Tuyển 2.100 lao động:Nhà thầu chịu áp lực từ…Trung Quốc?
- “Trợ cấp tài chính của chính phủ Trung Quốc lệ thuộc vào số lượng nhân công được đưa ra nước ngoài lao động”.
Trung Quốc hỗ trợ tiền theo số công nhân xuất ngoại
Đó là nhận định của Tiến sĩ Trần Đại Phúc – chuyên gia cao cấp điện hạt nhân, giờ đây đang là chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 10/7, ông Phúc cho hay: “Về vấn đề nhà máy nhiệt điện tôi cũng không tham gia nhiều, nhưng qua thời gian nghiên cứu tôi được biết ở Trung Quốc nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính cho các công ty Trung Quốc nào thắng thầu và đưa được nhiều công nhân TQ ra nước ngoài để thi công”.
Trà Vinh cấp phép 2.100 lao động TQ: Không thể chấp nhận!
Theo phân tích của ông Phúc thì các công ty sẽ nhờ số tiền hỗ trợ tài chính của chính phủ Trung Quốc để thực hiện các dự án, mà số tiền được đầu tư lại lệ thuộc vào số lượng nhân công được đưa ra nước ngoài thi công.
Thông tin chính thức từ Chủ đầu tư EVN, dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3 do Liên danh Nhà thầu CHENGDA – DEC – SWEPDI – ZEPC làm tổng thầu EPC, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 3 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công (bao gồm phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công).
Trong đó có nhà thầu của TQ, thậm chí tổng mức đầu tư dự án là gần 30 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị gói thầu EPC là hơn 22 nghìn tỷ đồng gồm 85% vốn vay của Tổ hợp các ngân hàng: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) – Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) – Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), 15% giá trị còn lại là vốn đối ứng của EVN.
Tuyển dụng lao động TQ vì nhà thầu thi công chịu áp lực từ cơ chế vốn đầu tư
Chính vì vậy, ông Phúc nhấn mạnh: “Do đó các công ty Trung Quốc rất dễ thắng thầu trên các thị trường Châu Á, châu Phi”.
Nhìn nhận vào sự việc thực tế Công ty China Chengda Engineering vừa tuyển trên 2.100 người lao động Trung Quốc làm việc tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, tỉnh Trà Vinh, mà cho rằng là tuyển lao động kỹ thuật cao và chuyên gia, ông Phúc khẳng định trong số 2100 công nhân thì có chừng 10% chuyên gia, còn phần đông là các công nhân phổ thông.
Đặc biệt, ông còn chỉ rõ: “Những công nhân này phải được quản lý một cách chặt chẽ với một văn hóa bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của các công ty Trung Quốc”.
GS Cao Chi cũng đồng tình với quan điểm và những lo ngại của TS Trần Đại Phúc, ông cho hay: “Nên chọn lao động VN hơn vì như vậy mình vừa an toàn về mặt chính trị, lại đạt mục đích đào tạo cho lao động VN nâng cao tay nghề, cũng như kinh nghiệm xây dựng nhà máy nhiệt điện”.
Video đang HOT
Sao phải tuyển lao động Trung Quốc?
Bên cạnh đó, ông Phúc cũng nhìn nhận ở một góc độ khác: “Trong khi công nhân VN có thể đáp ứng mà lại tuyển lao động Trung Quốc là bất hợp lý. Chẳng qua công ty Shenda viện cớ là công nhân VN không đáp ứng tiêu chuẩn, và vì lý do trợ cấp tài chính của chính phủ Trung Quốc lệ thuộc vào số lượng nhân công được đưa ra nước ngoài thi công”.
Theo quan điểm của ông Phúc thì vì do luật lệ VN nhiều kẽ hở, nên mới xảy ra tình trạng như ở Trà Vinh.
Trừ khi chúng ta có thể giám sát chặt chẽ, ông phân tích: “Lúc Trung Quốc mua hai nhà máy điện hạt nhân của Pháp trong thập niên 80 trong quá trình xây dựng, phần lớn là các công nhân phổ thông TQ, nhưng với sự kiểm soát chặt chẽ của các chuyên gia Pháp, tôi cũng trực tiếp tham gia. Điều hành thi công được ghi chốt chặt chẽ trong hồ sơ bao đấu thầu. Nếu làm được như vậy thì hãy tuyển lao động nước ngoài”.
Cấp phép 2.100 lao động TQ: Vì phụ thuộc nguồn vốn TQ?
GS Cao Chi cũng nhìn nhận theo góc độ, nếu như đầu tư của VN thì tội gì phải tuyển lao động Trung Quốc bởi lao động nhiệt điện của chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm khi xây dựng vì đã có biết bao nhà máy được chúng ta đưa vào hoạt động mà đâu có cần lao động Trung Quốc?
Theo GS Cao Chi thì những công nhân đưa vào các nhà máy nhiệt điện lao động đều phải được đào tạo trong 1 thời gian nhất định mới được vào làm việc.
Ông đặt ra câu hỏi: “Sao không coi đây như là một môi trường để có thể huấn luyện, đào tạo lao động của chúng ta sẽ tốt rất nhiều về nhiều mặt, công nhân lao động được nâng cao tay nghề, nâng cao kiến thức, tạo nền tảng cho sự phát triển đội ngũ sau này”.
Trước đó, ông Trần Trí Dũng – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh gay gắt phản đối việc làm này: “Chúng tôi cũng đang phải kiểm tra lại công nhân kỹ thuật cao mà bên phía Sở đưa ra là sao. Kỹ thuật cao là cái gì, theo tôi hiểu thì làm gì có phải cao hay không, nói là cao nhưng có cao thật không”.
Chính vì vậy, ông Dũng đưa ra quan điểm: “Chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với việc tuyển dụng như này. Đáng lẽ đầu tiên phải ưu tiên lao động Trà Vinh trước, Trà Vinh không có thì tìm lao động trên cả nước, cả nước không có thì mới chấp nhận lao động nước ngoài”.
Tuyển dụng lao động TQ: Vì phụ thuộc nguồn vốn
Trước đó, trao đổi với Đất Việt, Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cũng cho hay: “Chuyện tuyển dụng hơn 2000 lao động là người TQ, tôi chắc chắn liên quan đến người đứng ra tuyển dụng đằng sau và chủ đầu tư – đơn vị đầu tư nhiều về nguồn vốn, công ty cung cấp thiết bị, chắc hẳn sẽ là người TQ”.
Chính vì vậy, nếu nói công nhân, lao động trong nước không đáp ứng được là không đúng, bởi theo ông Long, thông thường, số lao động trong nước có nhiều công trình khó vẫn đáp ứng được, chủ yếu là ai đứng ra tuyển, tiêu chí ra sao?
Thanh Huyền
Theo_Báo Đất Việt
Đưa con ra nước ngoài tiêm vắc xin
Trước tình trạng hàng loạt cơ sở y tế tại VN hết các loại vắc xin dịch vụ như 5 trong 1, 6 trong 1... một số gia đình đã đưa trẻ sang nước ngoài để được tiêm ngừa những loại này.
Nhiều bác sĩ nhận định từ khi một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem - một loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều bà mẹ đã không cho trẻ tiêm loại vắc xin này mà chọn tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nhu cầu tiêm vắc xin dịch vụ tăng cao thời gian qua dẫn đến tình trạng thiếu một số loại vắc xin.
Vì quá lo lắng
Lo lắng cho sức khỏe của trẻ, nhiều bà mẹ chạy đôn chạy đáo khắp các cơ sở y tế tại TP.HCM nhiều tháng nay nhưng vẫn không tìm ra nơi nào có vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ, ngừa sáu bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ do Hib) hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp ngừa năm bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib).
Cuối cùng, nhiều gia đình có con nhỏ đã đưa con sang những nước xung quanh để được tiêm vắc xin.
Giữa tháng 6/2014, chị L.P., ở quận 3, TP.HCM, đã đưa con 4 tháng tuổi qua Singapore để tiêm vắc xin 6 trong 1. Chị L.P. cho biết tổng cộng tiền vé máy bay, ăn uống, chi phí đi lại ba ngày ở Singapore của hai mẹ con chị hết gần 9 triệu đồng, đó là chưa tính tiền thuê phòng vì mẹ con chị ở nhờ người bạn.
Trước đó, ở Việt Nam chị L.P. đã bế con đi khắp các bệnh viện, dò hỏi trung tâm y tế dự phòng các quận huyện để tìm vắc xin 6 trong 1 nhưng vô vọng.
"Mũi thứ ba của bé là tháng 8 tới, nếu trong nước vẫn chưa có vắc xin, tôi sẽ tiếp tục sang Singapore dù tốn kém" - chị L.P. thở dài.
Từ khi một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem nhu cầu tiêm vắc xin dịch vụ tăng cao. Nhiều gia đình đưa con ra nước ngoài để được tiêm vắc xin.
Chị H.L., 30 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM, lại đưa con sang Bệnh viện quốc tế Bumrungrad, Bangkok, Thái Lan để chích ngừa vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim).
Bệnh viện này có tiêm trọn gói các loại vắc xin cho trẻ từ 1-18 tháng tuổi với giá 9.600 baht (gần 6,2 triệu đồng, chưa bao gồm phí gặp bác sĩ và phí khác), lịch tiêm chủng giống lịch tiêm chủng của Việt Nam.
Tuy nhiên, chị H.L. chỉ có nhu cầu tiêm mũi 5 trong 1 và đóng gần 2 triệu đồng cho một mũi tiêm, kèm phí tư vấn bác sĩ.
Vừa đưa con 6 tháng tuổi tiêm vắc xin 6 trong 1 từ Singapore về, anh T.H., 34 tuổi, ở quận 7, TP.HCM so sánh giá tiêm vắc xin tại Singapore không nhỉnh hơn nhiều so với giá tiêm vắc xin tại các bệnh viện quốc tế ở Việt Nam, có loại khoảng 1-2 triệu đồng/mũi, có loại 3 triệu đồng/mũi.
Tuy nhiên, tổng chi phí một chuyến sang tận Singapore để tiêm vắc xin sẽ tốn kém hơn nhiều. Anh T.H. đã phải trả 240 SGD (tương đương 4 triệu đồng) cho một mũi tiêm ngừa gồm phí gặp bác sĩ 1 triệu đồng, phí tiêm mũi 6 trong 1 gần 3 triệu đồng.
Chị Châu Đỗ, người Việt Nam sống ở Singapore, từng cộng tác phiên dịch tại một số bệnh viện Singapore, cho biết thời gian gần đây lượng người Việt Nam sang Singapore tiêm vắc xin cho con đông bất ngờ.
"Tôi đặt lịch hẹn giúp các gia đình, họ thường bế con đi tiêm vào dịp cuối tuần, cũng có người tranh thủ đi công tác, du lịch kết hợp tiêm vắc xin cho con. Chi phí cho những chuyến đi này không nhỏ, nhưng vì quá lo lắng nên nhiều gia đình vẫn đưa con qua đây" - chị Châu Đỗ nói.
Nên cân nhắc kỹ
PGS.TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết hiện nay "du lịch phòng chữa bệnh" là một trào lưu trên thế giới, kể cả Việt Nam. Chích ngừa là một trong những dịch vụ y tế nên cũng không nằm ngoài trào lưu này.
Tuy nhiên khi có ý định đưa trẻ sang nước ngoài tiêm phòng, người dân nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định chứ không thể có lời khuyên tối ưu chung cho mọi trường hợp.
Các vắc xin, công thức, lịch tiêm, đường tiêm trước khi được phép sử dụng tại Việt Nam đều được đánh giá trên người Việt Nam.
Trong khi đó, mặc dù các công thức, lịch tiêm vắc xin sử dụng ở nước ngoài phần lớn có thể tương tự nhưng trong một số trường hợp cụ thể có thể không phù hợp với các chủng tác nhân gây bệnh phổ biến ở Việt Nam, cũng như có thể ảnh hưởng bởi yếu tố chủng tộc.
Việc đưa trẻ nhỏ di chuyển dài còn làm tăng nguy cơ phơi nhiễm của trẻ... Ngoài ra, sau khi tiêm phòng, trẻ cần theo dõi ít nhất 24 giờ và khi nghi ngờ trẻ có phản ứng sau tiêm phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Đây cũng là một trở ngại về thời gian, chi phí... khi trẻ sang nước ngoài chủng ngừa. Hơn nữa, ở mỗi quốc gia đều có sự khác biệt về hệ thống nên việc quản lý lịch sử chủng ngừa sẽ có hạn chế nhất định.
Khi vì lý do nào đó mà trẻ không thể thực hiện chủng ngừa các liều nhắc lại, như bị bệnh cấp tính hay thị trường thiếu vắc xin, cha mẹ cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc đã chỉ định cho các liều trước đây để được hướng dẫn lịch chủng ngừa thay thế, đặt hẹn lại cho các liều tiếp theo và luôn nhớ lưu lại phiếu lịch sử tiêm phòng của trẻ.
Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý bỏ liều hoặc thay thế vắc xin mà không có chỉ định của thầy thuốc.
Theo Tuổi trẻ
Vợ Dương Chí Dũng đuổi theo xe chở chồng khi rời tòa Trong giây phút ngắn ngủi khi lực lượng chức năng dẫn giải Dương Chí Dũng ra xe chở phạm nhân, bà Phương chỉ kịp nhìn chồng mà không thể nói với nhau lời nào. Ngày 22/5, TAND Tối cao mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài". Tại...