Tuyên án nhóm đối tượng mua bán hoá đơn trái phép quy mô lớn
Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang được xác định là người có vai trò cầm đầu, thành lập 41 “ công ty ma”, trong đường dây mua bán, in ấn trái phép hóa đơn có quy mô lớn, doanh số hóa đơn xuất khống hàng ngàn tỷ đồng.
Sau một tuần xét xử vụ án “in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế”, chiều 8/7, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Hoàng Đặng Trần Mỹ Trang cùng em ruột là Hoàng Ngọc Phượng Trân cùng 37 bị cáo đồng phạm. Trong đó, Trang, Trân và bị cáo Ngô Thị Bích Thủy bị truy tố về tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn”. Các bị cáo còn lại bị truy tố về các tội danh “Mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế”.
HĐXX đã tuyên phạt Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang (SN 1973, ) 5 năm tù; Hoàng Ngọc Phượng Trân (em gái Mỹ Trang, SN 1981) 4 năm tù; Ngô Thị Bích Thuỷ (SN 1977) 4 năm 6 tháng tù về tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn”.
Ngoài ra, 36 đồng phạm liên quan trong việc thực hiện hành vi phạm tội của Mỹ Trang bị phạt từ 100 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng. Mức án cho nhóm này từ 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, đến 4 năm tù về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế”. Một số bị cáo bị phạt bổ sung từ 10 – 50 triệu đồng.
Video đang HOT
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc các bị cáo có trách nhiệm nộp lại các khoản tiền đã thu lợi bất chính, đồng thời tiếp tục kê biên một số xe ôtô, bất động sản đang tạm kê biên, để đảm bảo việc thi hành án của các bị cáo.
Từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2023, Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang đã trực tiếp tổ chức, điều hành đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khống, cho nhiều cá nhân, pháp nhân cư trú hoặc có trụ sở tại nhiều tỉnh thành trên phạm vi cả nước để thu lợi bất chính.
Trang cũng đã chỉ đạo Ngô Thị Bích Thủy thành lập mới, thay đổi nhiều pháp nhân công ty không thực hiện hoạt động kinh doanh và tài khoản ngân hàng tương ứng, để thực hiện thanh toán. Sau đó, bị cáo Trạng chỉ đạo bị cáo Hoàng Ngọc Phượng Trân sử dụng các pháp nhân, công ty này xuất bán hàng chục ngàn hóa đơn GTGT khống cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Bị cáo Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang đã tổ chức thành lập mới, thay đổi, mua lại tổng cộng 41 pháp nhân và sử dụng các pháp nhân này xuất bán 35.273 hóa đơn GTGT khống, với tổng giá trị trên hóa đơn trước thuế GTGT trên 4.000 tỷ đồng. Số tiền thu lợi bất chính từ 1,5% đến 2%/giá trị trên hóa đơn trước thuế GTGT, lên đến 80 tỷ đồng
Gây thất thoát hàng chục tỷ đồng, các cựu lãnh đạo RESCO cùng nhau ra tòa
Ngày 4/7, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - trách nhiệm hữu hạn một thành viên (RESCO) gấy thất thoát hơn 45 tỷ đồng.
Các bị cáo trong vụ án này nguyên là các lãnh đạo RESCO gồm Nguyễn Tín Trung (SN 1956, nguyên Chủ tịch HĐTV RESCO), Nguyễn Phước Ngọc (SN 1963, nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Quản lý nhà TP, nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐTV RESCO), Đỗ Văn Phúc (nguyên thành viên HĐTV RESCO), Trần Công Đức (nguyên thành viên HĐTV RESCO), Nguyễn Thị Thúy Hằng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc 8, nguyên thành viên HĐTV RESCO), Võ Hữu Hải (nguyên thành viên HĐTV RESCO), Hoàng Hải Đăng (nguyên Phó tổng giám đốc RESCO), Nguyễn Đình Phú (nguyên Phó tổng giám đốc RESCO) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo cáo trạng, năm 2010, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn chuyển đổi thành Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (RESCO). Cùng năm này, UBND TP Hồ Chí Minh có công văn chấp thuận chủ trương giao RESCO thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Rạch Ụ Cây, thuộc quận 8 TP Hồ Chí Minh.
Để có nguồn vốn thực hiện dự án, UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho RESCO chuyển mục đích sử dụng 15 mặt bằng nhà, đất để cấn trừ vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án Rạch Ụ Cây.
Tuy nhiên, sau khi được bàn giao các mặt bằng, RESCO không đầu tư khai thác kinh doanh mà chuyển nhượng lại các mặt bằng. Cụ thể vào năm 2013, RESCO đã chuyển nhượng mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt cho Công ty Cổ phần Địa ốc 7 (có 20% vốn của RESCO) với giá hơn 38 tỷ đồng; chuyển nhượng mặt bằng 682 Hồng Bàng cho Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Nam Việt (có 20% vốn của RESCO) với giá hơn 22 tỷ đồng vào năm 2016.
Quá trình chuyển nhượng, RESCO không thông qua đấu giá, không đúng với chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh. Trước khi chuyển nhượng không thẩm định giá theo thị trường, dẫn đến thất thoát cho RESCO tại thời điểm chuyển nhượng gần 4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, RESCO còn chuyển nhượng mặt bằng Trung tâm thương mại Bình Đăng cho Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5, gây thất thoát hơn 41 tỷ đồng.
Sau khi RESCO chuyển nhượng 3 mặt bằng trên thì Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố đã làm thủ tục cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định cho 3 công ty trên.
Sau đó, Công ty Cổ phần Địa ốc 7, Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Nam Việt đã chuyển nhượng các mặt bằng này cho các cá nhân. Đến nay các tài sản này không còn thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Riêng Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 đã cổ phần hóa 99,78% của RESCO đối với mặt bằng Trung tâm thương mại Bình Đăng.
Phiên tòa diễn ra trong 2 ngày, 4 và 5/7
Đối tượng cầm đầu vụ vận chuyển gần 6kg ma túy lĩnh án tử hình TAND tỉnh Điện Biên tuyên phạt Lường Văn Quý 18 năm tù, Lò Văn Hải mức án chung thân, Lò Văn Long mức án tử hình trong vụ vận chuyển 5,9kg ma túy. 3 bị cáo tại tòa. Ngày 2/7, TAND tỉnh Điện Biên mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "Mua bán trái phép chất ma túy" đối với 3 bị...