Tuyên bố thẳng thừng của Triều Tiên về giải trừ vũ khí
Ngoại trưởng Triều Tiên cảnh báo “không đời nào” đất nước ông giải trừ vũ khí trong khi Mỹ tiếp tục áp đặt cấm vận.
Hãng tin BBC dẫn lời ông Ri Yong-ho phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York rằng, cấm vận đang khiến Bình Nhưỡng ngày càng mất lòng tin vào Mỹ.
Tuyên bố thẳng thừng của Triều Tiên về giải trừ vũ khí
Triều Tiên liên tục kêu gọi dỡ bỏ cấm vận của Liên Hợp Quốc và Mỹ, và quốc gia châu Á này nhận được sự ủng hộ từ Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump tuyên bố cấm vận vẫn được duy trì cho đến khi nào Triều Tiên giải giáp hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử hồi tháng 6 ở Singapore. Khi đó, ông Kim Jong Un cam kết làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa. Thỏa thuận được ký không nêu bất kỳ khung thời gian, chi tiết hay cơ chế nào để xác minh tiến trình này. Đến nay hai bên đạt rất ít tiến bộ.
BBC dẫn lời Ngoại trưởng Ri nói, Mỹ cứ khăng khăng chính sách “ giải trừ hạt nhân trước tiên” trong khi “gia tăng mức độ cấm vận”.
“Bế tắc gần đây là bởi vì Mỹ vẫn theo đuổi các biện pháp cưỡng ép giết chết việc xây dựng lòng tin”, hãng tin Anh trích dẫn bài phát biểu của ông Ri. “Không có niềm tin vào Mỹ, sẽ không có sự tin tưởng vào an ninh quốc gia của chúng tôi, và dưới những hoàn cảnh như vậy, không đời nào chúng tôi đơn phương tự giải trừ hạt nhân trước tiên”.
“Nhận thức rằng cấm vận có thể buộc chúng tôi phải quỳ gối là một giấc mơ của những người chẳng biết gì về chúng tôi cả” , Ngoại trưởng Triều Tiên khẳng định.
Video đang HOT
Hồi tháng 8, Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc – đồng minh của Triều Tiên – làm suy yếu tiến trình giải giáp hạt nhân vì những tranh cãi của nước này với Mỹ.
Tuy nhiên, đầu tháng này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã có chuyến thăm 3 ngày tới Bình Nhưỡng. Sau đó, ông nhấn mạnh “có thể khẳng định cam kết vững chắc của Chủ tịch Kim sẽ hoàn tất giải giáp hạt nhân”, đồng thời bày tỏ mong muốn của lãnh đạo Triều Tiên muốn sớm gặp lại ông Trump.
Ông Kim Jong Un còn cam kết dỡ bỏ bãi phóng và thử tên lửa chủ chốt của Triều Tiên, thậm chí có thể đóng cửa bãi thử hạt nhân chính nếu Mỹ có những hành động tương xứng. Phía Tổng thống Trump cũng tuyên bố ông trông chờ gặp Chủ tịch Kim lần 2 trong “tương lai không quá xa”.
Thanh Hảo
Theo VNN
Chuyên gia: Triều Tiên không đủ năng lực bắn hạ máy bay Mỹ
Các nhà phân tích quân sự cho rằng Triều Tiên không có khả năng và cũng không có ý định tấn công các máy bay ném bom hay máy bay chiến đấu của Mỹ dù Bình Nhưỡng từng tuyên bố nước này có quyền làm như vậy.
Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ phóng ngày 15/9 (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trước các phóng viên sau khi rời một cuộc họp tại Liên Hợp Quốc ngày 25/9, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng Bình Nhưỡng có "đủ quyền" để đáp trả các động thái gây căng thẳng của Mỹ, bao gồm việc bắn hạ các máy bay ném bom chiến lược của Washington ngay cả khi những máy bay này hoạt động ngoài không phận Triều Tiên.
Sau tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Ri Yong Ho, truyền thông nhà nước Triều Tiên tiếp tục công bố một đoạn video mô phỏng, trong đó chiếu hình ảnh máy bay ném bom Mỹ bị trúng hỏa lực của tên lửa Triều Tiên.
Theo học giả Du Hyeogn Cha thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Asan tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, những tuyên bố trên của Triều Tiên cho thấy có thể nước này đang tìm cách "đánh lạc hướng", khiến dư luận mải tập trung vào những lời lẽ đó mà quên đi rằng Bình Nhưỡng vẫn đang đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông Du cũng chỉ ra một khả năng nữa, đó là Triều Tiên có thể đang tìm cách "giữ thể diện" trong bối cảnh nước này vẫn đang suy tính về việc liệu có nên xuống thang căng thẳng với Mỹ hay không.
Ông Moon Seong Mook, cựu quan chức quân sự Hàn Quốc và hiện là nhà phân tích cấp cao của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc gia Hàn Quốc, nhận định Triều Tiên nhiều khả năng không đủ thực lực để bắn hạ máy bay Mỹ như tuyên bố của Ngoại trưởng Ri.
Không đủ thực lực
Các máy bay ném bom B-1B và máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Mỹ diễn tập cùng các máy bay chiến đấu F-15K của Không quân Hàn Quốc tại Gangwon-do, Hàn Quốc ngày 18/9 (Ảnh: Reuters)
Theo ông Moon, các máy bay chiến đấu MiG lỗi thời của Triều Tiên không thể "đấu chọi" với các máy bay chiến đấu mạnh hơn nhiều của Mỹ. Washington vẫn sử dụng các máy bay chiến đấu này để hộ tống các máy bay ném bom.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng từng tiết lộ hồi tháng 5 rằng nước này sẵn sàng triển khai các tên lửa đất đối không mới trên thực địa. Các nhà phân tích cho biết tên lửa Triều Tiên có thể bắn các mục tiêu ở khoảng cách 150 km và với tầm bắn này, nhiều người tỏ ra hoài nghi về năng lực của hệ thống tên lửa Bình Nhưỡng trong việc tạo ra mối đe dọa đối với máy bay Mỹ hoạt động xa bờ biển Triều Tiên.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia hiện vẫn chưa rõ Triều Tiên có đủ khả năng để phát hiện các máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ trước khi chúng xuất hiện hay không. Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) từng tiết lộ rằng hệ thống radar chưa hoàn thiện của Triều Tiên không thể phát hiện các máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ khi chúng bay qua vùng biển phía đông Triều Tiên vào đêm 23/9.
Bức ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố ghi lại hình ảnh mô phỏng tên lửa Pukguksong bắn hạ máy bay ném bom B-1B của Mỹ (Ảnh: Yonhap)
Lần cuối cùng Triều Tiên tấn công máy bay Mỹ là vào năm 1994. Khi đó, Bình Nhưỡng đã bắn hạ một trực thăng của quân đội Mỹ hoạt động ở khu vực biên giới vốn dày đặc các loại vũ khí giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, khiến một phi công thiệt mạng và bắt giữ phi công còn lại. Trước đó, năm 1969, một máy bay chiến đấu Triều Tiên đã bắn rơi một máy bay trinh sát không được vũ trang của Mỹ khiến toàn bộ 31 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên sẽ không lặp lại một cuộc tấn công như vậy ở thời điểm căng thẳng như hiện tại. Trong lúc này, chỉ cần Triều Tiên bắn hạ một máy bay Mỹ thì gần như chắc chắn Washington sẽ có động thái đáp trả và kịch bản chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.
"Lý do rõ ràng nhất để giải thích cho những tuyên bố của Ngoại trưởng Ri đó là vì Triều Tiên cảm thấy không thể chấp nhận được những lời xúc phạm (từ Tổng thống Donald Trump) nhằm vào lãnh đạo tối cao của Triều Tiên", .
Theo ông Cha, tuyên bố bắn hạ máy bay Mỹ của Ngoại trưởng Ri sẽ tác động tới Nga và Trung Quốc, buộc hai nước này phải vào cuộc. Bắc Kinh và Moscow từng kêu gọi Mỹ và Triều Tiên theo đuổi cách tiếp cận "đình chỉ kép", tức Triều Tiên sẽ dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, đổi lại Mỹ sẽ không tập trận chung với các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc ở sát sườn Triều Tiên.
Thành Đạt
Theo ABC
Kim Jong-un sắp thử bom nhiệt hạch mạnh chưa từng thấy ở Thái Bình Dương? Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho mạnh mẽ cảnh báo, nước ông có thể cân nhắc thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch cực lớn ở vùng biển Thái Bình Dương, theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc. "Đây có thể là một vụ nổ bom nhiệt hạch (bom H) mạnh nhất ở Thái Bình Dương", ông Ri nói với các phóng...