Tuyên án 28 bị cáo trong đường dây đánh bạc qua trang web Fun88
Ngày 9/5, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án 28 bị cáo trong đường dây đánh bạc qua trang web Fun88.
Giao diện trang web đánh bạc trực tuyến trái phép Fun88
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo cầm đầu là Phạm Huy Toàn (Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông FAM, sinh năm 1977, quê quán Hà Nội) mức án 4 năm tù về tội “Tổ chức đánh bạc.”
24 bị cáo khác nhận mức án từ 9 tháng tù cho đến 1 năm 6 tháng tù về tội “Đánh bạc.”
Ngoài ra còn có 3 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự do áp dụng điều luật mới của Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Đánh bạc.”
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2014, núp bóng công ty truyền thông, Phạm Huy Toàn đã chỉ đạo 10 nhân viên mở 58 tài khoản tại các ngân hàng để làm tài khoản đại diện cho Fun88, nhận và chuyển hơn 300 tỷ đồng tiền đánh bạc.
Video đang HOT
Phạm Huy Toàn là người trực tiếp thoả thuận, giao dịch với các đối tượng tổ chức đánh bạc trên trang web Fun88.
Thông qua việc mở tài khoản để rút và chuyển tiền đánh bạc, Toàn thu lợi bất chính 726 triệu đồng.
Cũng trong thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2014, 27 bị cáo còn lại đã lập tài khoản thành viên trên trang web Fun88 và mở tài khoản ở các ngân hàng để giao dịch chuyển tiền, rút tiền đánh bạc.
Các bị cáo đánh bạc dưới các hình thức cá độ bóng đá hoặc chơi các trò chơi trực tuyến của trang web này với số tiền giao dịch trên các tài khoản rất lớn; các giao dịch này thực hiện trong thời gian dài.
Tại phiên tòa, Toàn thừa nhận việc chuyển tiền đánh bạc và cá cược trên trang web Fun88 để hưởng hoa hồng.
Toàn khai rằng mình là người trực tiếp thoả thuận, giao dịch với các đối tượng tổ chức đánh bạc trên trang web Fun88 và một số trang web khác qua hai người phụ nữ tên Thủy và Hoàng Anh.
Toàn không biết địa chỉ, họ tên thật của Thủy và Hoàng Anh nên hai đối tượng này vẫn đang được cơ quan chức năng truy tìm.
Các bị cáo còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội theo cáo trạng đã nêu.
Theo Vietnam
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cả 6 bị cáo vụ nhận hối lộ từ JTC đều kháng cáo
Chiều 13/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của cả 6 bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban Quản lý các Dự án đường sắt - gọi tắt là RPMU, thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam).
6 bị cáo này gồm: Phạm Hải Bằng (sinh năm 1969, nguyên Phó Giám đốc RPMU), Nguyễn Nam Thái (sinh năm 1977, nguyên Trưởng phòng thực hiện Dự án 3, RPMU), Trần Văn Lục (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc RPMU), Trần Quốc Đông (sinh năm 1964, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc RPMU), Phạm Quang Duy (sinh năm 1975, nguyên Phó Giám đốc RPMU).
Trong đơn kháng cáo, cả 6 bị cáo đều xin được Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, do các bị cáo mới phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, nhận thức được sai phạm, thái độ khai báo thành khẩn, có ý thức khắc phục hậu quả, bản thân đã có nhiều cống hiến trong hoạt động của ngành đường sắt.
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Số tiền các bị cáo nhận hỗ trợ từ nhà thầu JTC không liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện dự án; phần lớn đã được các bị cáo chi phí, sử dụng cho việc triển khai thực hiện dự án và sử dụng chung cho tập thể... Toàn bộ 6 đơn kháng cáo này sẽ được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tập hợp cùng hồ sơ vụ án để chuyển lên Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao để xem xét, đưa ra xét xử theo thẩm quyền.
Trước đó, trong 2 ngày 26,27/10/2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án này và tuyên án phạt các bị cáo: Phạm Hải Bằng lĩnh án 12 năm tù, Nguyễn Nam Thái lĩnh án 11 năm tù, Phạm Quang Duy bị phạt 8 năm 6 tháng tù, Trần Quốc Đông và Nguyễn Văn Hiếu cùng lĩnh 7 năm 6 tháng tù, Trần Văn Lục bị phạt 5 năm 6 tháng tù về cùng tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Điều 281, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.
Bản án sơ thẩm kết luận: Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, Phạm Hải Bằng (Phó Giám đốc RPMU), Chủ nhiệm dự án "Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 01), giai đoạn 1" đã trực tiếp thỏa thuận với đại diện nhà thầu JTC (Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản), để nhà thầu hỗ trợ kinh phí cho RPMU sử dụng vào mục đích liên quan đến thực hiện dự án và đã được nhà thầu JTC đồng ý hỗ trợ.
Tổng số tiền các nhân viên nhà thầu JTC chuyển cho Bằng, Thái và Duy trong khoảng thời gian nói trên là khoảng 11 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này đã được các bị cáo sử dụng chi phí cho lễ ký kết hợp đồng, chi tiếp khách, hội họp, đi lại, lễ tết, làm ngoài giờ... để vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
Tòa cấp sơ thẩm cũng nhận định, hành vi của các bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là có căn cứ. 6 bị cáo đều là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước, hưởng lương nhưng vì động cơ cá nhân đã sách nhiễu để yêu cầu phía JTC nhiều lần đưa tiền.
Các bị cáo không thực hiện nghiêm túc hợp đồng, chưa kiểm soát chất lượng công trình, chứng từ... Khi mới thực hiện được 45, 47% hợp đồng nhưng vẫn ký giải ngân, thanh toán hết 15 hóa đơn cho nhà thầu. Không làm đúng đạo đức, ứng xử trong đấu thầu. Đây là hành vi vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
TheoTTXVN/baotintuc.vn
ANZ, HSBC tại Việt Nam bị khách Ukraine rút tiền bất hợp pháp Người đàn ông quốc tịch Ukraine đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù giam vì đã lợi dụng mạng internet rút tiền bất hợp pháp của HSBC và ANZ. Tổng số tiền mà Serhiy đã rút từ các máy ATM của ANZ và HSBC tại Việt Nam là 174,3 triệu đồng Theo tài liệu truy...