Tuyên bố cải cách “lịch sử” giải thưởng Oscar
Hôm qua (22-1), Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, nhà sáng lập giải thưởng Oscar, đã đưa ra cam kết tăng gấp đôi số thành viên hội đồng là phụ nữ và người da màu vào năm 2020 thông qua một kế hoạch hành động táo bạo, đồng thời tước bỏ quyền bình chọn của một số thành viên cũ.
Thông báo này được đưa trong bối cảnh mùa giải Oscar năm nay bị “ném đá” dữ dội bởi số đề cử ít ỏi dành cho các diễn viên hay nhà làm phim da màu.
Cải cách lịch sử
Nam diễn viên Will Smith, đạo diễn Spike Lee và nhiều nghệ sĩ khác cho biết sẽ tẩy chay lễ trao giải Oscar vào ngày 28-2 sắp tới. Vào thứ Năm (21-1), điều lệ chỉnh sửa đối với thành viên Hội đồng thẩm định đã được Hội đồng quản trị nhất trí thông qua. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử 88 năm của Viện Hàn lâm Nghệ thuật điện ảnh. Tuy nhiên, thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến bầu cử cho giải Oscar năm nay. Thành phần hội đồng bất cân đối khi phần lớn thành viên là đàn ông lớn tuổi da trắng đã bị chỉ trích là rào cản công bằng chủng tộc trong giải thưởng danh giá nhất của Hollywood. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình chỉ ra một nguyên nhân khác là do ngành công nghiệp điện ảnh không dành nhiều cơ hội cho người da màu và phụ nữ, phần lớn bị đóng khung trong một số vai diễn nhất định.
Cheryl Boone Isaacs, người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ vị trí Chủ tịch Viện Hàn lâm, đã ca ngợi động thái hôm thứ Sáu là “minh chứng cho vai trò tiên phong của Viện Hàn lâm nghệ thuật trong nền công nghiệp điện ảnh”.
Tượng vàng Oscar
Dù vậy, Ava DuVernay, nhà làm phim da màu đầu tiên được nhận đề cử Quả cầu vàng cho bộ phim về nhân quyền “Selma” vào năm ngoái, cho biết đây chỉ là động thái xoa dịu công chúng trước sức ép dư luận.
“Họ vờ không nghe, không thấy hàng thập kỷ” “Các nghệ sĩ đã đấu tranh hàng thập kỷ cho sự thay đổi của Viện. Chỉ là họ cố tình không nghe, không biết” – Ava viết trên Twitter. Warner Bros, một trong những hãng phim lớn của Hollywood, vài giờ sau thông báo của của giải Oscar, gọi đó là “một bước tiến lớn hướng tới việc mở rộng và đa dạng hóa của Viện Hàn lâm nghệ thuật điện ảnh nói riêng và toàn ngành công nghiệp điện ảnh nói chung”. Nhưng Kevin Tsujihara, Chủ tịch của Time Warner Inc (TWX.N) studio, nói thêm “sẽ có rất nhiều việc phải làm để biến tham vọng này thành sự thật”. Là một phần nỗ lực thúc đẩy đa dạng hóa giới tính và chủng tộc các thành viên, Viện Hàn lâm nghệ thuật điện ảnh cho biết họ sẽ bổ sung thêm ba ghế mới dành riêng cho phụ nữ và người da màu vào hội đồng quản trị. Thêm vào đó, Viện cũng thực hiện “một chiến dịch tìm kiếm và chọn lọc các thành viên từ nhiều quốc gia, sắc tộc trên toàn cầu nhằm đa dạng hóa thành phần hội đồng. Mục tiêu của Hội đồng quản trị là tăng gấp đôi số lượng phụ nữ và các thành viên từ nhiều quốc gia khác nhau của học viện vào năm 2020″. Theo quy định mới hiện hành, quyền bình chọn của mỗi thành viên mới sẽ mất hiệu lực sau 10 năm, trừ trường hợp thành viên có đóng góp tích cực trong 10 năm đó. Quyền bình chọn suốt đời sẽ chỉ được trao sau khi ba nhiệm kỳ 10 năm hoặc nếu thành viên giành được hoặc được đề cử cho giải Oscar. Tương tự, các thành viên hiện tại của hội đồng nếu không hoạt động cho nghệ thuật trong vòng 10 năm sẽ phải có được ít nhất một đề cử cho giải Oscar mới có quyền bình chọn. Quyền lợi của các thành viên này trong Viện vẫn sẽ được giữ nguyên, trừ quyền được bình chọn. “Vấn đề lớn của viện là có rất nhiều thành viên lão làng trong hàng ngũ của họ” – Tom O”Neil, biên tập viên của trang web Gold Derby nói. “Vì vậy đây là một tin chấn động, một bước đột phá rất đáng hoan nghênh”. Trước mắt vẫn chưa ai biết rõ viện sẽ phải tăng bao nhiêu số lượng thành viên là nữ và người da màu hay tước bỏ quyền bình chọn của bao nhiêu thành viên gạo cội để thực hiện được mục tiêu của mình. Danh sách khoảng 6.000 thành viên Viện Hàn lâm chưa bao giờ được tiết lộ công khai, mặc dù theo phát hiện của Los Angeles Times vào năm 2012, có gần 94% thành viên là người da trắng và 77% nam giới. Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ đã phải đối mặt phản đối gay gắt từ dư luận khi tất cả đề cử cho bốn hạng mục diễn xuất của năm nay lại một lần nữa thiếu vắng tên tuổi các diễn viên da màu hay sự thờ ơ của Viện với bộ phim hip-hop “Straight Outta Compton” – vốn được đánh giá cao về chất lượng.
Vũ Phương Thảo (Theo Reuters)
Theo_PLO
Thấy gì qua việc Quốc hội mới của Anh tuyên thệ nhậm chức?
Với các thành viên đảng Bảo thủ chiếm đa số sẽ có thách thức nhưng thuận lợi đối với chính phủ mới của Anh cũng là không nhỏ.
Video đang HOT
Ngày 18/5, các thành viên mới của Quốc hội Anh đã tuyên thệ nhậm chức trước Nữ hoàng Elizabeth II - đánh dấu một nhiệm kỳ mới với các thành viên đảng Bảo thủ chiếm đa số. Thành phần Quốc hội mới như vậy sẽ tác động như thế nào tới việc thực thi các chính sách mới của Thủ tướng David Cameron?
Lợi thế của chính phủ 100% đảng Bảo thủ
Về đối nội, trước hết, đây là một chính phủ hoàn toàn thuộc về đảng Bảo thủ, không còn thành viên nào của Liên minh dân chủ tự do như trước kia nên ông David Cameron có thể thoải mái hơn trong việc theo đuổi những chính sách trước đây vốn e ngại sự cản trở từ các thành viên của LibsDem.
Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng, với việc giành được 333 ghế trong Nghị viện Anh qua cuộc bầu cử vừa rồi, đảng Bảo thủ tuy giành đa số nhưng là một đa số mong manh, chưa đủ sức mạnh áp đảo tại Nghị viện để có thể dễ dàng áp đặt mọi chính sách.
Chưa kể là ngay trong nội bộ đảng Bảo thủ thì cũng có nhiều phe phái khác nhau, như có phe ủng hộ việc rời khỏi Liên minh châu Âu nhưng có phe lại giữ thái độ trung dung...
Đảng Bảo thủ tuy giành đa số nhưng là một đa số mong manh. (Ảnh minh họa: KT) Tác động với chính sách đối ngoại của nước Anh
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả với một chính phủ toàn các thành viên đảng Bảo thủ là nó sẽ tác động ra sao đến chính sách đối ngoại của nước Anh.
Trước hết về mặt quốc phòng, khả năng là sẽ có nhiều thành viên trong nội các mới phản đối xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng liên tục trong nhiều năm qua.
Nước Anh đang cần lấy lại sức mạnh quốc phòng, đặc biệt là Hải quân nhằm đối phó với những thách thức mới về an ninh, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Nga căng thẳng trong thời gian qua và quân đội Anh luôn phải đặt trong tình huống báo động trước các hoạt động của máy bay và tàu ngầm Nga hoạt động gần biên giới.
Nước Anh sẽ ở lại hay ra khỏi EU?
Với một chính phủ mới toàn người của đảng Bảo thủ, Thủ tướng David Cameron sẽ không còn chịu sức ép lớn từ đảng UKIP nhưng sẽ lại phải tìm cách dung hòa các mâu thuẫn về chủ đề này trong nội bộ đảng.
Chỉ có điều chắc chắn, đây sẽ là một trong những ưu tiên lớn nhất của nội các mới của ông David Cameron trong vài năm tới.
Tiếp tục cam kết cải cách lập pháp
Trong Quốc hội mới của Anh, có hai vị trí đáng chú ý là Nữ nam tước Stowell của vùng Beeston tiếp tục đứng đầu Thượng viện, trong khi ông Chris Grayling thay thế cựu Ngoại trưởng William Hague làm lãnh đạo mới của Hạ viện.
Ông Chris Grayling được Thủ tướng Cameron chọn làm lãnh đạo Hạ viện. Ông này sẽ thực thi một trong những nhiệm vụ được xem là quan trọng nhất trong nhiệm kỳ 5 năm tới của chính phủ đảng Bảo thủ, đó là thực thi các cải cách lớn về Hiến pháp, như sự kiểm soát thuế với Scotland hay tăng thêm quyền lực cho các thành viên của Nghị viện.
Với nhân vật Tina Stowell, việc bà tiếp tục đứng đầu Thượng viện, đồng thời còn là một thành viên đầy đủ của nội các cho thấy chính phủ Anh vẫn giữ các cam kết về theo đuổi các cải cách lập pháp liên quan đến các chủ đề gây tranh cãi, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính. Cần nhắc lại là bà Stowell chính là người phụ trách việc thông qua Luật về hôn nhân đồng giới tại Anh.
Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt
Có 3 nhiệm vụ chính trước mắt mà chính phủ của ông David Cameron cần tập trung giải quyết.
Thứ nhất, đó là vấn đề Scotland hay mở rộng ra là việc cải cách Hiến pháp của Vương quốc Anh. Ngay sau khi thắng cử thì ông Cameron đã đến Scotland nhằm bàn thảo với lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland - SNP về chủ đề này.
Xin nhắc lại là trong cuộc bầu cử vừa qua, đảng SNP đã thắng gần như tuyệt đối tại Scotland, giành tới 56/59 ghế Nghị viện, trong khi 2 chính đảng lớn nhất Anh quốc là đảng Bảo thủ và Công đảng chỉ giành được mỗi đảng 1 ghế tại Scotland.
Vì thế, trên lý thuyết thì tuy lập được một chính phủ riêng tại London nhưng đảng Bảo thủ của ông Cameron coi như không hiện diện quyền lực ở Scotland.
Chính điều này, cộng thêm những lời hứa khi tranh cử, buộc ông Cameron phải tính đến việc có những nhượng bộ cho Scotland, cụ thể là việc trao cho vùng đất này sự tự chủ gần như hoàn toàn về thuế.
Tiếp đến, chính phủ của ông Cameron sẽ phải nghiên cứu cải cách Hiến pháp Vương quốc Anh, hiện đang bất cập trong việc thực thi quyền lực giữa Nghị viện Westminster và các Nghị viện tại các quốc gia thuộc Vương quốc Anh như Scotland, Xứ Wales hay Bắc Ireland. Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất khó khăn đối với chính phủ đảng Bảo thủ.
Tiếp đến, chủ đề quan trọng thứ hai là việc tiến hành trưng cầu ý dân về việc Anh quốc có ở lại trong Liên minh châu Âu hay không? Đây cũng là chủ đề gây chia rẽ ở trong nội bộ dân chúng Anh và giữa Anh với Scotland.
Thái độ hiện nay cho thấy ông Cameron muốn Anh vẫn ở lại EU nhưng muốn EU phải bàn thảo lại nhiều hiệp định nhằm tạo ngoại lệ cho nước Anh.
Tiếp theo, các chủ đề quan trọng khác là việc cải cách giáo dục, cắt giảm an sinh xã hội hay cả một chủ đề rất cụ thể là việc có mở rộng sân bay Heathrow ở London hay không.
Phát triển kinh tế - Nhiệm vụ không dễ dàng
Điều hành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Anh quốc luôn luôn là điều không dễ dàng.
Dù đã lập được chính phủ chỉ toàn người của đảng Bảo thủ nhưng trước mặt ông David Cameron và các cộng sự của mình là những chủ đề rất hóc búa như cải cách Hiến pháp, vấn đề Scotland hay trưng cầu ý dân về EU...
Có thể có rủi ro về mặt chính trị
Chưa kể, sau khi chiến thắng thì chính phủ của ông Cameron sẽ phải ngay lập tức chú ý đến tình hình kinh tế đang có dấu hiệu chững lại của Vương quốc Anh, như tăng trưởng quý I năm 2015 chỉ bằng một nửa quý IV/2014.
Thách thức giữ được tăng trưởng ở mức đến 2,6%/năm như năm 2014 là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, xét tổng thể, chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua và việc có một chính phủ 100% của đảng Bảo thủ là một chỗ dựa rất lớn đối với nội các mới của ông David Cameron. Tuy sẽ có thách thức nhưng thuận lợi đối với chính phủ mới của Anh cũng là không nhỏ chút nào./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Xuất khẩu quốc phòng Pháp tăng kỷ lục sau thương vụ Mistral Bất chấp dư luận tiêu cực do thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ, ngành xuất khẩu quốc phòng Pháp năm 2015 vẫn tăng gấp đôi so với năm 2014. Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) vừa đưa ra số liệu thống kê trong năm 2015, Pháp đã có hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu...