Tuyến buýt nhanh nghìn tỷ ở Hà Nội hoạt động cuối năm nay
Chậm tiến độ một năm, chủ đầu tư hứa sẽ chạy thử tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Hà Nội vào quý 3 và khánh thành cuối tháng 12.
Khu nhà điều hành ở bến xe Kim Mã. Ảnh: Bá Đô.
Giải thích nguyên nhân tuyến buýt nhanh (BRT) chậm tiến độ kéo dài, ông Vũ Hà, giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị – Sở Giao thông Vận tải, cho rằng việc thi công chồng chéo với dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khiến mặt đường chật hẹp, thời gian thi công chủ yếu vào ban đêm.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn thiết kế, hành lang… đều phải tham khảo nước ngoài dẫn đến kéo dài thời gian.
Việc chậm tiến độ khiến nhiều hạng mục xây dựng xong như nhà chờ bị bỏ hoang, xuống cấp, hoen rỉ, thậm chí một số nhà chờ nhô ra đường, bị phương tiện va quệt làm hư hỏng. Khắc phục việc này, ông Vũ Hà cho hay “đơn vị đã lắp đặt biển cảnh báo chiều cao, đồng thời đề xuất lắp hệ thống phân làn, cảnh báo từ xa”.
Phần lớn nhà chờ xe buýt nhanh đã hoàn thiện, kết nối với cầu đi bộ. Ảnh: Bá Đô.
Video đang HOT
Với các nhà chờ bị xe va gây hỏng mái, Ban đã yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu khắc phục trước ngày 15/5/2016.
Theo ghi nhận của VnExpress, đến nay, hợp phần xe buýt BRT đã thi công xong trạm trung chuyển Bến xe Kim Mã, trạm đầu cuối Yên Nghĩa; hoàn thành 4 cầu vượt tiếp cận nhà chờ; cơ bản xong các hạng mục chính của 21/21 nhà chờ.
Một số hạng mục đang được hoàn thiện là mở rộng đường từ Ba La đến Bến xe Yên Nghĩa; xây 4 cầu đi bộ tại các nhà chờ, thiết bị thẻ vé…
Dự kiến, tuyến buýt sẽ chạy thử vào quý 3 và vận hành chính thức vào 31/12 năm nay.
Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã – Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến ban đầu sẽ khai thác vào quý 2/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.
Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa – Ba La – Lê Trọng Tấn – Lê Văn Lương kéo dài – Láng Hạ – Giảng Võ – bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã – Yên Nghĩa dài 14 km sẽ mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.
Với tần suất 3-5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h, các xe đều có hệ thống GPS kết nối Trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.
Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện… là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
Bá Đô
Theo VNE
Trung tâm đào tạo lái xe số tự động vắng học viên
Mặc dù chương trình học và thi lấy bằng lái xe ôtô số tự động dễ hơn xe số sàn song qua 3 tháng, các trung tâm đào tạo ở Hà Nội chỉ có hơn 10 học viên đăng ký học.
Để phục vụ đa dạng nhu cầu của học viên học lái xe số sàn và xe số tự động, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ sung quy định đào tạo, cấp giấy phép lái xe số tự động từ ngày 1/1/2016. Chương trình học và sát hạch lái xe số tự động đơn giản hơn, học phí giảm hơn so với học xe số sàn.
Ông Trương Đình Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý phương tiện (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), cho biết sau 3 tháng, các trung tâm đào tạo lái xe của Hà Nội đã tiếp nhận học viên đăng ký học lái xe số tự động, song đến nay ước tính chỉ có hơn 10 người đăng ký. Điều này cho thấy dù ngành giao thông đã tăng sự lựa chọn cho người dân song chủ trương này chỉ phục vụ cho nhóm thiểu số.
Học viên được thi sát hạch lấy giấy phép lái xe số tự động bắt đầu từ 1/4. Ảnh:Xuân Hoa
"Có thể nhiều người e ngại sau này phải đi học thêm để lấy giấy phép lái xe số sàn nên học xe số sàn luôn. Ngoài ra, trong chương trình học lái xe số sàn cũng đã bổ sung nhiều tiết học và thực hành về xe số tự động nên học viên muốn học luôn cả hai loại xe", ông Nghĩa nhận định.
Ông Nghĩa cho biết, để phục vụ việc học và thi sát hạch số tự động, các trung tâm đào tạo đã phải đầu tư thêm xe, lắp đặt thiết bị chấm điểm xe số tự động... từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Không chỉ Hà Nội, các tỉnh thành khác cũng vắng bóng người học lái xe số tự động. Ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Quản lý phương tiện, người lái (Tổng cục Đường bộ) cho rằng có thể tâm lý người học lái xe số tự động còn nghe ngóng trong thời gian đầu vì chưa có nhiều thông tin về nội dung học và thi.
Vụ trưởng Quân thông tin, các trung tâm sát hạch lái xe đã gần như hoàn tất thiết bị chấm điểm xe tự động để có thể sát hạch từ ngày 1/4 tới. Cũng từ 1/4, sát hạch lấy giấy phép lái xe số sàn khó hơn trước vì nội dung thi có thêm phần ghép ngang xe để nâng cao kỹ năng đỗ xe của học viên. Ngoài ra, từ 1/7 các trung tâm sát hạch sẽ áp dụng chấm thi tự động với bài thi đường trường.
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1 không được lái xe số sàn.
Người học lái xe số tự động có 136 giờ học lý thuyết nhưng thời gian thực hành là 340 giờ, giảm so với 420 giờ của số sàn. Nếu tính theo ngày, việc học lái xe số tự động sẽ chỉ mất 76 ngày, giảm 12 ngày so với học lái xe số sàn.
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, giây phep lai xe sô tư đông giai quyêt nhu câu hoc cua môt bô phân ngươi dân chỉ muôn điêu khiên xe sô tư đông, không co gia tri thay thê cac loai giây phep lai xe hiên nay. Nhưng ngươi muôn đươc câp loại giây phep lai xe sô san kết hợp sô tư đông vân đươc đao tao theo giao trinh hiên tai.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đề nghị nâng tốc độ tối đa đường Nhật Tân - Nội Bài Chỉ ra một số điểm bất cập trong tổ chức giao thông trục đường cầu Nhật Tân - Nội Bài, Tổng cục Đường bộ đồng thời đề nghị nâng tốc ôtô thêm 10km/h trên tuyết này. Đường từ Cầu Nhật Tân đến Nội Bài đang cho phép chạy 80 km/h trong khi thiết kế cho phép tốc độ cao hơn. Ảnh: Bá Đô....