Tuyên án vụ cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu yến lớn nhất từ trước đến nay
Ngày 26.8, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lần 3, tuyên án vụ cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu yến có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Các bị cáo về trại giam sau khi nghe tuyên án
Theo đó, Võ Ngọc Phượng (42 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM, chủ hộ kinh doanh yến sào Phúc Thịnh) 18 năm tù cộng với 4 năm tù tòa Tây Ninh tuyên trước đó; Lữ Chí Hào (30 tuổi, nhân viên giao hàng của Phượng) 14 năm tù; Nguyễn Trung Công (33 tuổi, ngụ Hà Nội, nguyên Đội trưởng Đội Tài liệu và hướng dẫn chất xếp, Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Tổng công ty hàng không Việt Nam) 2 năm án treo cùng về tội “buôn lậu”.
Trong nhóm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Nguyễn Quang Hưng (41 tuổi, ngụ Hà Nội, nguyên Đội phó Đội Thủ tục hành lý nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài) và Nguyễn Minh Đức (37 tuổi, nhân viên của Hưng, cùng ngụ Hà Nội) đều bị tuyên 3 năm tù.
Theo cáo trạng, từ năm 2008, Phượng bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ mặt hàng yến nuôi trong nước tại một sạp ở chợ Bình Tây (quận 6, TP.HCM). Tháng 9.2009, Phượng bị Công an huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) bắt quả tang và bị tòa tỉnh Tây Ninh tuyên phạt 4 năm tù về tội “buôn lậu”.
Trong thời gian xin tạm hoãn thi hành án, Phượng mở cửa hàng kinh doanh yến sào Phúc Thịnh, chuyên bán yến huyết nhập về từ nước ngoài.
Từ năm 2010, Phượng móc nối với một số người Malaysia, Indonesia. Khi có hàng, họ sẽ báo cho Phượng sang Malaysia, Indonesia xem. Sau đó, Phượng chỉ đạo Hào cùng 6 nhân viên khác thay nhau vận chuyển yến lậu về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài về cho Phượng. Toàn bộ chi phí do Phượng bỏ ra.
Từ ngày 20.5.2011 – 23.7.2012 Phượng nhập lậu 63 chuyến hàng có hơn 6 tấn yến sào trị giá hơn 63 tỉ đồng về Việt Nam tiêu thụ.
Video đang HOT
Để mang hàng qua khỏi cửa khẩu sân bay, Phượng móc nối với Hưng, Đức, là những cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài, giúp cho việc vận chuyển qua cổng kiểm soát mà không khai báo hải quan. Từ ngày 13.9.2011 đến ngày 17.9.2012 Hưng và Đức tiếp tay cho Phượng, nhập lậu 47 chuyến với hơn 3,7 tấn yến, trị giá gần 30 tỉ đồng.
Mỗi vali nhập lậu, Đức lấy 400 USD-600 USD/va li. Khi nhận hàng, Phượng đưa tiền trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân cho Đức tổng số tiền hơn 2,4 tỉ đồng, Đức chia cho hưng hơn 1,7 tỉ đồng.
Tháng 9.2012, Đức thôi không giúp Phượng nữa nên Phượng tìm và nhờ Công. Lợi dụng sự quen biết của mình để nhờ cán bộ hải quan sân bay Nội Bài giúp Phượng nhập lậu 6 vali có trọng lượng 90 kg yến trị giá 450 triệu đồng. Tổng số tiền thu lợi của Công là hơn 326 triệu đồng nhưng đã khắc phục hậu quả.
Ngày 19.12.2014, khi Lữ Chí Hào vừa mang 4 kiện hàng yến từ Malaysia về sân bay Tân Sơn Nhất thì bị trinh sát của Bộ Công an phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) bắt giữ.
Tại tòa, các bị cáo đều khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Tin, ảnh: Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Nguyên trưởng công an huyện phủ nhận ăn chặn kỳ trầm
Bị cái buộc ăn chặn trầm kỳ của người dân để ăn chia 4,3 tỷ đồng, nguyên trưởng Công an huyện Khánh Sơn liên tục kêu oan.
Ngày 14/8, VKS Khánh Hòa đề nghị TAND cùng cấp tuyên phạt Nguyễn Thành Trung (nguyên trưởng Công an huyện Khánh Sơn) mức án 7-8 năm tù về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Ở tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Nguyễn Hồng Hà (cựu đội trưởng CSGT) bị đề nghị 6-7 năm tù; Vũ Anh Trung (nguyên đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế - môi trường) 5 năm 6 tháng tù; Trần Lệ Kiên (nguyên đội phó Cảnh sát thi hành án hình sự - hỗ trợ tư pháp) 5-6 năm tù; Luân Văn Nam 2-3 năm tù.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Xuân Ngọc
Theo hồ sơ vụ án, tháng 9/2012, hàng nghìn người kéo về rừng Gộp Ngà, thôn Ma O, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đào trầm gây mất an ninh trật tự. UBND huyện thành lập đội liên ngành do công an huyện làm thường trực, ngăn chặn dòng người đổ về. Tuy nhiên, một số thành viên của đội liên ngành làm ngơ cho phu trầm khai thác, thoả thuận ăn chia 50:50 nếu đào được trầm hương.
Cuối tháng đó có nhóm người đào được 1,5 kg trầm nên các thành viên trong đội tới lấy đem bán, hứa chia đôi. Nhiều ngày sau, phu trầm không nhận được tiền đã làm đơn tố cáo 3 công an trong Đội liên ngành gồm Vũ Anh Trung, Nguyễn Hồng Hà và Trần Lệ Kiên. Vào cuộc điều tra, ngày 4/4/2014 Công an Khánh Hòa bắt giam 3 công an này đồng thời mở rộng điều tra đến ông Nguyễn Thành Trung và Luân Văn Nam.
Đến tháng 6/2014, TAND huyện Khánh Sơn tuyên phạt nguyên trưởng công an huyện Nguyễn Thành Trung 10 năm tù; Nguyễn Hồng Hà và Vũ Anh Trung mỗi người 5 năm 6 tháng tù; Trần Lệ Kiên 5 năm tù; Luân Văn Nam 3 năm tù.
Hồi tháng 9/2014, xử phúc thẩm, TAND Khánh Hòa đã hủy án, trả hồ sơ điều tra lại do có nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Ông Trung phủ nhận cáo buộc của cơ quan điều tra.
Nguyên trưởng Công an huyện Khánh Sơn kêu oan tại tòa. Ảnh: Xuân Ngọc
Trong phần tranh luận hôm nay, ông Trung tiếp tục cho rằng VKSND Khánh Hòa truy tố mình tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, là oan. Bị cáo Trung đưa ra bằng chứng ngoại phạm là đã ngồi nhậu với những người bạn ở TP Cam Ranh 18h-22h ngày 27/9/2012, sau đó về nhà chứ không tới quán cà phê ở thị trấn Tô Hạp để tham gia bàn bạc bán kỳ trầm và thỏa thuận chia tiền.
Ông Trung cũng cho rằng đã chuyển công tác qua Trại giam Công an Khánh Hòa nhưng cáo trạng kết luận sử dụng ảnh hưởng bản thân để cấp dưới đưa kỳ nam thu giữ từ người dân mang đi bán, là không thỏa đáng.
Luật sư bào chữa cho bị cáo cũng cho rằng chưa có cở sở xác định hai khúc gỗ người dân đào được là kỳ trầm. Do vậy không thể khẳng định thân chủ ăn chặn, tham gia bàn bạc, chia tiền bán được. Ngoài ra, cơ quan điều tra chưa giám định xác định giá trị tài sản trong vụ án.
Đại diện VKSND Khánh Hòa bác bỏ bằng chứng ngoại phạm của bị cáo Nguyễn Thành Trung. Ảnh: Xuân Ngọc
Theo VKS, tất cả các lời khai của nhân chứng cũng như quá trình điều tra cho thấy Thành Trung bàn bạc xong việc bán kỳ trầm thì tới quán nhậu. Bị cáo trực tiếp mang đoạn trầm kỳ thứ 2 đi bán, sau đó dùng số điện thoại thông báo Vũ Anh Trung, Nguyễn Thành Trung.
Noi lơi sau cung, các bị cáo đều thừa nhận đã phạm tội lợi dụng nhiệm vụ được giao để ăn chặn trầm kỳ người dân đào được. Riêng nguyên trưởng công an huyện Khánh Sơn mong HĐXX xem xét thấu đáo những lời kêu oan của mình.
Ngày 17/7 toà sẽ tuyên án.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Công an 'ăn chặn' trầm: Nguyên trưởng công an huyện nói 'không dính líu' Sáng 12.8, TAND tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử sơ thẩm (lần 2) vụ cán bộ công an 'ăn chặn' trầm xảy ra trên địa bàn huyện Khánh Sơn hồi tháng 9.2012. Các bị cáo tại tòa sáng 12.8 Trước đó, sáng 22.7, phiên tòa phải hoãn vì các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thành Trung (nguyên trưởng công...