Tuyên bố mới nhất của TTK NATO về quyền tấn công các mục tiêu ở Nga của Ukraine
Tổng Thư ký (TTK) NATO Jens Stoltenberg cho rằng Ukraine có quyền theo luật pháp quốc tế tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Liên bang Nga để tự vệ.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ngày 7/6/2024. Ảnh cắt từ clip do Reuters phát
Ngày 7/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg đã có mặt ở Stockholm trong chuyến thăm Thuỵ Điển – nước thành viên mới nhất của liên minh quân sự này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo chung cùng ngày với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại một căn cứ quân sự gần Stockholm, ông Stoltenberg cho rằng quyền tự vệ cũng bao gồm quyền tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp trên lãnh thổ của bên tấn công, bên gây hấn, mà trong trường hợp này là Nga.
Sau khi một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ, bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, trong một cuộc họp báo hiếm hoi với các hãng tin nước ngoài hôm 5/6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã chỉ trích việc phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine,
Video đang HOT
Ông Putin nói: “Chuyển vũ khí tới vùng chiến sự luôn luôn là việc làm tồi tệ. Thậm chí còn hơn thế nếu như những quốc gia chuyển giao vũ khí không chỉ cung cấp vũ khí mà còn kiểm soát chúng. Đây là bước đi rất nghiêm trọng và rất nguy hiểm”.
Nhà lãnh đạo Nga đặc biệt chỉ trích Đức, cho biết khi những chiếc xe tăng đầu tiên do Đức cung cấp “xuất hiện trên đất Ukraine, nó đã gây ra một cú sốc về đạo đức ở Nga” vì di sản của Thế chiến thứ hai.
Theo ông Putin, có nhiều tên lửa (do Đức cung cấp) tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga thì “điều này chắc chắn sẽ phá hủy quan hệ Nga-Đức” và tạo ra “những tổn thất không thể phục hồi”.
Để đáp trả, Tổng thống Putin cho biết trước hết Nga sẽ cải thiện hệ thống phòng không của mình để tiêu diệt tên lửa phương Tây, đồng thời úp mở khả năng Nga cung cấp vũ khí tầm xa cho các khu vực trên thế giới, từ đó giáng những đòn nhạy cảm vào các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga nói: “Nếu ai đó cho rằng có thể cung cấp vũ khí như vậy cho vùng chiến sự để tấn công lãnh thổ của chúng tôi và gây rắc rối cho chúng tôi, thì tại sao chúng tôi không có quyền cung cấp vũ khí cùng loại cho các khu vực trên thế giới, nơi sẽ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở nhạy cảm của các nước (phương Tây) đó”.
Ông Putin cho rằng nếu những quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine tham gia vào cuộc chiến chống lại Liên bang Nga thì Moskva có quyền hành động theo cách tương tự.
“Nhìn chung, nó dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, nhưng cũng khẳng định Moskva không dung dưỡng “các tham vọng đế quốc”, đồng thời bác bỏ những cáo buộc về việc Nga có ý đồ tấn công các quốc gia thành viên của NATO.
Ukraine hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tấn công vào lãnh thổ Nga
Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksandr Lytvynenko hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí tầm xa do nước này cung cấp cho Kiev để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga và giúp ngăn chặn cuộc tấn công mới có thể xảy ra sắp tới của Moskva.
Lực lượng Nga chuẩn bị vũ khí tấn công vào các vị trí của Ukraine trong chiến dịch quân sự. Ảnh: Sputnik
Dẫn lời ông Oleksandr, báo Mỹ Financial Times ngày 22/5 đưa tin nếu Washington dỡ bỏ lệnh cấm, điều này sẽ có lợi cho Kiev. Tuy nhiên, ông Oleksandr thừa nhận cơ hội để Ukraine có thể đạt được bước đột phá trên chiến trường trong năm nay là rất mong manh.
"Miễn là chúng tôi giữ vững phòng tuyến, miễn là chúng tôi chiến đấu... chúng tvẫn còn mọi cơ hội để giành chiến thắng", ông Oleksandr nói với tờ báo.
Trước đó, một tờ báo Mỹ khác là Politico cũng đưa dẫn lời các quan chức quen thuộc với vấn đề trênđưa tin Kiev đang thúc giục chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công bên trong lãnh thổ Nga trong bối cảnh lực lượng vũ trang Nga đang tiến quân trong khu vực Kharkov.
Cuối tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng bước tiến của quân đội Nga ởKharkov có thể là "làn sóng đầu tiên" trong một cuộc tấn công rộng hơn, đồng thời nói thêm rằng Ukraine đang thiếu hệ thống phòng không nghiêm trọng và cần thêm binh sĩ để giữ tiền tuyến.
Về phần mình, Washington từ lâu không khuyến khích Ukraine tấn công vào trong lãnh thổ của Nga
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba hôm 15/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: "Chúng tôi không khuyến khích hay cho phép các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ Ukraine. Cuối cùng, Ukraine phải tự đưa ra quyết định về cách thức tiến hành cuộc xung đột này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine những trang thiết bị cần thiết để thành công và để giành chiến thắng".
Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái và tên lửa để tấn công vào lãnh thổ Nga gần như hàng ngày kể từ khi nước này tiến hành cuộc phản công vào đầu tháng 6/2023. Tháng 8/2023, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công thất bại bằng máy bay không người lái vào Moskva, Liên hợp quốc cho biết họ không muốn chứng kiến bất kỳ mục tiêu cơ sở hạ tầng dân sự nào bị tấn công.
Bình luận về các cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine trên lãnh thổ Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh quân đội Nga luôn trong tình trạng cảnh giác và thực hiện mọi thứ cần thiết.
Điện Kremlin giải thích phát biểu 'vùng đệm' của ông Putin, Ukraine lên án Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết cách duy nhất để bảo vệ lãnh thổ Nga trước các cuộc tấn công của Ukraine là tạo ra một 'vùng đệm' giúp các khu vực của Nga nằm ngoài tầm bắn của Ukraine. Điện Kremlin đưa ra bình luận này sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu khả năng thành lập một khu vực như...