Tuyên bố chung ASEAN kêu gọi chấm dứt hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô của Myanmar hôm nay 11.5 ra Tuyên bố Naypyitaw kêu gọi chấm dứt hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Ảnh: Thục Minh
Lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN hôm nay đã họp một phiên toàn thể và một phiên họp hẹp bàn về nhiều vấn đề còn vướng mắc trong tiến trình đi đến Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên vấn đề biển Đông lại trở thành trọng tâm của Hội nghị lần này khi Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 đặt vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hung hăng tấn công lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ.
Chủ đề “Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng” của Hội nghị lần này rất ngẫu nhiên trở nên phù hợp với tình hình hiện nay trên biển Đông, là đòi hỏi các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết để có các biện pháp duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, cũng như phát huy vai trò trung tâm của ASEAN.
Video đang HOT
Tại các cuộc họp, các lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ quan ngại sâu sắc với diễn biến này và cho rằng đây là hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông cũng như hòa bình và ổn định của khu vực.
Vì vậy, tiếp theo việc các Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố riêng về tình hình biển Đông hiện nay vào hôm qua, các lãnh đạo hôm nay 11.5 cũng phản ánh mối quan tâm này trong Tuyên bố Naypyitaw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Tuyên bố Naypyitaw khẳng định: “Các lãnh đạo ASEAN đồng ý đẩy mạnh hợp tác để Tuyên bố chung của các bên về Quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”.
Các lãnh đạo “đặc biệt kêu gọi các bên liên quan thực hiện kiềm chế và không dùng vũ lực, đồng thời chấm dứt các hành động có thể làm căng thẳng thêm tình hình và sớm tiến tới một bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) như phản ánh trong Nguyên tắc 6 điểm về biển Đông của ASEAN”, Tuyên bố viết.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo ASEAN đã nhât tri thông qua bản tuyên bô riêng ngày 10.5 cua cac Bô trương Ngoai giao vê tình hình biển Đông hiện nay.
“Điều này thê hiên sư đoàn kết, nhât tri cao va vai tro chu đông, trach nhiêm cua ASEAN đôi vơi hoa binh, ôn đinh va an ninh ơ biên Đông noi riêng va cua khu vưc noi chung.
“Có thể thấy, đây la lân đâu tiên sau gân hai thâp niên (kê tư 1995), ASEAN có được môt Tuyên bô riêng vê môt tinh hinh phưc tap đe doa hoa binh, an ninh, an toan hang hai ơ biên Đông”, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định với báo chí về kết quả quan trọng của Thượng đỉnh thứ 24.
Tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có phát biểu chuyển tải thông điệp rõ ràng của Việt Nam về những diễn biến nghiêm trọng hiện nay ở biển Đông. Thủ tướng cho biết: Từ ngày 1.5.2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo UNCLOS năm 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS, và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. “Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông”, Thủ tướng khẳng định. Khẳng định lập trường nhất quán và những đề xuất hết sức xây dựng của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”. Thủ tướng cũng khẳng định mạnh mẽ: “Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế”. “Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Theo TNO
Thượng đỉnh ASEAN trước thách thức biển Đông
Việc TQ ngang ngược đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của VN sẽ khiến Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Myanmar ngày 10 - 11.5 nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa
Trang ngôn luận The Interpreter của Viện Lowy về chính sách quốc tế của Úc ngày 8.5 gọi hành động này của TQ là "nghiêm trọng" và "rõ ràng trái ngược với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)" mà TQ ký với ASEAN năm 2002. Cộng với vụ TQ ngăn cản Philippines tiếp lương thực và nước uống cho binh sĩ đóng tại Bãi Cỏ Mây gần đây và mới nhất là vụ Philippines bắt 11 ngư dân TQ ở Bãi Trăng Khuyết khiến "không khí hội nghị sẽ rất nóng", The Interpreter nhận định.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia theo dõi tình hình an ninh khu vực, tin rằng: "Những hành động của TQ diễn ra ngay trước thềm Hội nghị ASEAN tại Myanmar sẽ khiến vấn đề biển Đông trở thành chủ đề số một trong nghị trình". Ông Thayer gọi hành động của TQ là "cứng rắn một cách hung hăng".
Hội nghị các nguyên thủ ASEAN lần thứ 24 này vì thế được đánh giá là "phép thử" khả năng kề vai nhau của các quốc gia trong khu vực trước một nền kinh tế lớn vốn là đối tác thương mại hàng đầu nhiều nước. Tuy nhiên, có nhiều nghi ngờ về một kết quả khả quan từ hội nghị với thông điệp "Tiến tới thống nhất vì một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng" lần này. Tiến sĩ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định tại một cuộc đối thoại hôm 2.5 ở đảo sư tử: "Nên nhớ Naypyitaw có quan hệ gần gũi và chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nhiều hơn Brunei". Brunei trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2013 đã thúc được TQ tiến hành "tham vấn" về COC với ASEAN.
Tuy vậy, tiến trình đi đến COC sẽ như một người đi trên sa mạc với một ảo ảnh trước mặt, ông Storey ví von. Cái gọi là "tham vấn" về COC, thay vì bắt tay ngay vào đàm phán, khiến nhiều nhà bình luận tỏ ra nghi ngờ về thiện chí của Bắc Kinh.
Trong khi đó, tiến sĩ Lý Minh Giang (Li Mingjiang), một học giả TQ tại Trường nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam của Singapore, thẳng thắn thừa nhận: "TQ dùng chiến thuật câu thời gian trong vấn đề COC". Phát biểu cũng tại cuộc đối thoại hôm 2.5 ở Singapore, ông Lý nói thẳng: "Có một điều đáng nói là một nước lớn như TQ lại không thể giải thích trước thế giới về tuyên bố chủ quyền đường 9 khúc của mình".
Theo TNO
'Có bàn tay con người' trong vụ máy bay mất tích Có lý do đáng tin cậy khiến Mỹ ngày 14.3 dồn lực lượng sang biển Anmadan và Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích hôm 8.3, theo đề nghị của Malaysia. Ảnh minh họa Chiến hạm USS Kidd, được Mỹ điều đến biển Đông từ ngày 9.3 để tìm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích cùng...