mình thì với các em khác cũng thấy là một bài học giúp cho mình tỉnh ngộ và có những nhận thức đúng đắn, từ đó điều chỉnh lại hành vi. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng từ lớp trẻ hiện nay. Như vậy, vấn đề đặt ra là gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục, hướng dẫn các em về văn hóa ứng xử trong cuộc sống nói chung và trên diễn đàn Facebook nói riêng chứ không phải ngăn cấm việc sử dụng nó.
Theo ANTD
Trường học không phải là sàn catwalk Mới đây, Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi các trường ĐH, CĐ,... yêu cầu không tổ chức, không tham gia tổ chức các cuộc thi người đẹp, cuộc thi "Miss Teen" trong học sinh, sinh viên. Quyết định này đã gây sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh và các em học...