Tuyên bố lạ của Mỹ về Bắc Cực
Phó tư lệnh Hải quân Mỹ Bill Moran vừa đưa ra tuyên bố khá lạ về chiến lược của Mỹ tại Bắc Cực để cạnh tranh với đối thủ Nga.
Hãng TASS dẫn tuyên bố của ông Bill Moran trong một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 16/4, Hải quân Mỹ ưu tiên hiện diện tại Bắc Cực, thay vì tăng số lượng căn cứ quân sự ở khu vực khắc nghiệt này.
Vị tư lệnh Mỹ cho biết: “Đối với tôi, các căn cứ không quan trọng bằng sự hiện diện quân sự. Tôi nghĩ chúng ta nên bảo đảm sự hiện diện cần thiết để mọi người hiểu rằng khu vực này quan trọng như thế nào đối với Mỹ”.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Sẽ không có gì đáng nói về phát biểu của vị tư lệnh này nếu như hồi giữa tháng 4/2019, lãnh đạo cao nhất của Hải quân Mỹ là Tướng Richard Spencer nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi sẽ dồn mọi nguồn lực có thể để nâng cấp những căn cứ cũ và xây căn cứ mới để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực”.
Mỹ sẽ điều động chiến hạm, tàu hậu cần và tất cả những gì cần thiết tới Bắc Cực tham gia nhiệm vụ tự do hàng hải. Kế hoạch của Washington không chỉ hạn chế nhiệm vụ tự do hàng hải mà còn liên qua tới việc triển khai binh sĩ tới căn cứ bỏ hoàng Adak.
Tướng Spencer cho biết, Mỹ lên kế hoạch điều động tàu và máy bay giám sát P-8 Poseidon tới đó. “Chắc chắn mọi việc sẽ được thực hiện như kế hoạch và tôi hy vọng nó sớm được hiện thực hóa”.
Dù tuyên bố đã được những nhà lãnh đạo của Hải quân Mỹ đưa ra khá rõ ràng nhưng đâu là chiến lược thực sự của Mỹ đối với Bắc Cực thì chưa thực sự rõ ràng. Nhưng dù có theo đuổi chiến lược nào thì mục đích của Mỹ nhằm đuổi kịp sức ảnh hưởng của Nga tại khu vực Bắc Cực.
Nhưng theo giới chuyên gia, kế hoạch của Mỹ khó có thể đạt được. Hiện Nga đang có hạm đội tàu phá băng khổng lồ, bao gồm 5 tàu phá băng hạt nhân và 30 tàu phá băng chạy bằng diesel. Ba tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân tối tân hàng đầu thế giới, dự kiến gia nhập hạm đội Nga trong một vài năm tới.
Video đang HOT
Cùng với đó, Nga cũng đang chế tạo các tàu tuần tra đa dụng mới có thể hoạt động ở Bắc Cực. Lô tàu đầu tiên dự kiến chuyển giao cho Hải quân Nga trong năm 2020. Đặc biệt, Nga còn xây dựng các cơ sở quân sự độc nhất tại Bắc Cực, được trang bị hệ thống radar cùng các căn cứ thường trực lẫn di động.
Trong khi đó, hiện Mỹ chỉ có duy nhất 1 tàu phá băng hạng nặng. Mặc dù trước đây cựu Tổng thống Barack Obama từng cam kết sẽ thu hẹp “khoảng cách về tàu phá băng” đối với Nga sớm nhất là từ năm 2015, song tình hình vẫn chưa có gì khởi sắc khi thời hạn nói trên đã qua từ lâu.
Vladimir Bruter – chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính trị và Nhân đạo quốc tế nhận xét: “Mỹ thiếu tài nguyên để có thể nắm quyền tại Bắc Cực”. Vị chuyên gia này cho rằng, ý muốn của Mỹ không phải là để tranh giành quyền thống trị ở Bắc Cực mà thay vào đó là tìm cách phá hoại cuộc chơi giữa các đối thủ – nơi Mỹ không có gì nổi trội.
Theo Datviet
Hàng chục quan chức Mỹ bí mật họp khả năng tấn công Venezuela
Khoảng 40 người tham gia cuộc họp bí mật có tên "Đánh giá khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Venezuela" được CSIS tổ chức ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 10-4.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) vừa tổ chức một cuộc họp bí mật về Venezuela với sự tham gia của nhiều quan chức Mỹ và Nam Mỹ bàn về khả năng "sử dụng sức mạnh quân sự" với Venezuela, nhà báo điều tra Max Blumenthal xác nhận với đài RT.
Trước đó nhà báo Blumenthal viết trên Twitter: "Tin độc quyền: Tổ chức CSIS của Mỹ vừa mở một cuộc họp kín với sự tham gia của các cố vấn về Mỹ Latinh của ông Trump bàn khả năng Mỹ tấn công quân sự vào Venezuela. Cuộc họp có sự tham gia của cựu lãnh đạo SOUTHCOM (Bộ Chỉ huy miền Nam của Mỹ), một Tướng Colombia và các quan chức Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) và Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ...".
Nhà báo Max Blumenthal. Ảnh: NATIONAL REVIEW
Trên Grayzone (Mỹ) - trang tin độc lập chuyên đưa các bài báo điều tra và phân tích về chiến tranh và đế chế - ngày 13-4, nhà báo Blumenthal cũng có bài viết về một cuộc họp bí mật ở Mỹ về Venezuela.
Họp kín "Đánh giá khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Venezuela"
Cuộc họp bí mật có tên "Đánh giá khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Venezuela" được CSIS tổ chức ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 10-4. Nhà báo Blumenthal thu thập được một danh sách những người tham gia cuộc họp kín này.
Theo bài viết trên Grayzone ngày 13-4, có khoảng 40 người được mời tham dự cuộc họp này. Trong đó có một số cố vấn thuộc hàng có ảnh hưởng nhất đến chính sách Venezuela của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Gồm nhiều đương kim và cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Hội đồng Tình báo Quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia, Đô đốc Kurt Tidd - người vừa mới rời khỏi chức Tư lệnh SOUTHCOM.
Danh sách nhà báo Max Blumenthal thu thập được. Ảnh: TWITTER
Ngoài phía Mỹ, cuộc họp còn có sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao từ các đại sứ quán Brazil và Colombia, như Tướng Juan Pablo Amaya của Colombia. Ngoài ra còn có một số đại diện cấp cao của ông Juan Guaido - lãnh đạo đối lập, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, tổng thống tự xưng của Venezuela. Trong số này có ông Daniel Sierra - được xem như cố vấn chính sách cho "chính quyền" Guaido, và ông Carlos Vecchio - được xem như "Đại sứ chính quyền Guaido với Mỹ". Nguồn tin từ những người tham gia nói các nhân vật này đã quảng bá kế hoạch tái kiến thiết lại kinh tế Venezuela.
Trong bài viết trên Grayzone, nhà báo Blumenthal cho biết trong danh sách tham gia ông thu thập được đề ngày họp là ngày 20-4, chứ không phải ngày 10-4.
Danh sách nhà báo Max Blumenthal thu thập được. Ảnh: TWITTER
Nhà báo Blumenthal đã trao đổi qua điện thoại với nhà nghiên cứu Sarah Baumunk thuộc CSIS và được xác nhận thông tin về cuộc họp. Tuy nhiên khi được hỏi có phải cuộc họp đã diễn ra ngày 10-4 chứ không phải sẽ diễn ra ngày 20-4 hay không, bà Baulunk đã tỏ ra căng thẳng: "Xin lỗi, sao ông lại hỏi những câu này? Tôi có thể giúp được gì?".
Nhưng sau đó nhà phân tích Baumunk đã xác nhận với nhà báo Blumenthal: "Chúng tôi đã nói về quân sự...khả năng quân sự ở Venezuela. Cuộc họp diễn ra sớm hơn vào đầu tuần này".
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (đứng trên cùng). Mỹ vừa họp kín bàn khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela. Ảnh: GRAYZONE
Tuy nhiên khi nhà báo Blumenthal hỏi thêm chi tiết về cuộc họp, bà Baumunk từ chối: "Tôi xin lỗi, tôi cảm thấy không thoải mái trả lời các câu hỏi này", và gác máy.
Grayzone cũng đã nhận thông tin từ nhà nghiên cứu Santiago Herdoiza cũng có tham gia cuộc họp. Nhưng ông Herdoira chỉ nói ngắn gọn: "Tôi xin lỗi, đó là một cuộc họp kín".
"Họ cực kỳ lo lắng khi có ai đó bên truyền thông biết về sự kiện này. Đó là một cuộc họp cấp rất cao với sự tham dự cơ bản là các nhân vật quan trọng ở Washington có ảnh hưởng đến chính sách về Venezuela của ông Trump, và họ muốn giữ cuộc họp càng kín càng tốt. Cuộc họp cho thấy phương án quân sự đang được nghiêm túc cân nhắc thời điểm này, sau khi tất cả các cơ chế khác ông Trump thực hiện dường như không mang lại kết quả" - nhà báo Blumenthal nói với RT ngày 14-4.
Mỹ nghiêm túc với phương án tấn công Venezuela
Theo Grayzone, cuộc họp bí mật CSIS tổ chức cho thấy chính phủ Trump hiện đang tham khảo phương án quân sự nghiêm túc hơn thời gian trước.
Người kế nhiệm Tướng Tidd, Đô đốc Craig Faller ngày 20-2 từng đe dọa quân đội Venezuela.
Ngày 5-3 Đặc phái viên Mỹ về Venezuela Elliot Abrams từng bác bỏ khả năng Mỹ có hành động quân sự can thiệp vào Venezuela, nói ông chỉ ám chỉ đến đe dọa này để "khiến quân đội Venezuela căng thẳng".
Lãnh đạo đối lập, tổng thống tự xưng Venezuela Juan Guaido. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên nhà báo Blumenthal vẫn cho rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực vẫn miễn cưỡng tham gia vào phương án tân công quân sự Venezuela.
"Bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ vào Venezuela cũng sẽ tùy thuộc vào sự đồng ý của các chính phủ Colombia và Brazil, và khả năng có được sự đồng ý này rất không rõ ràng. Cả hai chính phủ đều cực kỳ lo ngại về chuyện tăng khủng hoảng di trú, về sự mất ổn định của toàn khu vực và cá hệ lụy kéo theo đó. Và họ cũng lo ngại về một cuộc tấn công trả đũa từ quân đội Venezuela vốn rất thiện chiến" - theo nhà báo Blumenthal.
Bên cạnh thông tin bí mật tổ chức cuộc gặp bàn khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela, Mỹ tiếp tục đưa ra các lời hứa cứu trợ nước này một khi Tổng thống Nicolas Maduro ra đi. Ngày 13-4 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hứa hẹn Mỹ sẽ dẫn đầu nỗ lực cứu vãn kinh tế Venezuela.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Người Mỹ ủng hộ kiểm soát súng đạn chặt chẽ hơn Từ năm 2009 đến năm 2017, tại Mỹ xảy ra ít nhất 173 vụ xả súng, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Theo kết quả thăm dò dư luận do hãng tin AP và Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề công cộng NORC (AP-NORC) thực hiện sau vụ xả súng ở New Zealand, 67% người Mỹ ủng hộ luật súng nghiêm ngặt...