Tuyên bố của ông Assad sau khi Syria bắn nhầm máy bay Nga
Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm qua 19/9 đã gửi lời chia buồn tới Tổng thống Nga Vladimir Putin về sự mất mát của quân đội Nga sau vụ máy bay bị bắn hạ nhầm ở Syria, hãng thông tấn Syria SANA cho hay.
Hành trình định mệnh của chiếc máy bay bị bắn nhầm
Cùng với đó, ông Assad cho rằng vụ việc xảy ra khiến 15 lính Mỹ thiệt mạng là do “sự tự mãn và kiêu ngạo của Israel”.
Vào tối ngày 17/9, một máy bay quân sự Nga chở 15 người trên khoang đã bị bắn hạ nhầm bởi tên lửa của Syria khi lực lượng phòng không Syria đang đối phó với một trận tấn công tên lửa của Israel nhằm vào tỉnh Latakia (Syria) kéo dài 1,5 giờ đồng hồ.
Máy bay Il-20 của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga cho hay tên lửa từ hệ thống phòng không S-200 của Syria đã bắn hạ máy bay trinh sát Il-20 của Nga chở theo quân nhân nước này bởi vì khi đó Israel cũng đang đồng thời thực hiện một cuộc không kích nhằm vào Syria. Do đó, phía Nga khẳng định sự cố xảy ra là do lỗi của phía Israel.
Chiếc máy bay khi đó đang trên đường trở về căn cứ không quân Hmeimim hiện đang do Nga vận hành ở Syria. Sau khi bị bắn hạ, chiếc Il-20 đã biến mất khỏi hệ thống radar. Lúc ấy, những chiếc tiêm kích F-16 của Israel vẫn đang không ngừng tấn công tỉnh Latakia của Syria.
Sự cố đáng tiếc
Vụ việc lần này đánh dấu lần đầu tiên Syria và Nga có sự nhầm lẫn trong tác chiến. Từ khi Nga đưa quân vào hỗ trợ Syria vào năm 2015, Moscow luôn là một đồng minh thân thiết của Damascus.
Video đang HOT
“Thay mặt người dân Syria, chúng tôi bày tỏ sự chia buồn sâu sắc về việc máy bay Nga gặp nạn ở Địa Trung Hải, khiến các anh hùng Nga thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ cao quý cùng các đồng nghiệp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria”, ông Assad nói trong điện chia buồn gửi tới Tổng thống Nga Putin.
“Chúng tôi tin tưởng rằng vụ việc đau lòng này sẽ không ảnh hưởng tới các bạn và sẽ tiếp tục chiến đấu chống khủng bố”, ông Assad cho hay.
Israel đã thực hiện khoảng 200 cuộc không kích nhằm vào Syria trong suốt 18 tháng qua, khẳng định rằng các cuộc tấn công đó nhằm ngăn chặn các đoàn chở vũ khí của Iran và ngăn chặn Iran thiết lập căn cứ quân sự ở Syria.
Theo nguoiduatin
Chuyên gia giải mã nguyên nhân máy bay Su-30 của Nga rơi tại Syria
Các chuyên gia đã đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới vụ rơi máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga tại Syria khiến 2 phi công thiệt mạng trong tuần này.
Máy bay Su-30SM của Nga (Ảnh: Sputnik)
Quân đội Nga ngày 3/5 thông báo máy bay chiến đấu Sukhoi-30SM hai chỗ ngồi của nước này đã rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh Latakia của Syria. Những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy máy bay của Nga được cho là đã rơi ở ngoài biển và tạo thành cột khói khổng lồ.
Su-30SM là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga và bắt đầu cất cánh lần đầu tiên từ năm 2012. Máy bay này được triển khai tới Syria để phóng tên lửa không đối đất nhằm vào các mục tiêu phiến quân, đồng thời được sử dụng để hộ tống các máy bay chiến đấu khác và các máy bay ném bom chiến lược.
Su-30SM là máy bay chiến đấu đa nhiệm hai động cơ và là biến thể mới nhất của dòng máy bay Su-30 của Nga. Su-30SM đã được nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga về hệ thống vũ khí, radar, thông tin liên lạc và các tính năng khác. Su-30 có thể được triển khai để tấn công các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.
Chỉ huy máy bay gặp nạn của Nga được xác định là Thiếu tá Albert Davidian. Su-30SM được cho là xảy ra sự cố khi đang thực hiện hoạt động tuần tra quanh căn cứ không quân tại Syria và các khu vực bờ biển lân cận.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết cả hai phi công trên máy bay đã nỗ lực tới phút cuối cùng để cứu chiếc Su-30 trong tình huống khẩn cấp nhưng không thành công. Vụ việc khiến cả hai phi công thiệt mạng.
"Theo thông tin ban đầu, lý do dẫn tới vụ tai nạn này có thể do chim lọt vào động cơ. Máy bay không bị tấn công bởi tên lửa", hãng thông tấn RIA dẫn thông báo của Nga cho biết.
Giả thuyết của chuyên gia
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội được cho là ghi lại khoảnh khắc máy bay Nga rơi tại Syria (Ảnh: Twitter)
Trả lời phỏng vấn của RIA về vụ rơi máy bay tại Syria, cựu Phó Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Nikolai Antoshkin, đặt ra nghi vấn về việc tại sao các phi công không nhảy dù ra ngoài khi phát hiện máy bay gặp sự cố.
"Những trường hợp như vậy hiếm khi xảy ra, thông thường phi công sẽ nhìn thấy chim (bay vào động cơ). Theo nguyên tắc kiểm soát máy bay, nếu động cơ bị chững lại, phi công cần nhảy dù ra ngoài. Tôi không biết tại sao các phi công không làm như vậy trong trường hợp này", ông Antoshkin nói.
Theo tướng Nga, trong giai đoạn máy bay chuẩn bị lăn bánh, một tấm lưới đặc biệt sẽ được bung ra để ngăn các vật lạ như chim hay đá lọt vào động cơ của máy bay. Tuy nhiên khi máy bay đã cất cánh, tấm lưới này được thu lại vì trong giai đoạn này máy bay cần luồng khí mạnh hơn.
Trang WarGonzo dẫn lời một nhân chứng cho biết máy bay chiến đấu của Nga đã dừng hoạt động ở độ cao khoảng 200m sau khi rời căn cứ không quân khoảng 40 giây. Nhân chứng nói rằng máy bay đã lộn vòng ít nhất 3 lần trên không trung trước khi lao xuống biển.
"Trước khi lao xuống biển, máy bay đã lộn vòng ít nhất 3 lần trên không trung. Một tàu đánh cá đã tiếp cận để cứu các phi công nhưng máy bay đã chìm xuống biển sâu 17m", nhà báo Semyon Pegov, người vận hành WarGonzo, viết.
Căn cứ Hmeimim của Nga nằm ở tỉnh Latakia của Syria bên bờ Địa Trung Hải. (Ảnh: BBC)
Thượng tướng Nikolai Antoshkin cho rằng chiếc Su-30 gặp nạn có thể không chỉ do một con chim, mà có tới cả đàn chim, khiến cả hai động cơ của máy bay chiến đấu này bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp cả hai động cơ của Su-30 đều dừng hoạt động ở tầm thấp, phi công sẽ không thể cứu được máy bay này.Theo các nhân chứng, hai phi công đã vài lần tìm cách giữ ổn định máy bay và đây có lẽ là lý do khiến cả hai không kịp nhảy dù. WarGonzo cho biết trong số 5 lần nỗ lực cứu máy bay, các phi công đã suýt thành công trong 2 lần.
"Máy bay có hai động cơ. Nếu va chạm với một đàn chim, cả hai động cơ có thể dừng hoạt động. Nhưng nếu chỉ có một con chim bay vào một động cơ, máy bay vẫn có thể hoạt động tiếp bằng động cơ còn lại, từ đó hoàn thành nốt nhiệm vụ và quay trở về", ông Antoshkin nhận định.
"Nếu cả hai động cơ dừng hoạt động, và nếu chuyện này xảy ra ngay trên biển hoặc ở tầm bay thấp, phi công không thể cứu vãn được máy bay, dù cho cố gắng thế nào đi chăng nữa. Nếu phi công cố quay đầu và cho máy bay lượn đi, máy bay có thể rơi xuống khu vực đông dân tại Syria. Khi đó, hậu quả sẽ càng tồi tệ hơn", Tướng Antoshkin cho biết thêm.
Xác máy bay Su-30 đang được trục vớt để đưa về căn cứ tại Syria. Khoảng 20 thợ lặn đã được huy động để gắn thân máy bay vào các dây cáp trước khi chúng được kéo lên. Hải quân Nga cũng triển khai 3 tàu tuần tra và tàu chiến được trang bị cần cẩu đặc biệt để trục vớt máy bay gặp nạn. Sau quá trình kiểm tra, các bộ phận của Su-30 sẽ được chuyển về Moscow bằng máy bay của Bộ Quốc phòng Nga.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga chặn đứng vụ tấn công nhằm vào căn cứ không quân ở Syria Theo THX, ngày 11/3, các lực lượng Nga đã chặn đứng vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ không quân Hmeimim do Moskva kiểm soát ở tỉnh Latakia, Tây Bắc Syria. Máy bay của Nga tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia, Tây Bắc Syria ngày 16/2/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tổ chức giám sát nhân quyền Syria...