Tuyên bố chung Việt Nam – Hà Lan
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-17/6/2014.
Báo điện tử Dân trí xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hà Lan nhân chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte tới Việt Nam:
Trong thời gian thăm Việt Nam, Thủ tướng Mark Rutte đã hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; đồng chủ trì Cuộc họp Cấp cao về việc triển khai Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, dự Hội thảo về Năng lượng và gặp gỡ doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Mark Rutte tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 16/6 (Ảnh Nam Hằng)
Trong không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau tại cuộc hội đàm, hai nhà Lãnh đạo Việt Nam và Hà Lan đã thông báo cho nhau về tình hình của mỗi nước, trao đổi ý kiến về quan hệ hợp tác Việt Nam-Hà Lan và các vấn đề quốc tế và khu vực hai Bên cùng quan tâm.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được về kinh tế-xã hội và đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao thành công của Chính phủ Hà Lan trong việc nhanh chóng khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế Hà Lan trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam và Hà Lan sẽ tạo thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương trong thời gian tới.
Hai Bên đánh giá quan hệ hữu nghị, hợp tác và tin cậy giữa Việt Nam và Hà Lan phát triển trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, đặc biệt là sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước vào năm 2010. Hai Bên nhất trí tiếp tục củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên là biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, năng lượng, kinh tế biển và dịch vụ hậu cần. Trên tinh thần hợp tác tích cực, hướng tới tương lai.
Nhân dịp này, hai Bên nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực
Hai bên hài lòng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ song phương và nhất trí thúc đẩy tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp, bao gồm các đoàn cấp cao, nhằm duy trì quan hệ chính trị tốt đẹp và tạo nền tảng vững chắc cho thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác. Hai Bên đánh giá cao sự hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan tại các diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế, nhất trí tiếp tục phối hợp ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc (UN), Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh châu Âu (ASEAN-EU).
Phía Hà Lan ủng hộ mạnh mẽ việc sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do toàn diện giữa EU và Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và Hà Lan trong những lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ và đầu tư. Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ bổ trợ cho Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa hai bên đang trong quá trình phê chuẩn tại các quốc gia thành viên EU, góp phần củng cố quan hệ chính trị, kinh tế giữa EU và Việt Nam. Hai Bên tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn tiến tới ký kết một hiệp định thương mại tự do cấp khu vực giữa EU và ASEAN.
Video đang HOT
Hà Lan đánh giá cao những nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc tăng cường cải cách và hoàn thiện các thể chế của nền kinh tế thị trường.
Hai Bên thống nhất cùng nỗ lực tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư; ủng hộ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh, kết nối đối tác, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên. Hai Bên đánh giá cao hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và quản lý nước; khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các chương trình và dự án cụ thể trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác Chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước; tổ chức Phiên họp lần thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước tại Hà Lan vào nửa cuối năm 2014.
Hai Bên thống nhất cùng nỗ lực tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư (Ảnh Nam Hằng)
Hai Bên nhấn mạnh tầm quan trọng về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; thống nhất phối hợp triển khai hiệu quả “Thoả thuận Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực” được ký kết trong chuyến thăm. Hai Bên hài lòng ghi nhận việc các công ty dầu khí hai nước đã thiết lập quan hệ hợp tác hiệu quả; hoan nghênh việc ký Hợp đồng khung mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng cho dự án kho cảng Thị Vải và Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển dự án kho cảng nhập khí hóa lỏng Sơn Mỹ tại Việt Nam; nhất trí tiếp tục triển khai Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí ký năm 2011. Hai Bên ủng hộ tăng cường hơn nữa hợp tác song phương về kinh tế biển trên tinh thần Bản ghi nhớ về hàng hải, phát triển và quản lý cảng và nạo vét, ký năm 2012. Phía Hà Lan khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển ngành đóng tàu Việt Nam trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, từng bước chuyển giao công nghệ đóng tàu cho Việt Nam.
Hà Lan nhất trí tiếp tục duy trì các hình thức hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho Việt Nam trong một số lĩnh vực quan trọng như môi trường, nông nghiệp, quản lý nước, giáo dục và đào tạo đại học hướng nghiệp, thông qua khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ (G2G), giữa các doanh nghiệp (B2B) và giữa các trường Đại học và viện nghiên cứu; tiếp tục thực thi hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và hoàn tất việc thực hiện Sáng kiến Nâng cao năng lực giáo dục Đại học (NICHE).
Nhằm góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ song phương cũng như tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, hai Bên nhất trí tổ chức thường xuyên các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư và văn hóa tại mỗi nước. Phía Hà Lan hoan nghênh và cam kết tạo thuận lợi để sự kiện “Ngày Việt Nam tại Hà Lan” tổ chức tại Hà Lan trong năm 2014 thành công tốt đẹp.
Hai Bên nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, tư pháp, giáo dục và đào tạo, hợp tác giữa các địa phương.
Hai Bên bày tỏ đặc biệt quan ngại về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực. Phía Hà Lan khẳng định lại lập trường phù hợp với Tuyên bố của EU ngày 08/5/2014 và ủng hộ nội dung Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN ngày 10/5/2014 về tình hình tại Biển Đông, theo đó thúc giục tất cả các bên liên quan trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Hai Bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông cũng như việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte sẽ góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan tiếp tục phát triển sâu rộng và thiết thực, đáp ứng nhu cầu của mỗi nước, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới.
Thủ tướng Mark Rutte bày tỏ cảm ơn phía Việt Nam về sự đón tiếp nồng hậu, hữu nghị đã dành cho Thủ tướng và các thành viên Đoàn đại biểu Vương quốc Hà Lan.
Theo dantri
Thủ tướng: Tàu nào cũng hư hỏng nhưng quyết không lùi bước
"Ở trên thực địa dù Việt Nam chỉ có chừng 30 tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư, tàu nào cũng hỏng, móp méo, phải vào xưởng sửa chữa 2-3 lần vì bị tàu phía Trung Quốc đâm va; nhưng vẫn quyết bám trụ thực địa để phản đối, đuổi giàn khoan".
Tại phiên họp Chính phủ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam không bất ngờ với âm mưu của Trung Quốc, đặt giàn khoan là hành động tiếp diễn của tham vọng "đường lưỡi bò" tại Biển Đông.
Đối phó với sự xâm phạm của Trung Quốc, Thủ tướng cho biết Việt Nam giữ vững quan điểm quyết liệt phản đối bằng biện pháp đấu tranh hoà bình.
"Ở trên thực địa, dù Việt Nam chỉ có chừng 30 tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư, tàu nào cũng hỏng, móp méo, phải vào xưởng sửa chữa 2-3 lần vì bị tàu phía Trung Quốc đâm va nhưng lực lượng chấp pháp vẫn quyết bám trụ với tinh thần dù có thể yếu hơn nhưng vẫn kiên quyết có mặt, bám trụ thực địa để phản đối, đẩy, đuổi người vi phạm" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng: "Kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định để làm ăn".
Cũng theo Thủ trướng, Việt Nam liên tục đấu tranh ngoại giao yêu cầu Trung Quốc phải phải rút giàn khoan. Đến thời điểm này đã có trên 30 cuộc gặp các cấp lãnh đạo được tiến hành giữa hai bên.
Việt Nam cũng thông báo trung thực đến thế giới về hành vi sai trái của Trung Quốc và thiện chí của Việt Nam. Bạn bè quốc tế đã thừa nhận ý chí bảo vệ chủ quyền của Việt Nam là kiên định, không lùi bước. Việt Nam thể hiện rõ thiện chí mong muốn xử lý vấn đề bằng hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế. Và chính nghĩa luôn được ủng hộ khi chưa có lãnh đạo nào trên thế giới tuyên bố việc làm (hạ đặt giàn khoan) của Trung Quốc là nằm trong vùng biển của nước này.
Thủ tướng lưu ý chủ trương tiếp tục duy trì chính sách công khai dư luận nhưng tuyệt đối không dung dưỡng tư tưởng bài Hoa, kích động hận thù dân tộc mà tiếp tục coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trên các lĩnh vực. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là đấu tranh hòa bình, chính nghĩa, đòi hỏi chủ quyền phù hợp luật pháp quốc tế, chủ quyền 200 hải lý.
"Việt Nam không thể vì "tình hữu nghị" mà im lặng, khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Họ dùng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam như thế, ta phải nói nhưng không kích động nhân dân 2 nước Việt Nam - Trung Quốc đối đầu nhau" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng thông tin, lãnh đạo Việt Nam sẽ cân nhắc và quyết định việc sử dụng các biện pháp pháp lý theo luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và lợi ích chính đáng của mình.
10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi để ngư dân đóng tàu vỏ thép
Phiên họp tháng 5 của Chính phủ tập trung bàn thảo những biện pháp ổn định sản xuất, môi trường đầu tư (ảnh: Chinhphu.vn).
Trong chương trình làm việc phiên họp tháng 5, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm với dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản.
Chính sách đưa ra điều kiện cho vay với ngư dân đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần sẽ được sử dụng chính những tài sản này để thế chấp vay vốn. Về vốn vay đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới, ngư dân được vay đến 90% tổng giá trị con tàu trong 10 năm, đóng tàu vỏ gỗ là 70% (gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu) trong thời gian dài. Lãi suất cho vay chỉ 3-5%.
Ngư dân còn được vay vốn lưu động để hoạt động, bao gồm cả tàu khai thác và tàu làm dịch vụ. Cụ thể, các tàu khai thác sẽ được vay vốn lưu động tối thiểu 200 triệu đồng/năm; tàu dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ được vay tối thiểu 500 triệu đồng/năm. Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản có hợp đồng tiêu thụ tối thiểu 1 năm được vay tối thiểu 60% giá trị hợp đồng cung cấp, với lãi suất thấp nhất trong lãi suất cho vay ngắn hạn...
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát tính toán, nguồn lực tài chính thực hiện các chính sách căn cứ trên số đối tượng được hưởng chính trên cơ sở số liệu tàu cá và diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay là 117.116 tàu cá, trong đó có 28.561 tàu cá xa bờ.
Ngân sach nha nươc đầu tư xây dựng hạ tầng cang ca, khu neo đâu tranh tru bao, trạm bờ và trang thiết bị thông tin đầu cuối trên tàu khai thác hai san, ha tâng san xuât giông, nuôi trông thuy san giai đoan 2015-2020 khoảng 20.000 ty đông.
Hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 435 tỷ đồng cho chương trình. Nguồn vốn tín dụng được chuẩn bị10.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất thấp nhất.
P.Thảo
Theo Dantri
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2014 Ngày 29/5, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2014 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2014. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ cho rằng, những diễn biến phức tạp ở Biển Đông khi Trung...