Tuyển bóng đá nữ U13 và U15 Quốc gia kiểm tra y tế trong ngày đầu tập trung
Chiều 4/9, tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam, Ban huấn luyện và 54 cầu thủ của hai đội tuyển bóng đá nữ U13 Quốc gia và U15 Quốc gia đã được kiểm tra y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Các cầu thủ trẻ của hai đội tuyển U13 Quốc gia và U15 Quốc gia được đo thân nhiệt trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
Giống như các đội U22 Quốc gia và U19 Quốc gia, các cầu thủ hai đội tuyển bóng đá nữ U13 và U15 Quốc gia cũng trải qua đầy đủ quy trình từ kiểm tra thân nhiệt và hướng dẫn khai báo y tế trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Do dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, việc kê khai y tế của các nữ cầu thủ trẻ được thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Đây là đợt hội quân thứ 2 của tuyển U15 trong năm 2020, nhưng là ngày đầu tiên tập trung của các cầu thủ trẻ U13 Quốc gia sau đợt tuyển chọn của Huấn luyện viên Akira Ijiri và đội ngũ trợ lý.
Video đang HOT
Lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR cho các cầu thủ trẻ.
Đây là một phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao nhằm giúp phát hiện, sàng lọc sớm các ca nghi ngờ mắc Covid-19. Kết quả xét nghiệm của các cầu thủ sẽ có sau 24 giờ.
Nữ cầu thủ rất vui vẻ sau khi hoàn tất quy trình kiểm tra y tế.
Ngoài ra, trong quá trình sinh hoạt và tập luyện, Ban huấn luyện cũng sẽ nhắc nhở các cầu thủ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như đo thân nhiệt, thường xuyên rửa tay và giữa khoảng cách an toàn trong suốt thời gian đội tuyển tập trung, tập luyện.
Vì sao bóng đá Việt mãi không thoát khỏi mô hình "tháp ngược"?
Nếu không có một chân đế chắc, bóng đá Việt Nam khó phát triển ổn định, lâu dài.
Các giải đấu hạng thấp của bóng đá Việt Nam thường có ít trận đấu
Hơn 2 năm qua, bóng đá Việt Nam gặt hái nhiều thành công trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu không có một chân đế chắc, bóng đá Việt Nam khó phát triển ổn định, lâu dài.
Đi ngược xu thế
Cuối tuần trước, Giải hạng Nhì Quốc gia 2020 đã chính thức khởi tranh. Năm nay giải có 15 đội, chia làm hai bảng. Tại vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn hai lượt để chọn ra bốn cái tên vào thi đấu Vòng chung kết. Tại Vòng chung kết, bốn đội chia làm hai cặp, hai đội thắng đồng hạng Nhất, đoạt hai vé thăng hặng còn hai đội thua gặp nhau tranh tấm vé cuối cùng lên chơi ở hạng Nhất năm sau. Với thể thức này, mỗi đội sẽ thi đấu tối đa 16 trận và tối thiểu 13 trận. Đây là con số quá ít, nhất là khi lực lượng tham dự Giải hạng Nhì đa phần là cầu thủ trẻ.
Nên nhớ, Giải hạng Nhì Quốc gia là bước chuyển để những đội bóng có tham vọng tiến lên sân chơi chuyên nghiệp (Giải hạng Nhất, V-League). Việc không được thi đấu nhiều khiến cầu thủ khó trưởng thành. Nhìn rộng hơn, đây vốn là thực trạng chung của các giải bóng đá hạng dưới của Việt Nam bấy lâu nay.
"
Cầu thủ trẻ có thể đá ở nhiều giải
"Dù số lượng trận đấu ở các giải trẻ chưa nhiều nhưng không diễn ra trùng nhau. Bởi vậy, một cầu thủ có thể dự nhiều giải như U17, U19, U21, Giải hạng Nhì nếu đủ năng lực. VFF cũng có những quy định về mượn và cho mượn cầu thủ linh hoạt để giúp các đội bóng có thể mượn người tham dự giải. Như vậy, số lượng trận đấu của một cầu thủ trẻ cũng không quá ít. Đó là còn chưa kể tới việc trong quá trình đào tạo, các đội cũng có các đợt tập huấn, cọ xát trong và ngoài nước".
Ông Lê Hoài Anh, Tổng Thư ký VFF
"
Liền dưới Giải hạng Nhì là Giải U21 Quốc gia, các đội bị loại từ vòng bảng chỉ đá 5 trận, vào Vòng chung kết chơi thêm 3 - 5 trận tùy khả năng có tiến sâu hay không. Như vậy, đội chơi nhiều nhất cũng chỉ đá 10 trận. Tương tự, Giải U19 Quốc gia, các đội bị loại từ vòng bảng đá 6 trận, vào Vòng chung kết chơi thêm 3 - 5 trận. Đội đi tới trận chung kết đá tổng cộng 11 trận. Giải U17, U15 Quốc gia cũng diễn ra theo kịch bản như vậy.
Trong lần hội quân của tuyển U23 Việt Nam hồi đầu tháng 7, HLV Park Hang-seo đã than phiền về việc ông không có nhiều lựa chọn chất lượng. Bên cạnh đó, các đội tuyển trẻ Việt Nam vài năm trở lại đây luôn thất bại ở các đấu trường quốc tế. Một phần nguyên nhân dẫn tới hai hạn chế trên là do cầu thủ trẻ ít được thi đấu. Hiện tại, đội tuyển Việt Nam lực lượng còn khá trẻ, có thể duy trì trình độ trong khoảng 5 năm nữa. Tuy nhiên, với lứa kế cận như hiện tại, tương lai tuyển Việt Nam rất đáng lo ngại.
Theo cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn, việc cầu thủ trẻ ít có cơ hội thi đấu, cọ xát là thiệt thòi lớn. "Đáng ra ở độ tuổi từ 21 trở xuống, các em phải được chơi nhiều để tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm. Đó sẽ là nền tảng, bước đệm để các em phát triển bản thân. Còn với cả nền bóng đá, hệ thống giải trẻ, giải ngoài chuyên nghiệp giống như chân đế để các giải chuyên nghiệp vững vàng hơn, từ đó tạo ra sự ổn định cho các cấp đội tuyển. Nhưng hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam lại chưa coi trọng phần chân đế này", cựu danh thủ cho hay.
Bình luận viên Vũ Quang Huy thì cho rằng, việc mất cân đối ở hệ thống thi đấu bóng đá Việt Nam là điều không bình thường, không tốt cho nền bóng đá. "Nguồn lực đầu tư cho bóng đá Việt Nam chỉ tập trung ở các giải đấu cao, những đội bóng chơi hạng cao bởi đó là nơi làm thương hiệu tốt. Ngược lại, ít mạnh thường quân đầu tư cho bóng đá trẻ, cho các địa phương phong trào yếu nên hạng dưới rất èo uột", ông Huy nhận định.
Không dễ kiếm giải pháp
Cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn phân tích thêm, nếu đã nhìn ra tồn tại, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) nên vạch ra kế hoạch dài hạn nhằm giải quyết vấn đề. "Về lâu dài, muốn phát triển bền vững, bóng đá Việt Nam cần cải tổ hệ thống thi đấu sao cho phù hợp với xu thế chung. Phần chân đế cần được bồi đắp cả về chất và lượng. VFF cần ngồi lại với các đội bóng, các địa phương để tìm ra giải pháp phù hợp, giúp tạo thêm nhiều sân chơi cho cầu thủ trẻ", ông Sơn nói.
Bình luận viên Vũ Quang Huy thì đánh giá, không dễ để ngày một ngày hai bóng đá Việt Nam có thể thoát khỏi mô hình tháp ngược như hiện tại. "Không thể đổ hết lỗi lên đầu VFF. Tôi biết họ trăn trở nhiều, tìm nhiều cách khắc phục rồi nhưng về cơ bản họ chỉ là tổ chức xã hội nghề nghiệp, khi không có nguồn lực đầu tư thì rất khó tạo ra hệ thống thi đấu đạt chuẩn cho bóng đá Việt Nam. Bản thân các địa phương cũng vậy, không có đầu tư thì không thể dự các giải đấu dài hơi", ông Huy nhận định.
Về phần VFF, Tổng Thư ký VFF Lê Hoài Anh nêu quan điểm: "Trong phạm vi có thể, VFF đã và đang tạo điều kiện hết sức để các cầu thủ trẻ có cơ hội cọ xát. Ví dụ như bóng đá nữ có thêm Cúp Quốc gia. Giải U15 năm nay cũng sẽ có thêm một giải Cúp. Chúng tôi đã tính tới phương án tổ chức các giải đấu trẻ theo dạng League (đá vòng tròn 2 lượt, tính điểm xếp hạng) nhưng các đội bóng hạng dưới kinh phí rất eo hẹp. Việc duy trì tập luyện, thi đấu dài ngày, kéo theo ăn ở, đi lại là gánh nặng quá lớn nên rất khó thực hiện".
Trong khi đó, cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn gợi ý, phát triển bóng đá học đường cũng là một phương án hay, tiết kiệm chi phí mà lại duy trì được nguồn cầu thủ trẻ tại chỗ, phát hiện ra những tài năng nổi bật. "Ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, bóng đá học đường là nguồn cung cầu thủ đáng kể cho các đội bóng chuyên nghiệp. Những cầu thủ như: Văn Toàn, Văn Thanh... đều được phát hiện từ bóng đá học đường đó thôi. Đáng tiếc tại Việt Nam, bóng đá học đường chỉ có một vài địa phương làm tốt. Bóng đá học đường bản chất không tốn quá nhiều tiền bạc, quan trọng là cả hệ thống phải vào cuộc mới mang lại hiệu quả", cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn lấy ví dụ.
Khi thầy Park dạy lại kỹ thuật cho học trò... Trong những buổi tập của đội tuyển trẻ U-22 Việt Nam vẫn thấy HLV Park Hang-seo và các trợ lý rất dày công chỉ dẫn cho cầu thủ từng động tác kỹ thuật nhỏ, cho đến cách xử lý khi có bóng... Trên hai mặt sân ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam, ông Park một bên, thầy Lee Young-jin...